Công thức tính số pin của bộ nguồn (hay, chi tiết)
Công thức tính số pin của bộ nguồn (hay, chi tiết)
Công thức tính số pin của bộ nguồn Vật Lí lớp 11 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Vật Lí 11.
Bài viết Công thức tính số pin của bộ nguồn hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức - Đơn vị đo, Mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính số pin của bộ nguồn Vật Lí 11.
1. Định nghĩa
Có thể ghép nhiều nguồn thành bộ (bộ nguồn điện) theo một trong các cách dưới đây
+ Bộ nguồn nối tiếp là bộ nguồn gồm các nguồn được ghép nối tiếp với nhau, cực âm của nguồn điện trước được nối với cực dương của nguồn điện tiếp sau để thành một dãy liên tiếp như sơ đồ sau:
Hoặc
Suất điện động của bộ nguồn ghép nối tiếp bằng tổng các suất điện động của các nguồn có trong bộ.
Điện trở trong rb của bộ nguồn ghép nối tiếp bằng tổng các điện trở trong của các nguồn có trong bộ.
Khi đó suất điện động của bộ và điện trở trong của bộ nguồn tính như sau:
ξb = ξ1 + ξ2 + ξ3 +….+ξn
rb = r1 + r2 + … + rn.
Trường hợp có n nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động ξ và điện trở trong r ghép nối tiếp:
ξb = nξ ; rb = nr.
+ Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau được ghép song song với nhau, trong đó nối cực dương của các nguồn vào cùng một điểm A và nối cực âm của các nguồn vào cùng một điểm B như sau:
Khi đó suất điện động của bộ nguồn bằng suất điện động ξ của mỗi nguồn và điện trở trong rb của bộ nguồn ghép song song nhỏ hơn n lần so với điện trở trong của mỗi nguồn.
Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc song song khi có n nguồn giống nhau mỗi nguồn có suất điện động ξ và điện trở trong r là:
Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng gồm n dãy ghép song song, mỗi dãy gồm m nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp như sơ đồ sau
Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn hỗn hợp đối xứng là
2. Công thức – Đơn vị đo
1, Bộ nguồn có n nguồn giống nhau có suất điện động ξ và điện trở trong r mắc nối tiếp tạo ra suất điện động ξb và điện trở trong rb thì số nguồn của bộ được xác định bằng biểu thức:
Hoặc
Trong đó:
+ n là số nguồn của bộ nguồn ghép nối tiếp,
+ ξb là suất điện động của bộ nguồn, có đơn vị vôn (V);
+ ξ là suất điện động của mỗi nguồn, có đơn vị vôn (V);
+ rb là điện trở trong của bộ nguồn, có đơn vị ôm (Ω);
+ r là điện trở trong của mỗi nguồn, có đơn vị ôm (Ω);
2, Bộ nguồn có n nguồn giống nhau có suất điện động ξ và điện trở trong r mắc song song tạo ra suất điện động ξb và điện trở trong rb thì số nguồn của bộ được xác định bằng biểu thức:
Trong đó:
+ n là số nguồn của bộ nguồn ghép song song,
+ rb là điện trở trong của bộ nguồn, có đơn vị ôm (Ω);
+ r là điện trở trong của mỗi nguồn, có đơn vị ôm (Ω);
3, Bộ nguồn hỗn hợp xung đối có suất điện động ξb và điện trở trong rb thì số nguồn trên một dãy là:
Số dãy nguồn mắc song song là:
Trong đó:
+ m là số nguồn trên một dãy nối tiếp, n là số dãy song song.
+ ξb là suất điện động của bộ nguồn, có đơn vị vôn (V);
+ ξ là suất điện động của mỗi nguồn, có đơn vị vôn (V);
+ rb là điện trở trong của bộ nguồn, có đơn vị ôm (Ω);
+ r là điện trở trong của mỗi nguồn, có đơn vị ôm (Ω);
3. Bài tập minh họa
Bài 1: Cần sử dụng bao nhiêu pin có suất điện động 1,5 V và điện trở trong 0,5 Ω để ghép nối tiếp tạo ra một nguồn có suất điện động 12 V? Khi đó điện trở trong của nguồn là bao nhiêu?
Bài giải:
Số pin cần ghép nối tiếp là: n = ξb : ξ = 12 : 1,5 = 8
Khi đó điện trở trong của bộ nguồn là: rb = nr = 8.0,5 = 4 (Ω)
Đáp án: 8 pin ghép nối tiếp và rb = 4 Ω.
Bài 2: Cần sử dụng bao nhiêu pin có suất điện động 1,5V và điện trở trong 1 Ω để tạo ra một bộ nguồn có suất điện động 6V và điện trở trong 1 Ω.
Bài giải:
Vì bộ nguồn có suất điện động lớn hơn suất điện động của mỗi pin nhưng điện trở trong của bộ nguồn lại bằng điện trở trong của một nguồn, do đó ta cần ghép các pin lại theo cách hỗn hợp đối xứng.
Số nguồn được mắc nối tiếp trên một dãy là
Số dãy nguồn mắc song song là
Vậy số pin cần dùng là: m.n = 4.4 = 16
Đáp án: Vậy cần 16 pin mắc thành 4 dãy song song, mỗi dãy có 4 pin.
Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 11 quan trọng hay khác:
Công thức tính điện năng hao phí trong nguồn điện có điện trở trong
Công thức tính công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)