Trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 1 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 1 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 1 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Ôn tập tổng hợp cuối học kì 1

Câu 1. Dòng nào không nói về đặc điểm của thuật ngữ?

Quảng cáo

A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm.

B. Mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.

C. Thuật ngữ có tính biểu cảm.

D. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

Câu 2. Bài thơ Lời của cây thuộc chủ đề gì?

A. Tình yêu thương mầm xanh thiên nhiên

B. Khám phá bí ẩn dưới lòng đại dương

C. Mơ ước của cha và con

D. Tình mẫu tử thiêng liêng

Quảng cáo

Câu 3. Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ Sang thu?

A. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời

B. Bài thơ là những cảm nhận tinh tế về sự biến chuyển của đất trời qua đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm sâu sắc

C. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung

D. Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước

Câu 4. Phó từ là gì?

A. Là các từ ngữ bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm.

B. Là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó.

C. Là từ dùng để chỉ các sự vật có số lượng ít hay nhiều.

D. Là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái...

Câu 5. Truyện Ếch ngồi đáy giếng phê phán những đối tượng nào?

Quảng cáo

A. Những kẻ lười biếng

B. Những kẻ dốt nát mà huênh hoang

C. Những kẻ tham lam

D. Những kẻ nhát gan

Câu 6. Văn bản “Những tình huống hiểm nghèo” nhắc đến những câu chuyện nào?

A. Ếch ngồi đáy giếng

B. Hai người bạn đồng hành và con gấu

C. Chó sói và chiên con

D. Cả B và C

Câu 7. Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người

A. thật thà trước hành động việc làm của mình.

B. thành công trong công việc và cuộc sống.

C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.

D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội

Quảng cáo

Câu 8. Ai là người đưa ra quan điểm: Cả bọn không làm gì nữa thử xem lão Miệng có sống được không?

A. Cô Mắt

B. Cậu Tay

C. Bác Tai

D. Cậu chân

Câu 9. Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng với dụng ý gì?

Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu! (Nam Cao)

A. Tỏ ý bực tức

B. Tỏ ý thông cảm

C. Tỏ ý hài hước

D. Tỏ ý mỉa mai, chua chát.

Câu 10. Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học gì?

A. Bài học về lòng trung thực

B. Bài học về tấm lòng nhân hậu

C. Bài học về sự dũng cảm

D. Bài học về tinh thần đoàn kết

Câu 11. Theo Minh Khuê, hành động cao cả của cụ Bơ-mơn trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" đã chứng minh điều gì?

A. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự dũng cảm

B. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự trung thực

C. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự nhân hậu

D. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự hi sinh

Câu 12. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?

A. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài.

B. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm.

C. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi.

D. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.

Câu 13. Chủ đề của bài thơ "Thu sang" là gì?

A. Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động khi thu sang

B. Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động khi xuân sang

C. Bức tranh thiên nhiên của buổi bình minh

D. Bức tranh lao động thời kì đất nước đổi mới

Câu 14. Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?

A. Ngữ âm

B. Ngữ pháp

C. Từ vựng

D. Cả A và C

Câu 15. Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?

A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện

B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ

C. Để tô đậm tính cách nhân vật

D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

Câu 16. Giá trị nội dung của tác phẩm “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học”

A. Các cách, mẹo để nắm chắc nội dung bài học

B. Cách học bài hiệu quả

C. Các bài học như thế nào

D. Cách để ghi nhanh có thể

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên