Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 13 Tập 2 - Kết nối tri thức

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ trang 13, 14 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 13 Tập 2 - Kết nối tri thức

Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 13 - Cô Huỳnh Phượng (Giáo viên VietJack)

* Biện pháp tu từ 

Quảng cáo

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Câu tục ngữ

Phép nói quá

Tác dụng

a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng 

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối. 


Biểu hiện của nói quá trong câu tục ngữ này là ở hai vế chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Hai cụm từ này có nghĩa tương đồng: chưa kịp nằm thì trời đã sáng, chưa kịp cười thì trời đã tối, nghĩa là đêm tháng Năm và ngày tháng Mười đều quá ngắn. Tuy nhiên, nói thế là phóng đại, cường điệu lên, vì thực tế không đến mức như vậy.

Nhằm tác động mạnh vào nhận thức của mọi người, giúp người ta hiểu được đặc điểm thời gian từng mùa để chủ động sắp xếp mọi việc cho phù hợp.

b. Ngày vui ngắn chẳng tầy gang 


Một nét phổ biến trong tâm lí con người: Khi vui cảm thấy thời gian chóng qua, có cảm giác ngày giờ ngắn hơn bình thường. Nhưng ngày vui ngắn chẳng đẩy gang thì cái ngắn của thời gian như hiện hình, một ngày mà có thể lấy gang tay để đo, nghĩa là chỉ còn lại một mẩu.

Để tạo ấn tượng.

c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn. 


Tát cạn bể đông là chuyện không thể. Vậy nên khi đặt ra giả định: Nếu vợ chồng hoà thuận với nhau thì bể đông cũng có thể tát cạn, ta hiểu đó là cách nói phóng đại đến mức phi lí.

Tuy nhiên, phải nói quá như thế thì mới làm nổi bật được tầm quan trọng của sự hoà thuận vợ chồng.

Quảng cáo

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Câu b và câu d thuộc loại câu nói khoác; câu a và câu c là những cầu sử dụng biện pháp tu từ nói quá.

Nói khoác và nói quá có vẻ giống nhau, nhưng thực chất, chúng khác nhau ở một số điểm sau đây:

- Về bản chất: Nói khoác hoàn toàn bất chấp thực tế, không nói thành có, ví dụ: Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà. Thực tế, sàn nhà chẳng thể nào ướt sũng do mồ hôi của người đổ ra. Nói quá cũng là phóng đại, nhưng nó tác động đến tâm lý người đọc, người nghe theo cách khác. Nói về chuyện đổ mồ hôi, nhưng câu ca dao Mô hội thánh thót như mưa ruộng cày không khiến người đọc bắt bẻ: làm gì có chuyện mồ hôi đổ xuống ruộng cày như mưa. Ngược lại, nó cất lên tiếng nói đáng được cảm thông, dẫn dắt người đọc theo hướng thấu hiểu sự khó nhọc vô cùng của những người cày đồng giữa buổi trưa. Hiệu quả của biện pháp tu từ nói quá là như thế.

- Về mục đích: Nói quá là biện pháp tu từ, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp cũng như trong văn học. Ở VB nghệ thuật, biện pháp tu từ này tác động mạnh đến người đọc, tạo được hiệu quả thẩm mĩ rõ rệt. Nhưng nói khoác có khi chỉ để khoe khoang bản thân một cách tầm thường, có khi nhằm thu hút sự chú ý của người nghe qua những câu chuyện mua vui, giải trí. Trong giao tiếp thông thường, người hay nói khoác dễ bị coi là thiếu tư cách, vì thế, HS không nên nói khoác.

Quảng cáo


Nói quá

Nói khoác

Về bản chất

Cũng là phóng đại, nhưng nó tác động đến tâm lý người đọc, người nghe theo cách khác. Nói về chuyện đổ mồ hôi, nhưng câu ca dao Mồ hội thánh thót như mưa ruộng cày không khiến người đọc bắt bẻ: làm gì có chuyện mồ hôi đổ xuống ruộng cày như mưa. Ngược lại, nó cất lên tiếng nói đáng được cảm thông, dẫn dắt người đọc theo hướng thấu hiểu sự khó nhọc vô cùng của những người cày đồng giữa buổi trưa. Hiệu quả của biện pháp tu từ nói quá là như thế.

Hoàn toàn bất chấp thực tế, không nói thành có, ví dụ: Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà. Thực tế, sàn nhà chẳng thể nào ướt sũng do mồ hôi của người đổ ra.

Về mục đích

Là biện pháp tu từ, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp cũng như trong văn học. Ở VB nghệ thuật, biện pháp tu từ này tác động mạnh đến người đọc, tạo được hiệu quả thẩm mĩ rõ rệt.

Có khi chỉ để khoe khoang bản thân một cách tầm thường, có khi nhằm thu hút sự chú ý của người nghe qua những câu chuyện mua vui, giải trí. Trong giao tiếp thông thường, người hay nói khoác dễ bị coi là thiếu tư cách. 

Quảng cáo

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

a. Biết kết quả thi, anh Nam buồn nẫu ruột, không muốn đi đâu cả.

b. Nghe tin dữ xong, nó khiếp sợ đến rụng rời chân tay. 

c. Cả nhà tôi được phen cười vỡ bụng khi xem tiểu phẩm hài trên ti vi. 

d. Vì mệt đứt hơi nên cô ấy đã ngủ thiếp đi ngay lập tức.

Bài giảng: Thực hành tiếng Việt trang 13 Tập 2 - Cô Đỗ Thị Hồng Hoa (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên