Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trang 111) - Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trang 111, 112, 113, 114, 115 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trang 111) - Chân trời sáng tạo
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Văn bản: Phòng ngừa “bệnh” nói, viết sáo rỗng
(1) Giới thiệu vấn đề cần bàn bạc, giải quyết.
(2) Giải thích khái niệm.
(3) Luận điểm 1: phân tích các khía cạnh của vấn đề.
(3a) (3b) Phân tích thực trạng của vấn đề.
(3c) Phân tích nguyên nhân, nguồn gốc của vấn đề.
(4) Luận điểm 2: giải pháp.
(4a) (4b) Nêu giải pháp khắc phục vấn đề.
(5) Khẳng định lại ý nghĩa của việc nhận thức và tìm kiếm giải pháp khả thi cho vấn đề.
Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản đã đáp ứng yêu cầu và bố cục của kiểu bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Văn bản đã nêu vấn đề, giải thíc, đưa ra các luận điểm, nêu những lí lẽ, bằng chứng để người đoc có thể hiểu sâu sắc hơn, chứng minh cho luận điểm vừa nêu. Văn bản cũng nêu lên giải pháp để khắc phục vấn đề, sau đó kết luận lại.
Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Ở phần thân bài, văn bản đã triển khai theo trình tự trình bày nhận thức về vấn đề trước, đề xuất giải pháp sau hay kết hợp trình bày nhận thức với đề xuất giải pháp? Theo em, trình tự mà tác giả lựa chọn có ưu thế gì trong việc trình bày vấn đề mà văn bản nêu lên?
Trả lời:
- Văn bản đã triển khai theo trình tự trình bày nhận thức về vấn đề trước, đề xuất giải pháp sau
- Theo em, trình tự mà tác giả lựa chọn có ưu thế: làm rõ cho người đọc, người nghe hiểu thật rõ về vấn đề, tác hại rồi mới đề xuất giải pháp. Như vậy sẽ mang tính thuyết phục hơn.
Câu 3 (trang 113 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ vấn đề?
Trả lời:
- Lý lẽ: Ngày nay, “bệnh” sáo rỗng vẫn tiếp tục lây lan ra nhiều nơi, nhiều người.
- Bằng chứng:
+ Có cán bộ địa phương xuống thăm cơ sở (nhất là ở các xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa) khi nói chuyện với bà con nông dân mà toàn dùng những từ “đao to búa lớn” đại loại như: phải xây dựng xã vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hoá, mạnh về quốc phòng - an ninh; phải khai thác tiềm năng sẵn có, xác định cho được một ngành kinh tế mũi nhọn để làm hướng đột phá cho sự phát triển; phải phấn đấu đưa địa phương trở thành đầu tàu dẫn dắt cho cả vùng, cả khu vực;...
+ Có lẽ,“bệnh” sáo rỗng thời nay dễ thấy nhất là hầu như đi đâu, chỗ nào người ta cũng nói đến từ “4.0” như một thứ mốt thời thượng. Trong hội nghị, trên diễn đàn, ở văn bản báo cáo, thậm chí cả lúc trà dư tửu hậu, người ta liên tục nhắc đến đủ thứ “4.0”. Không chỉ “trí thức 4.0”, “doanh nghiệp 4.0”, “doanh nhân 4.0”, “lãnh đạo 4.0”, “quản lí 4.0”,“trường học 4.0”... mà còn “công nhân 4.0”, “nông dân 4.0”, “trồng rau 4.0”, “nuôi cá 4.0”... thậm chí là “bảo mẫu 4.0”, “ô sin 4.0”, “lao công 4.0”.
+ Chả thế mà tại hội nghị nông nghiệp, một bí thư tỉnh uỷ ở phía nam từng phải nhắc nhở cán bộ, viên chức ngành nông nghiệp địa phương không lạm dụng từ “4.0” khi trao đổi, trò chuyện với bà con nông dân, vì nói như thế vừa sáo rỗng, vừa xa dân! Còn một đại biểu Quốc hội từng bày tỏ: Miệng luôn nói thời đại “4.0” mà tư duy vẫn ở tầm “0.4” thì khó làm nên trò trống gì.
Câu 4 (trang 113 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Bài viết đã đề xuất những giải pháp cụ thể nào?
Trả lời:
- Giải pháp: Để tránh chạy theo tâm lí đám đông, bản thân mỗi người phải tự trang bị, củng cố, bồi đắp cho mình bản lĩnh, dũng khí, đạo đức, tri thức, niềm tin khoa học để không bị hoà lẫn/ nhạt nhoà bởi đám đông bị thao túng, nhưng vẫn đủ tự tin để không bị tụt hậu với chân lí của thời cuộc, xã hội. Bên cạnh đó, mọi người khi nói, viết cần thường xuyên học hỏi, trau dồi, làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt; biết sử dụng câu từ đúng lúc, đúng chỗ, đúng mực, phù hợp với hoàn cảnh, môi trường giao tiếp để góp phần vừa giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, vừa chuẩn mực hoá phong cách ứng xử và lành mạnh hoá môi trường thông tin xã hội.
Câu 5 (trang 113 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Cách diễn đạt, lời văn của tác giả có tác dụng như thế nào trong việc trình bày vấn đề?
Trả lời:
Cách diễn đạt: sử dụng câu văn trần thuật, lời văn ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
Câu 6 (trang 113 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Qua văn bản trên, em rút được những lưu ý gì khi viết một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết?
Trả lời:
Em rút được những lưu ý khi viết một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết:
- Chọn vấn đề thực tế, mang tính thời sự và có khả năng giải quyết.
- Xác định rõ ràng ý kiến của bản thân về vấn đề cần giải quyết.
- Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, đáng tin cậy để làm rõ lập luận.
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng giao tiếp.
* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 114 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết một bài văn nghị luận trình bày một vấn đề cần giải quyết trong đời sống (ví dụ: trong học tập, sinh hoạt, giải trí,...).
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
• Căn cứ vào tính mở của đề bài, em có thể lựa chọn một vấn đề phù hợp với bản thân để trình bày. Lưu ý các tiêu chí có tính định hướng dưới đây:
- Vấn đề cụ thể, thiết thực, cần giải quyết và có thể giải quyết.
- Vấn đề thuộc phạm vi hiểu biết của em, em có thể trình bày rõ các biểu hiện của vấn đề và đề xuất giải pháp.
• Mục đích viết của bài này là gì? Đối tượng người đọc là ai? Họ mong đợi gì từ bài viết của em? Trên cơ sở đó, em chuẩn bị cách viết phù hợp.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
• Đề bài yêu cầu: trình bày vấn đề cần giải quyết và đề xuất giải pháp khả thi để giải quyến vấn đề (em có thể tách riêng hai nội dung này để dễ dàng đặt câu hỏi, tìm ý). Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:
Tìm ý cho việc bàn luận về vấn đề dựa trên các câu hỏi:
- Tại sao phải quan tâm đến vấn đề này/ tại sao đây là vấn đề cần phải giải quyết?
- Cần nhận thức vấn đề/ thực chất của vấn đề như thế nào cho đúng?
- Vấn đề gồm những khía cạnh, phương diện nào? Các khía cạnh, phương diện của vấn đề có liên quan, liên hệ gì với nhau?
- Theo đó, thân bài cần triển khai thành các ý / luận điểm nào? Lí lẽ và bằng chứng cho mỗi ý/ luận điểm là gì?
- ...
Tìm ý cho việc đề xuất giải pháp về vấn đề dựa trên các câu hỏi:
- Để giải quyết vấn đề cần có (các) giải pháp thế nào?
- Giải pháp được đưa ra có ích lợi ra sao?
- Dựa vào đâu để cho rằng giải pháp được đưa ra là khả thi?
-...
• Dựa vào hướng dẫn ở phần Viết Bài 6 và những ý đã tìm trong khâu tìm ý để lập dàn ý.
- Mở bài: nêu vấn đề và sự cần thiết của việc giải quyết vấn đề.
- Thân bài: trình bày các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng thuyết phục nhằm mang lại nhận thức đúng đắn về vấn đề; đề xuất được giải pháp khả thi, thuyết phục.
Lưu ý: về trình tự, có thể trình bày nhận thức về vấn đề trước, đề xuất giải pháp sau hoặc kết họp trình bày nhận thức với đề xuất giải pháp.
- Kết bài: khẳng định ý nghĩa của việc nhận thức đúng về vấn đề và tầm quan trọng của việc tìm kiếm giải pháp khả thi trong cách giải quyết vấn đề.
Bước 3: Viết bài
Em dựa vào dàn ý đã lập ở bước 2 để viết bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; chú ý kết hợp nghị luận với miêu tả, biểu cảm.
Bài viết tham khảo
Tuổi học trò luôn là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Thế nhưng, có một vấn nạn đang xảy ra và ngày càng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong cộng đồng hiện nay chính là nạn bạo lực học đường. Đây là một vấn đề vô cùng nhức nhối và cần có nhiều biện pháp để khắc phục, trả lại môi trường học đường trong sáng, lành mạnh cho học sinh, sinh viên.
Bạo lực học đường là những lời nói, hành vi bạo lực thô bạo, thiếu văn hóa giữa học sinh với học sinh và thậm chí và học sinh với thầy cô giáo. Những hành vi và lời nói này xúc phạm nghiêm trọng tới thể chất và tinh thần của người bị hại, gây những tác động xấu trong xã hội. Một thực tế đáng buồn là tình trạng bạo lực học đường đang có tình trạng gia tăng.
Mỗi ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội hay trong chính cuộc sống xung quanh chúng ta cũng có thể bắt gặp những vụ bạo lực học đường. Các nhóm học sinh, sinh viên túm đông lại để xem 2 bạn học sinh “xử lý” lẫn nhau. Những nhóm học sinh hung bạo đánh đập thô bạo một bạn học sinh không có sức kháng cự. Đặc biệt là những vụ nữ sinh đánh nhau còn xé áo, xé quần nhằm làm nhục bạn rồi tung lên các trang mạng xã hội. Hay có những bài báo đưa tin thầy giáo, cô giáo có những lời lẽ và hành động xúc phạm đến danh dự và thân thể học sinh. Rồi học sinh có thái độ vô lễ, coi thường thầy cô giáo…
Những hành vi bạo lực đó để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với mọi người. Với những người bị hại, những hành vi bạo lực trên đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của họ. Gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ thường trực. Gây ra những mất mát, thương đau cho các gia đình có con bị hại. Thậm chí có những vụ bạo hành gây mất mạng. Nó cũng làm cho tình trạng xã hội ngày một bất ổn.
Không chỉ có ảnh hưởng xấu đối với những người bị hại mà cả những người gây bạo lực cũng bị những ảnh hưởng tiêu cực. Chắc chắn họ sẽ bị kỉ luật, bị chê trách, làm ảnh hưởng tới sự nghiệp và tương lai. Nếu hành vi này không được giáo dục và thay đổi sẽ dẫn tới sự phát triển không toàn diện sau này.
Vậy nguyên nhân của những hành vi bạo lực học đường này do đâu? Có thể kể đến một trong những nguyên nhân đầu tiên chính là sự thiếu hiểu biết và nhận thức một cách toàn diện của các bạn học sinh, sinh viên. Họ đánh bạn với những xích mích, những mẫu thuẫn không đáng có, hoặc thậm chí đánh bạn để thể hiện ta đây là “đàn anh, đàn chị”, để ra oai. Có điều này là do họ bị ảnh hưởng bởi môi trường bạo lực, thiếu văn hóa hoặc tiếp xúc với quá nhiều những yếu tố bạo lực như phim ảnh hay các trò chơi điện tử. Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường cũng có một phần trách nhiệm do chưa có sự quan tâm thích đáng cũng như chưa có phương pháp giáo dục con cái, học sinh hợp lý. Một nguyên nhân nữa phải kể đến chính là sự dửng dung của một bộ phận người trong xã hội trước những hành động bạo lực học đường. Nó khiến cho các hành động bạo lực có cơ hội được lan rộng.
Trước những hậu quả và nguyên nhân trên, cần có những biện pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu những hành vi bạo lực học đường trong xã hội hiện nay. Trước hết, bản thân mỗi người cần có những nhìn nhận đúng đắn về hành vi của mình, có cách điều chỉnh và rèn luyện bản thân theo những hướng tích cực hơn. Nhà trường cần có những phương pháp giáo dục toàn diện hơn, chặt chẽ hơn để học sinh có thể nhìn thấy những tác hại khôn lường từ hành vi thiếu ý thức của mình. Gia đình cũng cần quan tâm tới cuộc sống của con cái nhiều hơn, hạn chế cho con tiếp xúc với những môi trường chứa nhiều bạo lực như phim ảnh hay các trò chơi điện tử.
Bạo lực học đường tuy không phải là vấn đề mới nhưng nó có ảnh hưởng cũng như tác động xấu đối với toàn xã hội, vì thế mỗi người cần nâng cao ý thức của chính mình cũng như những người xung quanh để ngăn chặn hành vi này, trả lại cho học đường môi trường phát triển lành mạnh.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sủa, rút kinh nghiệm
Sử dụng bảng kiểm ở phần Viết Bài 6 để tự đánh giá về kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; sau đó, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST