Soạn bài Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên) - Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên) trang 13, 14, 15 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
- Soạn bài Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên) (ngắn nhất)
- Tóm tắt Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên)
- Bố cục Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên)
- Tác giả - tác phẩm: Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên)
Soạn bài Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên) - Chân trời sáng tạo
Soạn bài: Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên) - Cô Phương Thảo (Giáo viên VietJack)
* Suy ngẫm và phản hồi:
Nội dung chính: Văn bản đưa ra những rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng, cùng đó là những lưu ý khi sử dụng, dành cho trẻ em và đối tượng sắp vị thành niên.
Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Không gian mạng tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ nào?
Trả lời:
- Không gian mạng tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ:
+ Thông tin xấu, độc hại.
+ Xâm phạm đời tư.
+ Bắt nạt
+ Xâm hại tình dục
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo người viết, để tránh gặp phải rắc rối khi sử dụng không gian mạng, các em cần lưu ý những gì?
Trả lời:
Để tránh gặp phải những rắc rối khi sử dụng không gian mạng, các em cần:
- Nói không:
+ Không làm quen và trò chuyện với người lạ.
+ Không chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng.
+ Tuyệt đối không chia sẻ thông tin, hình ảnh nhạy cảm, tâm trạng riêng tư.
- Kiểm soát:
+ Thoát khỏi chương trình, trang thông tin, phòng chat, xóa phần mềm ứng dụng, tắt máy tính hay điện thoại.
+ Không chia sẻ vị trí định vị của bạn khi sử dụng các ứng dụng trên mạng.
- Thông báo:
+ Chia sẻ với bố mẹ, thầy cô – người mà các em tin tưởng
+ Gọi cho Tổng đài 111 về các rắc rối mà em gặp phải để được tư vấn, trợ giúp.
+ Tuyệt đối không giấu kín rắc rối.
- Kiềm chế:
+ Cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ, bình luận một nội dung, hình ảnh của người khác.
+ Không nên a dua, có những bình luận ác ý, hay hành vi khiếm nhã khi tương tác trên không gian mạng.
Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhận xét về vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
Trả lời:
Vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng:
+ Giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.
+ Tạo cách nhìn trực quan, thiết thực hơn về an toàn trên không gian mạng.
+ …
Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em biết gì về hiện tượng bắt nạt trên mạng? Cần làm gì để bảo vệ bản thân và những người xung quanh trước hiện tượng này?
Trả lời:
- Hiện tượng bắt nạt trên mạng là một vấn đề đáng lo ngại và cần được chú ý. Để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp sau:
+ Tăng cường nhận thức: Hãy hiểu rõ về các hình thức bắt nạt trực tuyến và nhận biết các dấu hiệu để có thể phòng tránh và đối phó khi gặp phải.
+ Bảo vệ thông tin cá nhân: Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội và chỉ chia sẻ với những người tin cậy. Đồng thời, kiểm tra và cập nhật cài đặt bảo mật trên các tài khoản mạng xã hội.
+ Sử dụng mạng xã hội một cách an toàn: Hãy cân nhắc trước khi đăng tải thông tin cá nhân, hình ảnh hoặc video. Tránh tham gia vào các cuộc tranh cãi hoặc gây gổ trực tuyến và luôn giữ lịch sự trong giao tiếp trực tuyến.
+ Báo cáo và chặn người bắt nạt: Nếu bạn gặp phải hành vi bắt nạt trực tuyến, hãy báo cáo cho nhà trường hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đồng thời, sử dụng tính năng chặn người dùng để ngăn chặn sự quấy rối từ người khác.
+ Xây dựng mạng lưới hỗ trợ: Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè và người tin cậy khi gặp phải tình huống khó khăn. Chia sẻ với họ về những trải nghiệm và cảm xúc của mình để có được sự hỗ trợ và lời khuyên.
+ Tăng cường giáo dục về an toàn trực tuyến: Nhà trường và gia đình cần hợp tác để cung cấp cho trẻ em kiến thức về an toàn trực tuyến và cách đối phó với bạo lực trực tuyến. Đồng thời, cần tạo ra môi trường học tập và sống lành mạnh, tôn trọng và không chấp nhận bất kỳ hành vi bắt nạt nào.
Bài giảng: Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên) - Cô Lê Hạnh (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST