Bài 23: Hai Bà Trưng Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 23: Hai Bà Trưng sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 23.

Bài 23: Hai Bà Trưng Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức

Đọc: Hai Bà Trưng trang 102, 103

* Khởi động:

Câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe bài hát về một người anh hùng và nói tên người anh hùng được nhắc tên trong bài hát đó.

Trả lời:

Ca khúcBiết ơn chị Võ Thị Sáucủa nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Bài ca là hình ảnh nguời nữ anh hùng của lực lượng Công an nhân dân - chị Võ Thị Sáu.

* Đọc văn bản:

Hai Bà Trưng

Đọc: Hai Bà Trưng trang 104, 105 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Đọc: Hai Bà Trưng trang 104, 105 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Đọc: Hai Bà Trưng trang 104, 105 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

* Nội dung chính: Bài đọc “Hai Bà Trưng” kể về câu chuyện hai người con gái Trưng Trắc và Trưng Nhị đã quét sạch bè lũ cướp nước Tô Định mang lại hòa bình cho non sông đất nước. Hai bà là hai vị nữ anh hùng đầu tiên được lưu danh sử sách nước nhà.

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm những chi tiết cho thấy tội ác của giặc ngoại xâm.

Trả lời:

Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thủ lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cả sấu, thuồng luồng,…

Câu 2 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hãy giới thiệu về Hai Bà Trưng: Quê quán, tài năng, chí hướng.

Trả lời:

Quê quán: huyện Mê Linh.

Tài năng: hai chị em dều giỏi võ nghệ.

Chí hướng: đều nuôi chí giành lại non sông.

Câu 3 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 3: Theo em, vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?

Trả lời:

Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị giết chết bởi tướng giặc Tô Định. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù.

Câu 4 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hình ảnh Hai Bà Trung và đoàn quân ra trận được miêu tả hào hùng như thế nào?

Trả lời:

Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đổi, theo suốt đường hành quân.

Câu 5 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nêu cảm nghĩ của em về hai vị anh hùng đầu tiên được lưu danh trong lịch sử nước nhà.

Trả lời:

Hai Bà Trưng không những là hai người phụ nữ vô cùng phi thường mà còn rất mưu chí, kiên cường và dũng cảm.

Nói và nghe: Kể chuyện Hai Bà Trưng trang 104

Hai Bà Trưng

Câu 1 trang 104 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nêu sự việc trong từng tranh.

Nói và nghe: Kể chuyện Hai Bà Trưng trang 106 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

  1. Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, bóc lột nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.
    1. Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách.
    2. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa quyết tâm bắt quân giặc phải đền nợ nước, trả thù nhà. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước.
    3. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương trong sự hân hoan chiến thắng của người dân.

Câu 2 trang 104 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

Trả lời:

Giặc phong kiến phương Bắc ngang nhiên sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, độc ác và giày xéo lên cuộc sống của những người dân vô tội. Chúng bắt dân ta phải dâng nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý giá. Chứng kiến tội ác dã man của chúng, lòng dân oán hận vô cùng. Trưng Trắc và Trưng Nhị là những người tài giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. Trước cảnh nước mất nhà tan, Hai Bà chờ thời cơ để phất cờ khởi nghĩa. Nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, người dân khắp nơi cũng xin đi theo. Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn. Giành lại được non sông, hai vị nữ anh hùng dân tộc từ chiến trận trở về, được nhân dân cả nước tôn vinh. Tên tuổi của Hai Bà Trưng còn mãi mãi sáng chói trong những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.

Viết trang 105

Câu 1 trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe - viết: Hai Bà Trưng (từ “Hai Bà Trung bước lên” tới “sạch bóng quân thù”).

Trả lời:

Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tròn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.

Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nưóc. Đất nước ta sạch bóng quân thù.

- Học sinh nghe cô giáo đọc rồi viết vào vở.

- Chú ý các từ ngữ dễ viết sai như: rìu búa

Câu 2 trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông

Viết trang 107 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

- Trú ẩn, chú trọng, chú ý, chăm chú, cô chú.

- Trợ giúp, hỗ trợ, hội chợ, viện trợ, chợ nổi.

Câu 3 trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 3: Làm bài tập a hoặc b

Viết trang 107 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:


Có chú bé ba tuổi,

Vẫn chẳng chịu nói, cười

Thấy giặc Ân xâm lược

Chợt vụt cao gấp mười.


Cuối ngựa, vung roi sắt

Ra trận, chú hiên ngang

Roi gãy, nhổ tre làng

Quật tới tấp, giặc tan.



Vùng đảo ấy bấy giờ

Không thuyền bè qua (lại).

Sóng mù mịt bốn bề

(Ai) mà không sợ (hãi)?


(Mai) An Tiêm không (ngại)

Có trí, có đôi (tay)

Có nước, có đất trời

Lo gì không sống nổi!

* Vận dụng:

Câu hỏi trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể cho người thân về một nhân vật lịch sử có công với đất nước.

Trả lời:

Ngô Quyền là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Ông là người lãnh đạo nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa chống lại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Trận chiến này đã giúp nhân dân ta thoát khỏi hơn một nghìn năm bị triều đình phương Bắc đô hộ. Từ đó đã mở ra một thời kì độc lập cho dân tộc. Ngô Quyền ghi danh vào trang sử hào hùng của dân tộc không chỉ là vị tướng tài năng, mà còn là người đầu tiên "mở nước xưng Vương", đặt nền móng cho độc lập, tự chủ thực sự và lâu dài của dân tộc. Ông chính là vị anh hùng dân tộc mà em rất yêu mến và kính trọng.

Bài giảng: Bài 23: Hai Bà Trưng - Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên VietJack)

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên