20+ Tóm tắt Cố hương (ngắn nhất)



Tóm tắt tác phẩm Cố hương hay, ngắn nhất giúp bạn nắm được nội dung chính của văn bản.

20+ Tóm tắt Cố hương (ngắn nhất)

Bài giảng: Cố hương - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Quảng cáo

Tóm tắt Cố hương (mẫu 1)

Cố hương là câu chuyện về chuyến hành hương của nhân vật tôi sau hơn hai mươi năm xa quê chuyển đi nơi khác làm ăn sinh sống. Sau ngần ấy thời gian trở về quê, nhân vật tôi đau xót nhận ra sự thay đổi theo chiều hướng xấu của quê hương, của những người đồng hương cũ, đặc biệt là người bạn thân thưở nhỏ tên Nhuận Thổ. Nhân vật tôi buồn bã rời quê hương với niềm hi vọng cho một tương lai tươi sáng hơn ở nơi đây. Từ những đổi thay đến đau lòng ấy, Lỗ Tấn đã nhìn thẳng vào sự mục ruỗng của xã hội phong kiến phân chia giai cấp ở Trung Hoa lúc bấy giờ, đồng thời đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và toàn xã hội.

20+ Tóm tắt Cố hương (ngắn nhất)

Quảng cáo

Tóm tắt Cố hương (mẫu 2)

Chuyến về thăm quê sau 20 năm xa cách của nhân vật “tôi” để bán nhà, đưa gia đình đi nơi khác sinh sống. Đó là vào một buổi chiều ảm đạm. Ngồi trên thuyền, nhân vật “tôi” nhận ra một điều rất đáng buồn là quê hương mình đã đổi thay quá nhiều so với 20 năm trước. Nhưng đó là sự đổi thay khiến người ta đau lòng. Làng quê giờ đây xơ xác, tiêu điều. Con người già đi, xấu thêm và trở nên đần độn hoặc chua ngoa đanh đá (như Nhuận Thổ và thím Hai Dương). Đem theo gia đình, nhân vật “tôi” rời quê hương trong một buổi chiều muộn với niềm hi vọng và tin tưởng vào thế hệ tương lai: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”

Tóm tắt Cố hương (mẫu 3)

Nhân vật tôi về thăm quê cũ sau hơn 20 năm xa cách. Mục đích là chuyến về quê cuối cùng để chuyển nhà đi nơi khác. Nhìn cảnh vật thay đổi, không còn được như xưa, nhân vật tôi rất buồn. Ông nhớ lại những kỉ niệm về quá khứ với Nhuận Thổ. Gặp lại Nhuận Thổ, anh ta tàn tạ, mụ mị đến đau lòng. Mọi người ở quê đều bị cái nghèo đói làm cho khổ sở hơn trước. "Tôi" ra đi mà không luyến tiếc với hy vọng về một tương lai tươi sáng cho quê hương.

Quảng cáo

20+ Tóm tắt Cố hương (ngắn nhất)

Tóm tắt Cố hương (mẫu 4)

Trong chuyến về quê cuối cùng, nhân vật tôi thấy làng quê mình bỗng trở nên tiêu điều, hoang vắng khác xưa. Và những con người xưa cũng đã đổi thay. Trong đó có Nhuận Thổ- người bạn niên thiếu nay đã tàn tạ, thụ động chịu đựng những bất công của xã hội Trung Quốc đương thời.Rời quê ra đi, trong tâm trạng buồn, tôi suy nghĩ về con đường đi của nông dân, của toàn xã hội để đưa đất nước Trung Hoa tiến lên.

Tóm tắt Cố hương (mẫu 5)

Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Nhân vật tôi đau xót nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ, đần độn của Nhuận Thổ, người bạn thân thiết của “tôi” thời thơ ấu. Từ đó, người kể chuyện đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Từ đó, ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng.

Quảng cáo

Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.

20+ Tóm tắt Cố hương (ngắn nhất)

Tóm tắt Cố hương (mẫu 6)

Truyện ngắn Cố hương thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự đổi thay của làng quê.

Tôi” trở về quê sau hơn 20 năm xa cách.

Lúc này thời tiết đang độ giữa đông, trời âm u, gió lạnh lùa vào khoang thuyền, làng xóm giờ đây tiêu điều xơ xác. Hình ảnh làng quê cũ hiện lên trong ký ức làm lòng “tôi” thấy không vui, về thăm làng chuyến này, “tôi” có ý định từ giã quê lần cuối và lo việc chuyển nhà đi nơi khác.

“Tôi” nhớ đến người bạn cũ thủa nhỏ là Nhuận Thổ: một cậu bé nông dân khỏe mạnh, tháo vát, hiểu biết và hồn nhiên. Ngày ấy hai đứa trẻ chơi thân với nhau. Sau 20 năm xa cách gặp lại, nhân vật tôi thấy Nhuận Thổ đã thay đổi nhiều: Anh trở thành một người nông dân nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm đi.

“Tôi” buồn bã rời quê với niềm băn khoăn không biết tương lai của cháu Hoàng và Thuỷ Sinh sau này sẽ ra sao. Hình ảnh con đường ở cuối truyện nói lên lòng mong mỏi hy vọng một sự đổi thay.

Tóm tắt Cố hương (mẫu 7)

Sau hơn hai mươi năm xa cách trở lại quê nhà, nhân vật “tôi” trở lại thăm quê lần cuối để đưa cả gia đình đến nơi khác sinh sống. Chuyến thăm quê đã mang đến cho nhân vật “tôi” nhiều cảm xúc đặc biệt, nhiều hơn cả đó chính là sự xót xa, buồn bã trước sự thay đổi của cảnh vật cũng như con người nơi đây. Cảnh quê thanh bình, giản dị nhưng tươi đẹp trong kí ức của nhà thơ nay đã trở nên xơ xác, tiêu điều đến đau lòng, con người cũng đã đổi khác, không còn vẻ thật thà, chân chất mà trở nên thực dụng, trì độn hơn. Nhuận Thổ, người bạn thời thơ ấu của nhân vật “tôi” không còn là cậu bé ngây thơ, nhanh nhẹn mà đã trở thành người đàn ông khắc khổ, thực dụng. Nhân vật “tôi” cùng gia đình rời quê hương vào một buổi chiều muộn, “tôi” hi vọng con người,

Tóm tắt Cố hương (mẫu 8)

Nhân vật tôi trong chuyến về thăm quê lần cuối cùng, nhìn thấy làng quê mình trở nên tiêu điều, hoang vắng khác xưa. Những con người xưa cũng đã thay đổi. Đặc biệt làn Nhuận Thổ - người bạn niên thiếu nay đã tàn tạ, thụ động chịu khi phải chịu đựng những bất công của xã hội Trung Quốc đương thời. Rời quê ra đi, tôi suy nghĩ đến tình bạn của cháu Hoàng và Thủy Sinh (con trai của Nhuận Thổ) với hy vọng về một con đường tươi sáng cho đất nước

Tóm tắt Cố hương (mẫu 9)

Nhân vật tôi trở về sau hơn hai mươi năm đã trở về thăm làng cũ với ý định từ giã nó lần cuối cùng. Làng quê trong ký ức của tôi không giống với hình ảnh trước mắt. Những con người ngày xưa cũng đã đổi khác, cả về ngoại hình lẫn tính cách. Đặc biệt là người bạn thân thiết lúc thuở nhỏ - Nhuận Thổ đã không còn là cậu bé hoạt bát khi xưa. Nhuận Thổ của hiện tại là một người đàn ông khổ cực và thụ động. Cuộc gặp gỡ và chia tay với những người trong làng diễn ra nhanh chóng. Nhân vật tôi và gia đình rời đi trong một buổi chiều ảm đạm. Tôi nghĩ đến tình bạn của cháu Hoàng với Thủy Sinh - con trai của Nhuận Thổ, với niềm hy vọng về một cuộc đời mới mà những đứa trẻ sẽ được sống.

Tóm tắt Cố hương (mẫu 10)

Nhân vật “tôi” sau chuyến về quê lần cuối đã có những rung động về cố hương: sự thay đổi lớn của quê hương đặc biệt là người bạn thuở nhỏ Nhuận Thổ. Từ đó, tác giả nêu lên thực trạng của xã hội phong kiến Trung Hoa lúc bấy giờ nghèo đói và sa sút. Đồng thời, tác giả cũng đặt ra một vấn đề cần có đường đi cho người nông dân cũng như toàn xã hội Trung Quốc thời đó.

Tóm tắt Cố hương (mẫu 11)

Chuyến về thăm quê sau hai mươi năm năm xa cách của nhân vật “tôi” để bán nhà, đưa gia đình đi nơi khác sinh sống. Đó là vào một buổi chiều ảm đạm. Ngồi trên thuyền, nhân vật “tôi” nhận ra một điều rất đáng buồn là quê hương mình đã đổi thay quá nhiều so với hai mươi năm trước. Nhưng đó là sự đổi thay khiến người ta đau lòng. Làng quê giờ đây xơ xác, tiêu điều. Con người già đi, xấu thêm và trở nên đần độn hoặc chua ngoa đanh đá (như Nhuận Thổ và thím Hai Dương). Đem theo gia đình, nhân vật “tôi” rời quê hương trong một buổi chiều muộn với niềm hy vọng và tin tưởng vào thế hệ tương lai: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

Tóm tắt Cố hương (mẫu 12)

Sau hơn 20 năm xa cách, quay trở về quê nhà, nhân vật 'tôi' quyết định thăm quê lần cuối để đưa cả gia đình đến nơi mới sinh sống. Chuyến thăm quê mang đến nhiều cảm xúc đặc biệt, đặc biệt là sự xót xa, buồn bã trước sự thay đổi của cảnh vật và con người. Cảnh quê thanh bình, giản dị trong kí ức của nhà thơ giờ đã trở nên xơ xác, tiêu điều đến đau lòng, con người cũng đổi khác, không còn vẻ thật thà, chân chất mà trở nên thực dụng, trì độn hơn. Nhuận Thổ, người bạn thân thời thơ ấu không còn là cậu bé ngây thơ, mà đã trở thành người đàn ông khắc khổ, thực dụng. Nhân vật 'tôi' và gia đình rời quê hương vào một buổi chiều muộn, với hy vọng con người và quê hương sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

Tóm tắt Cố hương (mẫu 13)

"Cố hương" kể về chuyến về quê cuối cùng của nhân vật "tôi" trước khi cùng gia đình dọn nhà đến nơi khác sinh sống. Trở về quê sau nhiều năm xa cách, "tôi" xót xa nhận ra những thay đổi của làng quê, của những người dân quê nơi đây. Khung cảnh làng quê trở nên tiêu điều, vắng vẻ hơn, đặc biệt là Nhuận Thổ, người bạn gắn bó suốt thời thơ ấu với nhân vật "tôi" cũng trở nên tàn tạ, đổi khác. Từ những thay đổi của quê hương, tác giả đã đề cập đến những vấn đề bức xúc trong xã hội Trung Hoa xưa, tác giả gửi gắm hi vọng vào một xã hội tươi sáng hơn trong tương lai.

Tóm tắt Cố hương (mẫu 14)

Nhân vật tôi về thăm quê cũ sau hơn hai mươi năm xa cách. Mục đích là chuyến về quê cuối cùng để chuyển nhà đi nơi khác. Nhìn cảnh vật thay đổi, không còn được như xưa, nhân vật tôi rất buồn. Ông nhớ lại những kỉ niệm về quá khứ với Nhuận Thổ. Gặp lại Nhuận Thổ - người bạn thuở nhỏ đã trở nên tàn tạ, mụ mị đến đau lòng. Mọi người ở quê đều bị cái nghèo đói làm cho khổ sở hơn trước. “Tôi” ra đi mà không luyến tiếc với hy vọng về một tương lai tươi sáng cho quê hương.

Tóm tắt Cố hương (mẫu 15)

'Cố hương' kể về chuyến trở về quê lần cuối cùng của nhân vật 'tôi' trước khi cùng gia đình dọn nhà đến nơi mới sinh sống. Quay về quê sau nhiều năm xa cách, 'tôi' xót xa nhận ra sự thay đổi của làng quê, của những người dân quê nơi đây. Khung cảnh làng quê trở nên tiêu điều, vắng vẻ hơn, đặc biệt là Nhuận Thổ, người bạn thân thời thơ ấu với nhân vật 'tôi' cũng trở nên tàn tạ, đổi khác. Từ những biến đổi của quê hương, tác giả đã đề cập đến những vấn đề nổi bật trong xã hội Trung Hoa xưa, gửi gắm hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn.

Tóm tắt Cố hương (mẫu 16)

Cố hương là câu chuyện về chuyến hành hương của nhân vật tôi sau hơn hai mươi năm xa quê, quay trở lại quê hương để chuẩn bị chuyển đến nơi mới sinh sống và làm ăn. Trải qua thời gian dài không gặp, nhân vật tôi chứng kiến sự thay đổi tiêu cực của quê hương, của những người đồng hương, đặc biệt là người bạn thân Nhuận Thổ thuở nhỏ. Sự buồn bã chạm đến trái tim tôi khi rời xa quê hương, nhưng đồng thời là niềm hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn ở nơi mới. Từ những biến động đau lòng đó, Lỗ Tấn mở ra cái nhìn sâu sắc về mục ruỗng xã hội phong kiến ở Trung Quốc và đặt ra câu hỏi về con đường phát triển của nông dân và xã hội.

Tóm tắt Cố hương (mẫu 17)

Nhân vật tôi trở về thăm quê cũ sau hơn 20 năm xa cách. Mục đích là chuyến về quê cuối cùng để chuyển nhà đi nơi khác. Nhìn cảnh vật thay đổi, không còn như xưa, nhân vật tôi rất buồn. Ông nhớ lại những kỷ niệm về quá khứ với Nhuận Thổ. Gặp lại Nhuận Thổ, anh ta tàn tạ, mụ mị đến đau lòng. Mọi người ở quê đều chịu đựng nghèo đói làm cho cuộc sống khổ sở hơn. 'Tôi' ra đi mà không luyến tiếc với hi vọng về một tương lai tươi sáng cho quê hương.

Tóm tắt Cố hương (mẫu 18)

Cố hương – Một tác phẩm chứa đựng những trăn trở của Lỗ Tấn qua hành trình trở về quê của nhân vật “tôi”. Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỷ XX, đồng thời phê phán và kì vọng của tác giả dựa trên tình yêu quê hương và nhân dân là nền tảng tư tưởng của tác phẩm.

Chuyện kể về cuộc hành trình trở về quê lần cuối cùng của nhân vật kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác sinh sống. Nhân vật tôi đau lòng nhìn nhận sự thay đổi đau lòng của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ, đần độn của Nhuận Thổ, người bạn thân của “tôi” thời thơ ấu.

Từ đó, người kể chuyện đã phơi bày những vấn đề nổi bật trong xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Ông chỉ ra rằng sự phân cấp trong xã hội là do con người tạo ra. Để chấm dứt thảm họa đó, cần phải xây dựng một xã hội mới, nơi con người sống bình đẳng.

Khi chia tay làng quê cũ, nhân vật tôi kỳ vọng vào một tương lai sáng sủa hơn cho mọi người.

Tóm tắt Cố hương (mẫu 19)

Tác phẩm “Cố hương” là bức tranh tiêu điều về xã hội Trung Quốc những năm cuối thế kì XIX và đầu thế kỉ XX. Kể lại chuyến về quê lần cuối của nhân vật “tôi”, những cảm xúc trước sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là của Nhuận Thổ, tác giả phản ánh thực trạng xã hội phong kiến Trung Quốc và đặt ra vấn đề về đường lối phát triển cho người nông dân và xã hội.

Chuyến về thăm quê sau 20 năm của nhân vật “tôi” để bán nhà và chuyển gia đình đến nơi mới. Buổi chiều ảm đạm, ngồi trên thuyền, “tôi” chấp nhận sự đau lòng khi nhận ra quê hương đã thay đổi nhiều. Làng quê xơ xác, tiêu điều, con người già đi và trở nên đần độn hoặc chua ngoa đanh đá (như Nhuận Thổ và thím Hai Dương). Rời quê hương trong niềm hi vọng và tin tưởng vào thế hệ tương lai: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”

Tóm tắt Cố hương (mẫu 20)

Sau hơn hai mươi năm xa cách, tôi quay trở lại quê hương. Thời tiết đang giữa mùa đông, trời âm u và gió lạnh thổi qua khoang thuyền. Ký ức về quê hương hiện về trong lòng tôi. Làng quê bình yên nhưng trở nên tiêu điều và lạnh lẽo. Tôi cảm thấy bất an. Lần này, tôi quyết định về quê lần cuối và chuẩn bị chuyển đến một nơi mới. Trong tâm trí, tôi nhớ đến người bạn thân thời thơ ấu, Nhuận Thổ. Cậu bé nông dân khỏe mạnh, hiểu biết và hồn nhiên. Gặp lại, tôi bất ngờ khi thấy Nhuận Thổ đã thay đổi nhiều, trở nên già nua và mệt mỏi hơn. Tôi rời đi với nỗi buồn, lo lắng cho tương lai của cháu Hoàng và Thủy Sinh. Hình ảnh con đường cuối cùng là biểu tượng cho hy vọng vào một sự thay đổi mới mẻ.

Tóm tắt Cố hương (mẫu 21)

Truyện ngắn Cố hương tái hiện chuyến hành trình về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những cảm xúc trước sự thay đổi của làng quê.

Nhân vật “tôi” trở về quê sau hơn 20 năm xa cách. Đêm đông giữa trời âm u, gió lạnh thổi qua khoang thuyền, làng xóm giờ trở nên êm đềm, u tịch. Hình ảnh làng quê xưa hiện lên trong ký ức khiến nhân vật “tôi” cảm thấy bất an, trong chuyến thăm lần này, “tôi” quyết định chia tay quê hương và chuẩn bị chuyển nhà đến một nơi mới.

Nhân vật “tôi” hồi tưởng về người bạn thân thời thơ ấu, Nhuận Thổ: cậu bé nông dân tráng lệ, đầy năng lượng và hồn nhiên. Hai đứa trẻ đã có những kỷ niệm đẹp. Gặp lại Nhuận Thổ sau 20 năm, nhân vật “tôi” ngỡ ngàng vì thay đổi nhiều: Anh trở thành người nông dân nghèo khổ, già nua và mệt mỏi.

Nhân vật “tôi” rời xa quê với trái tim đầy xót xa, lo lắng cho tương lai của cháu Hoàng và Thuỷ Sinh. Con đường cuối truyện là biểu tượng cho niềm hy vọng vào một sự đổi thay mới mẻ.

Tóm tắt Cố hương (mẫu 22)

Chuyến thăm quê sau hai mươi năm xa cách của nhân vật “tôi” để bán nhà, chuyển gia đình đến một nơi mới sinh sống. Buổi chiều ảm đạm, nhân vật “tôi” nhận ra quê hương đã thay đổi nhiều so với hai mươi năm trước. Sự biến đổi khiến trái tim “tôi” đau đớn. Làng quê giờ đây trở nên êm đềm, tiêu điều. Người già già cỗi, xấu đi và trở nên cảm giác bế tắc hoặc cay cú (như Nhuận Thổ và thím Hai Dương). Đưa theo gia đình, nhân vật “tôi” rời quê hương trong buổi chiều muộn với lòng tin và hi vọng vào thế hệ tương lai: “Thực sự trên thế giới này, không có con đường nào. Con người ta đi mãi, đường mới hình thành”.

Tóm tắt Cố hương (mẫu 23)

Cố hương là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của Lỗ Tấn xuất hiện trong tập Gào thét (1923). Kể về chuyến về quê lần cuối và cảm xúc, suy ngẫm của nhân vật trước sự biến đổi của quê hương, tác giả tinh tế lên án chế độ phong kiến đen tối và nhấn mạnh đến con đường giải phóng nông dân khỏi bức tường chông gai của xã hội.

Nhân vật tôi trở về sau hơn hai mươi năm, quyết định từ giã làng quê lần cuối. Làng quê trong ký ức không còn như trước. Những người dân quen thuộc cũng thay đổi, ngoại hình và tính cách đều khác. Đặc biệt, người bạn thân thiết thời thơ ấu - Nhuận Thổ, giờ đã trở thành một người đàn ông khổ cực và mất hứng thú.

Gặp gỡ và chia tay với những người quen diễn ra nhanh chóng. Nhân vật tôi cùng gia đình rời đi trong buổi chiều u tối. Tôi nghĩ đến tương lai của cháu Hoàng và Thủy Sinh - con trai của Nhuận Thổ, hy vọng họ sẽ có cuộc sống mới tốt đẹp.

Để học tốt bài học Cố hương lớp 9 hay khác:

Các bài soạn văn lớp 9 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

Săn SALE shopee tháng 12:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 9 | Soạn bài lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 9 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


co-huong.jsp


Các loạt bài lớp 9 khác
Tài liệu giáo viên