20+ Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (ngắn nhất)
Tóm tắt tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa hay, ngắn nhất giúp bạn nắm được nội dung chính của văn bản.
- Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - mẫu 1
- Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - mẫu 2
- Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - mẫu 3
- Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - mẫu 4
- Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - mẫu 5
- Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - mẫu 6
- Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - mẫu 7
- Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - mẫu 8
- Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - mẫu 9
- Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (các mẫu khác)
- Để học tốt bài Lặng lẽ Sa Pa
20+ Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (ngắn nhất)
Bài giảng: Lặng lẽ Sa Pa - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 1)
Lặng lẽ Sa-Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, một cô kĩ sư với anh thanh niên hai mươi bảy tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu ở một mình trên đỉnh núi cao của vùng đất Sa-Pa. Hai người gặp chàng thanh niên này trong ba mươi phút tạm dừng chân khi đang đi trên chuyến hành trình của mình qua vùng đất Sa-Pa. Chỉ ba mươi phút ngắn ngủi mà ba con người như hiểu thấu nhau, nhận ra được vẻ đẹp của nhau, cảm thấy yêu mến nhau thêm nhiều phần. Câu chuyện là lời ngợi ca vẻ đẹp bình dị của con người và ý nghĩa lớn lao của những công việc thầm lặng.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 2)
Truyện Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của một chuyến đi thực tế ở Lào Cai của Nguyễn Thành Long vào mùa hè năm 1970. Tác phẩm có cốt truyện đơn giản: một họa sĩ già trong một chuyến đi từ Hà nội lên Sa Pa gặp cô kĩ sư mới ra trường lên Sa Pa nhận công tác và họ đã trở thành những người bạn đồng hành trên một chuyến xe. Họ được bác lái xe kể cho nghe về anh thanh niên - “một trong những người cô độc nhất thế gian” ở đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Và sau đó là cuộc gặp gỡ nói chuyện giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên tại nơi anh ở và làm việc. Anh thanh niên 27 tuổi, quê ở Lào Cai. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất. Một ngày anh phải báo về trung tâm bốn lần: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, một giờ sáng. Công việc của anh đòi hỏi tính chính xác, kiên trì nhưng anh vẫn luôn yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Anh tự tạo cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ. Anh có một căn nhà ngăn nắp, ngọn gàng, có vườn rau, vườn hoa và có sách là bạn. Anh tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng cô kĩ sư bó hoa, tặng ông họa sĩ một giỏ trứng. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của anh thanh niên. Ông muốn vẽ anh những anh từ chối và giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn đó là ông kĩ sư ở vườn rau xu hào, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong ba mươi phút nhưng anh thanh niên đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp cho cô gái và ông họa sĩ về những con người làm việc hăng say mà thầm lặng cho đất nước trong cái lặng lẽ của Sa Pa - nơi mà người ta tưởng như chỉ có sự nghỉ ngơi.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 3)
Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn.
Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên.
Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 4)
Lặng lẽ Sa Pa kể về nhân vật chính là 1 anh thanh niên 27 tuổi sống 1 mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm mây mù bao phủ. Công việc chính của anh là công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu. Công việc ấy đòi hỏi anh phải có tinh thần trách nhiệm cao vì thế 4 năm anh chưa về nhà 1 lần. Ở đây anh luôn thèm người vì vậy anh đã dùng cây chắn ngang đường để mong được tiếp xúc với người qua đường. Trong 1 lần anh làm quen với bác lái xe và nhờ bác giới thiệu anh gặp gỡ với hành khách trên xe trong đó có ông hoa sĩ và cô kĩ sư họ đã lên thăm chỗ anh ở. Trong cuộc gặp gỡ anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình – những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau 1 lúc nói chuyện họ chia tay. Trước khi ra về anh không quên tặng hành khách trên xe 1 làn trứng để ăn trưa. Anh đã để lại ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 5)
Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết.
Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 6)
Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen biết nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ ba mươi phút ngắn ngủi, anh thanh niên đã tâm sự với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi chia tay, anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng. Ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 7)
Trên cùng chuyến xe đi từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau và họ nói chuyện rất vui vẻ. Trong lúc khi xe dừng 30 phút để hành khách nghỉ ngơi thì bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn kiêm vật lí địa cầu.Vì tính chất công việc nên anh đã ở đây 4 năm mà chưa về nhà 1 lần, một mình sống trên đỉnh núi nên anh bao giờ cũng cảm thấy thèm hơi người, luôn mong muốn có người nói chuyện đến nỗi có lúc anh đã phải dùng cây chắn ngang đường để mong được tiếp xúc với người qua đường. Sau chút ít thời gian nói chuyện họ phải chia tay nhau và ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư xúc động nghẹn ngào chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến. Trước khi ra về anh thanh niên còn tặng mọi người một làn trứng để ăn trưa. Anh đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư, ông họa sĩ hứa sẽ có dịp sẽ quay trở lại nơi đây thăm anh.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 8)
“Lặng lẽ Sa Pa” kể về một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi đang làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn. Công việc chính của anh thực hiện công tác khí tượng cung cấp các số liệu thời tiết thu thập được. Công việc cực nhọc, vất vả vì vậy đã bốn năm anh chưa về thăm nhà. Cuộc sống một mình khiến anh luôn khao khát được trò chuyện với con người. Trong một lần tình cờ, anh đã có dịp gặp gỡ ông họa sĩ và cô kĩ sư. Họ được anh mời đến thăm nơi ở của mình. Ở đây anh kể ra công việc thực hiện hàng ngày của mình. Công việc khó khăn vất vả nhưng anh vẫn tự giác thực hiện nó hàng ngày. Từ đây, ông họa sĩ là người đã phát hiện ra phẩm chất cao quý, tâm hồn chân thực của anh thanh niên nên đã phác họa ra bức chân dung. Không chỉ vậy ở đây đều có những người lao động cần cù và chăm chỉ như anh thanh niên. Họ đều thể hiện lao động chăm chỉ, thầm lặng để đóng góp cho đất nước. Khi về anh tặng cho họ một làn trứng, qua chuyến đi anh thanh niên để lại những ấn tượng tốt đẹp cho ông họa sĩ và cô kĩ sư về những người lao động âm thầm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 9)
“Lặng lẽ Sa Pa” kể về nhân vật chính là một anh thanh niên 27 tuổi, sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm mây mù bao phủ. Công việc chính của anh là công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lý địa cầu. Công việc ấy đòi hỏi anh phải có tinh thần trách nhiệm cao vì thế bốn năm nay anh chưa về nhà một lần. Trong một lần anh gặp gỡ với ông họa sĩ và cô kĩ sư, họ cùng lên thăm chỗ anh ở. Anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình - những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Ông họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau một lúc nói chuyện họ chia tay. Trước khi ra về anh không quên tặng hai người một làn trứng để ăn trưa, và cô kĩ sư một bó hoa. Anh đã để lại những ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 10)
Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thành Long. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa nhân vật anh thanh niên, cô kĩ sư và ông họa sĩ già. Trong đó anh thanh niên là một người làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Còn cô kĩ sư và ông họa sĩ tình cờ quen nhau trong một chuyến đi từ Hà nội lên Sa Pa. Và trên chuyến đi đó họ đã có một cuộc gặp gỡ đầy thú vị với anh thanh niên, người được coi là cô độc nhất trên thế gian khi làm việc một mình trên đỉnh núi cao. Qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, anh thanh niên đã giới thiệu cho cô gái và bác họa sĩ hiểu rõ hơn về công việc và cuộc sống của mình. Công việc của anh là một công việc vất vả và phải đòi hỏi tính chính xác cao. Thời gian trôi qua thật nhanh, chẳng mấy chốc đã hết giờ nghỉ và họ lại phải chia tay nhau trong sự tiếc nuối. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về những con người lao động thầm lặng, cống hiến cho tổ quốc trong thời kì đổi mới.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 11)
Trên cùng chuyến xe đi từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau và họ nói chuyện rất vui vẻ. Trong lúc khi xe dừng 30 phút để hành khách nghỉ ngơi thì bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn kiêm vật lí địa cầu.
Vì tính chất công việc nên anh đã ở đây 4 năm mà chưa về nhà 1 lần, một mình sống trên đỉnh núi nên anh bao giờ cũng cảm thấy thèm hơi người, luôn mong muốn có người nói chuyện đến nỗi có lúc anh đã phải dùng cây chắn ngang đường để mong được tiếp xúc với người qua đường.
Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên hào hứng có dịp kể mọi người nghe về công việc hàng ngày của mình - một công việc cao quý, thầm lặng, vô cùng có ích cho cuộc sống. Mặc dù sống và làm việc trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt nhưng anh luôn tích cực, hết mình với công việc. Ông họa sĩ già đã phát hiện những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh và có ý muốn vẽ một bức chân dung về anh. Nhưng anh thanh niên đã từ chối vì còn có nhiều tấm gương sáng trong lao động, sản xuất xứng đáng hơn anh. Chẳng biết từ lúc nào những con người vô tình gặp nhau trở nên thân thiết, gần gũi.
Sau chút ít thời gian nói chuyện họ phải chia tay nhau và ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư xúc động nghẹn ngào chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến. Trước khi ra về anh thanh niên còn tặng mọi người một làn trứng để ăn trưa. Anh đã để lại nhiều ấn tượng đpẹ trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sưu, ông họa sĩ hứa sẽ có dịp sẽ quay trở lại nơi đây thăm anh.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 12)
Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn kể về cuộc gặp gỡ thú vị giữa nhân vật bác họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn. Nội dung chính của câu chuyện gói gọn trong 30 phút bác lái xe cho xe nghỉ. Trong 30 phút ngắn ngủi, anh thanh niên đã trò chuyện cùng ông họa sĩ, cô kĩ sư và giới thiệu cho mọi người về cuộc sống và công việc của mình. Ông họa sĩ già đã ngỏ lời được vẽ kí họa chân dung anh thanh niên nhưng anh đã khéo léo từ chối. Qua câu chuyện nhà văn Nguyễn Thành Long đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp giản dị cũng như sự hy sinh của những con người lao động trong thời kì đổi mới đất nước.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 13)
Truyện Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của một chuyến đi thực tế ở Lào Cai của Nguyễn Thành Long vào mùa hè năm 1970. Tác phẩm có cốt truyện đơn giản: một họa sĩ già trong một chuyến đi từ Hà nội lên Sa Pa gặp cô kĩ sư mới ra trường lên Sa Pa nhận công tác và họ đã trở thành những người bạn đồng hành trên một chuyến xe. Họ được bác lái xe kể cho nghe về anh thanh niên - “một trong những người cô độc nhất thế gian” ở đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Và sau đó là cuộc gặp gỡ nói chuyện giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên tại nơi anh ở và làm việc. Anh thanh niên 27 tuổi, quê ở Lào Cai. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất. Một ngày anh phải báo về trung tâm bốn lần: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, một giờ sáng. Công việc của anh đòi hỏi tính chính xác, kiên trì nhưng anh vẫn luôn yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Anh tự tạo cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ. Anh có một căn nhà ngăn nắp, ngọn gàng, có vườn rau, vườn hoa và có sách là bạn. Anh tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng cô kĩ sư bó hoa, tặng ông họa sĩ một giỏ trứng. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của anh thanh niên. Ông muốn vẽ anh những anh từ chối và giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn đó là ông kĩ sư ở vườn rau xu hào, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong ba mươi phút nhưng anh thanh niên đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp cho cô gái và ông họa sĩ về những con người làm việc hăng say mà thầm lặng cho đất nước trong cái lặng lẽ của Sa Pa - nơi mà người ta tưởng như chỉ có sự nghỉ ngơi.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 14)
Chuyến xe khách đường dài Hà Nội - Lào Cai hôm ấy có hai người khách được mời lên ghế đầu là một ông họa sĩ già và một cô kĩ sư trẻ mới ra trường. Ông họa sĩ già đi thực tế lên Lai Châu; ông đã xin anh em trong cơ quan hoãn bữa tiệc cuối tuần sau, bữa tiệc tiễn ông về hưu. Cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở Ti Nông nghiệp Lai Châu. Bác lái xe đã có 32 năm công tác trên tuyến đường này, từng chở lên chở về bao nhiêu họa sĩ như Tô Ngọc Vân, Hoàng Kiệt... Câu chuyện giữa bác lái xe và ông họa sĩ già càng trở nên thân tình. Ông họa sĩ già coi cô gái như con, và hứa sẽ đưa cô đến Ti Nông nghiệp Lai Châu giao cho ông Trưởng ti hết sức giúp đỡ cô rồi mới quay về.
Khi nắng bắt đầu đốt cháy rừng cây, Sa Pa bắt đầu hiện ra với những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng, chiếc xe phải dừng sít lại, mọi người cùng kêu lên. Bác lái xe xướng to: xe nghỉ lấy nước, bà con lót dạ, nghỉ nửa tiếng. Bác lái xe nói với họa sĩ: "Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn". Đó là một anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m.
Sống một mình giữa mây mù lạnh lẽo nên anh ta rất "thèm người". Họa sĩ xúc động khi nhìn thấy anh thanh niên đi tới:, tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ. Anh thanh niên đưa cho bác lái xe củ tam thất vừa đào được gửi biếu vợ bác lái xe vừa ốm dậy. Bác lái xe trao cho anh thanh niên gói sách mua hộ từ Hà Nội. Bác lái xe giới thiệu với anh thanh niên hai người khách quý và dặn đưa lên nhà đãi món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn.
Anh thanh niên xin phép chạy về trước. Anh đã hái một bó hoa dơn, hoa thược dược vàng, tím, đỏ... tặng cô kĩ sư trẻ. Anh giới thiệu về công việc đo gió, đo mưa, đo nung, tính mây... của mình để dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Anh kể lại những đêm gió tuyết, vào lúc một giờ, một mình cầm đèn bão đi ra "vườn" lấy số liệu, như bị gió chặt ra từng khúc trong cái im lặng dễ sợ.
Họa sĩ đảo qua ba gian nhà sạch sẽ với bàn ghế, sổ sách, máy bộ đàm,... một chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách. Cô gái ngồi vào bàn lật xem bìa một cuốn sách... Anh thanh niên rót nước chè mời khách. Họa sĩ già thích thú nhấp chén trà nóng. Anh thanh niên nói lên tâm trạng của mình là rất "thèm" người, với bao nỗi nhớ, không phải là nhớ phồn hoa đô hội. Công việc tuy gian khổ, nhưng anh nghĩ: "mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?" Anh cho biết thành tích , mình đã phát hiện một đám mây khô nên không quân ta hạ được nhiều máy bay phản lực MT trên cầu Hàm Rồng.
Nhìn thấy họa sĩ hí hoáy kí họa. anh nói: "Bác đừng mất công vẽ cháu!... Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa bác hãy vẽ Sa Pa vẽ ông ta đi, bác". Hay anh kĩ sư lập bản đồ sét, trán cứ hói ra, đã mười một năm không một ngày xa cơ quan. Bác họa sĩ già thầm nghĩ: "Người con trai ấy đáng yên thật..."
Chỉ còn lại 5 phút nữa. Anh thanh niên gửi tặng một làn trứng gà tươi để khách ăn đường. Họa sĩ già hứa sẽ trở lại ở chơi ít hôm. Cô kĩ sư trẻ chìa tay cho anh thanh niên nắm với lời "chào anh".
Họa sĩ xách cái làn trứng, cô gái ôm bó hoa to, theo bậc cấp xuống đồi. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo. Cô gái hồi hộp, im lặng...
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 15)
Chuyện kể về ba nhân vật chính là anh thanh niên, cô kĩ sư trẻ và ông họa sĩ già. Họ tình cờ gặp nhau trong một dịp khi ông họa sĩ và cô kĩ sư cùng chung chuyến xe lên miền núi. Trên chuyến xe đó, họ được bác lái xe giới thiệu đến một anh thanh niên khoảng hai mươi bảy tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất. Với đặc thù công việc, anh sống một mình ở đó quanh năm suốt tháng dẫn đến tình trạng thèm người. Nhiều khi anh xuống núi, lấy thanh gỗ chặn xe giữa được chỉ để có hơi người, được nói chuyện với con người. Qua lời kể này, ông họa sĩ và cô kĩ sư vô cùng ấn tượng với anh và quyết định lên thăm anh vào lúc nghỉ giải lao. Anh thanh niên hào hứng kể lại cho họ về cuộc sống của mình, những thú vui mà mình tự tạo ra khi ở một mình trong điều kiện, hoàn cảnh này. Anh tự tạo cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ. Anh có một căn nhà ngăn nắp, gọn gàng, có vườn rau, vườn hoa và có sách là bạn. Anh tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng cô kĩ sư bó hoa, tặng ông họa sĩ một giỏ trứng. Cảm động trước lẽ sống của anh, ông họa sĩ ngỏ ý vẽ tặng anh bức tranh chân dung nhưng anh từ chối vì anh cho rằng ngoài kia còn có rất nhiều người xứng đáng được vẽ hơn mình. Cuộc gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong tâm trí mỗi người những cảm xúc riêng rất khó tả, khó quên và là động lực để họ sống, cống hiến cho xã hội, cho đất nước những điều tốt đẹp hơn.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 16)
Tác phẩm lặng lẽ sa pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, tác giả cũng là một cây bút tài hoa có rất nhiều những tác phẩm tiêu biểu và lặng lẽ sa pa là một tác phẩm như vậy. Nguyễn Thành Long sáng tác truyện này năm 1970 trên chuyến đi thực tế đến Lào Cai của ông. Câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, ca ngợi những con người thầm lặng đang ngày đêm góp sức mình vào để bảo vệ tổ quốc bảo vệ quê hương. Truyện lặng lẽ sa pa kể về hành trình đi thực tế của một ông hoa sĩ già đến Lai Châu, trên đường đi ông làm quen được với cô kỹ sư trẻ mới ra trường nhận công tác trên Lai Châu, ông họa sĩ, cô gái và bác lái xe nhanh chóng trở nên thân thiết với nhau qua những câu chuyện kể đời thường. Sau đó bác tài xế giới thiệu cho cô gái và ông họa sĩ già chàng trai trẻ làm việc một mình trên đồi Yên Sơn, công việc của anh là khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa ba người trong căn nhà trên đỉnh núi xoay quanh những công việc của chàng trai trẻ, anh kể với giọng say sưa và tự hào được làm công việc đo mưa, đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động phục vụ cho dự báo thời tiết hàng ngày. Khi ông họa sĩ muốn vẽ anh thì chàng trai ngay lập tức tỏ ý không xứng được vẽ vì ngoài kia vẫn còn nhiều người xứng hơn anh, đó là bác kỹ sư làm ở vườn rau Sapa hàng ngày thụ phấn thay ong để tạo ra những củ su hào to hơn, ngon hơn, đó là đồng chí nghiên cứu khoa học làm công việc chờ sét, luôn trong tư thế sẵn sàng chờ sét để làn bản đồ sét cho nước ta, có cái bản đồ sét thì bao nhiêu của cải dưới lòng đất sẽ được biết hết. Trong căn nhà cũ tiếng nói rôm rả của chàng trai, tiếng lòng cảm động của cô gái và những tâm trạng như rối bời của ông hoạ sĩ. Kết thúc thời gian nghỉ giữa chặng cô gái và ông hoạ sĩ ra về mang theo rổ trứng của chàng trai làm quà, ông hoạ sĩ thì hứa nhất định sẽ quay trở lại, mỗi người đều mang một cảm giác luyến tiếc, lưu luyến của riêng mình.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 17)
Nhân vật chính của câu chuyện Lặng lẽ Sapa là anh thanh niên làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn trong thời tiết rét lạnh khắc nghiệt và không có ai bầu bạn nên anh vẫn luôn "thèm người". Công việc chính của anh là thực hiện công tác khí tượng, cung cấp số liệu thời tiết thu thập được cho cơ quan thủy văn. Đây là công việc vất vả, khó khăn, do tính chất công việc nên anh đã ở đây 4 năm mà chưa về nhà 1 lần, một mình sống trên đỉnh núi sương gió.
Câu chuyện kể về lần gặp gỡ giữa anh thanh niên với những người ở dưới xuôi lên, bao gồm ông họa sĩ và cô kĩ sư, họ đến thăm nơi anh làm việc. Anh kể cho họ nghe công việc thường ngày của mình, dù khó khăn và cũng chẳng ai kiểm tra, nhưng anh vẫn tự giác thực hiện nó mỗi ngày. Không chỉ vậy, anh còn tự tạo thêm cho mình công việc khác để vơi đi sự cô đơn. Qua cuộc trò chuyện, ông họa sĩ đã nhận ra anh thanh niên là người có tâm hồn cao đẹp, tính cách giản dị và phẩm chất cao quý nên đã đề nghị muốn phác họa chân dung anh nhưng bị anh từ chối. Anh nói rằng còn rất nhiều người có đóng góp và phẩm chất tốt đẹp ở đây như ông kĩ sư ở vườn rau xu hào, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Họ đều là những người lao động chân chính, chăm chỉ như anh thanh niên, ngày ngày thầm lặng đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước.
Kết thúc câu chuyện là những ấn tượng tốt đẹp về anh thanh niên của ông họa sĩ và cô kĩ sư. Tuy chỉ là cuộc trò chuyện ngắn ngủi nhưng lại đầy cảm xúc, họ chào tạm biệt nhau, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư xúc động nghẹn ngào chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 18)
“Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện kể về một anh thanh niên 27 tuổi đang làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn 2600 m. Công việc hàng ngày của anh là thực hiện công tác khí tượng cung cấp các số liệu thời tiết thu thập được. Công việc cực nhọc, vất vả, nên đã 04 năm anh chưa được về thăm nhà dù chỉ một lần. Cuộc sống một mình khiến anh vô cùng cô đơn, luôn khao khát được trò chuyện với con người. Trong một lần tình cờ, anh đã có dịp gặp gỡ ông họa sĩ và cô kỹ sư. Họ được anh mời đến thăm nơi ở của mình. Ở đây, anh đã kể ra công việc thực hiện hàng ngày của mình. Công việc khó khăn vất vả nhưng anh vẫn tự giác thực hiện nó hàng ngày. Từ đây, ông họa sĩ là người đã phát hiện ra phẩm chất cao quý, tâm hồn chân thực của anh thanh niên nên đã ngỏ ý phác họa cho anh một bức chân dung. Không chỉ vậy ở đây đều có những người lao động cần cù và chăm chỉ như anh thanh niên. Họ đều thể hiện lao động chăm chỉ, thầm lặng để đóng góp cho đất nước. Khi về anh tặng cho họ một làn trứng. Qua chuyến đi đó, anh thanh niên đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cho ông họa sĩ và cô kỹ sư về những người lao động đang âm thầm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 19)
Trên cùng chuyến xe đi từ Hà Nội lên Lào Cai, có một ông họa sĩ, bác lái xe, cô kỹ sư trẻ tình cờ quen nhau và họ đã nói chuyện rất vui vẻ. Trong lúc khi xe dừng ba mươi phút để hành khách nghỉ ngơi, thì bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô ỹĩ sư về anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn kiêm vật lý địa cầu. Vì tính chất công việc nên anh đã ở đây 04 năm mà chưa về thăm quê hương, gia đình dù chỉ một lần. Một mình sống trên đỉnh núi nên anh bao giờ cũng cảm thấy thèm hơi người, luôn mong muốn có người nói chuyện đến nỗi có lúc anh đã phải dùng cây chắn ngang đường để mong được tiếp xúc với người qua đường. Trong cuộc gặp gỡ ba mươi phút đó, anh thanh niên vô cùng hào hứng có dịp kể mọi người nghe về công việc hàng ngày của mình - một công việc cao quý, thầm lặng, vô cùng có ích cho cuộc sống. Mặc dù sống và làm việc trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, đầy rẫy những khó khăn nhưng anh luôn tích cực, hết mình và có trách nhiệm với công việc. Ông họa sĩ già đã phát hiện những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh và có ý muốn vẽ một bức chân dung về anh. Nhưng anh thanh niên đã từ chối vì còn có nhiều tấm gương sáng trong lao động, sản xuất xứng đáng hơn anh. Chẳng biết vì lý do gì mà những con người vô tình gặp nhau trở nên thân thiết, gần gũi. Sau chút ít thời gian nói chuyện họ phải chia tay nhau và ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kỹ sư xúc động nghẹn ngào chia tay anh để tiếp tục khám phá với bao tình cảm lưu luyến. Trước khi ra về anh thanh niên còn tặng mọi người một làn trứng để ăn trưa. Anh đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng ông họa sĩ và cô kỹ sư, đồng thời ông họa sĩ cũng hứa nếu có dịp sẽ quay trở lại nơi đây thăm anh.
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa (mẫu 20)
Truyện Lặng lẽ Sa Pa là thành quả của một chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả Nguyễn Thành Long vào mùa hè năm 1970. Tác phẩm có cốt truyện khá đơn giản: Một người họa sĩ già trong một chuyến đi từ Hà Nội lên Sa Pa gặp cô kỹ sư mới ra trường lên Sa Pa nhận công tác, và họ đã trở thành những người bạn đồng hành trên một chuyến xe. Họ được bác lái xe kể cho nghe về anh thanh niên - “Một trong những người cô độc nhất thế gian” ở trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m. Và sau đó là cuộc gặp gỡ nói chuyện giữa một ông họa sĩ, cô kỹ sư với anh thanh niên tại nơi anh ở và làm việc. Anh thanh niên 27 tuổi, quê ở Lào Cai, công việc của anh là làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, cụ thể là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hàng ngày để nhằm phục vụ sản xuất. Một ngày anh phải báo về trung tâm bốn lần: Bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, một giờ sáng. Công việc của anh đòi hỏi tính chính xác, kiên trì, bền bỉ nhưng anh vẫn luôn yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Anh tự tạo cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần thoải mái, hạnh phúc. Anh có một căn nhà ngăn nắp, gọn gàng, có vườn rau, vườn hoa và có sách là bạn. Anh tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng cô kỹ sư bó hoa, tặng ông họa sĩ một giỏ trứng. Ông họa sĩ cảm nhận được sự gần gũi, tốt bụng của anh thanh niên. Ông muốn vẽ anh nhưng anh từ chối và giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn đó là ông kĩ sư ở vườn rau xu hào, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong vòng có ba mươi phút, nhưng anh thanh niên đã để lại nhiều ấn tượng xúc cảm cho cô gái và ông họa sĩ về những con người làm việc hăng say mà thầm lặng cho đất nước trong cái lặng lẽ của Sa Pa - nơi mà người ta tưởng như chỉ có sự nghỉ ngơi, nơi địa đầu xa xôi của Tổ quốc.
Để học tốt bài học Lặng lẽ Sa Pa lớp 9 hay khác:
Các bài soạn văn lớp 9 hay khác:
- Làng (trích)
- Chương trình địa phương phần tiếng việt
- Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- Ôn tập phần tiếng việt
- Chiếc lược ngà
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:
- Soạn Văn 9 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 9 (siêu ngắn)
- Soạn Văn 9 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 9
- Tác giả - Tác phẩm Văn 9
- Lý thuyết, Bài tập Tiếng việt - Tập làm văn 9
- 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 9
- Giải vở bài tập Ngữ văn 9
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Ôn thi vào lớp 10 môn Văn
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn lớp 9 | Soạn bài lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 9 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều