10+ Dàn ý bài văn thuật lại một sự việc lớp 4 (hay nhất)
Dàn ý bài văn thuật lại một sự việc lớp 4 hay nhất với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Dàn ý chung bài văn thuật lại một sự việc
- Dàn ý mẫu
- Dàn ý bài văn thuật lại một sự việc (mẫu 1)
- Dàn ý bài văn thuật lại một sự việc (mẫu 2)
- Dàn ý bài văn thuật lại một sự việc (mẫu 3)
- Dàn ý bài văn thuật lại một sự việc (mẫu 4)
- Dàn ý bài văn thuật lại một sự việc (mẫu 5)
- Dàn ý bài văn thuật lại một sự việc (mẫu 6)
- Dàn ý bài văn thuật lại một sự việc (mẫu 7)
- Dàn ý bài văn thuật lại một sự việc (mẫu 8)
- Dàn ý bài văn thuật lại một sự việc (mẫu 9)
- Dàn ý bài văn thuật lại một sự việc (Các mẫu khác)
10+ Dàn ý bài văn thuật lại một sự việc lớp 4 (hay nhất)
I. Dàn ý chung bài văn thuật lại một sự việc
* Bố cục của bài văn:
Mở bài |
- Cách 1: Giới thiệu hoạt động (tên hoạt động, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động,…). - Cách 2: Nêu tên hoạt động và lí do em muốn tham gia hoạt động. |
Thân bài |
- Kể lần lượt các hoạt động theo trình tự (sử dụng các từ ngữ: đầu tiên, tiếp theo, sau đó, trong khi đó, bên cạnh đó, cuối cùng,…). - Mỗi hoạt động cần nêu cụ thể (hoạt động diễn ra trong bao lâu, ở địa điểm nào, em tham gia cùng với ai,…). - Có thể kết hợp nêu nhận xét, đánh giá về hoạt động (hoạt động ấn tượng nhất, thú vị nhất,…). |
Kết bài |
- Nêu kết quả của hoạt động. - Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động. |
* Những lưu ý:
- Các hoạt động cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
- Nêu rõ kết quả của hoạt động, việc làm.
- Chú ý thể hiện suy nghĩ, cảm xúc khi tham gia hoạt động.
II. Dàn ý mẫu
1. Dàn ý bài văn thuật lại hoạt động em cùng các bạn trong lớp đến thăm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
a. Mở bài:
- Tên hoạt động: Em và các bạn trong lớp đến thăm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
- Thời gian: Vào Chủ nhật tuần trước.
- Địa điểm: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
b. Thân bài:
- Giới thiệu về lịch sử và tham quan các khu trưng bày của bảo tàng:
+ cô hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử và các khu trưng bày của bảo tàng.
+ Các hiện vật cổ xưa được giới thiệu như bình phong gỗ, cọc nhọn Bạch Đằng, trống đồng Đông Sơn,…
+ Em ấn tượng nhất với chiếc trống đồng Đông Sơn.
=> Các bạn trong lớp ai cũng chăm chú lắng nghe và ghi chép.
- Tham quan phòng trưng bày và điêu khắc đá Chăm Pa:
+ Được chiêm ngưỡng các tác phẩm điêu khắc đá Chăm Pa, như Thần Indra, Bò Nandin, Thần Siva,…
+ Các tác phẩm điêu khắc này có liên quan đến các công trình kiến trúc cổ Việt Nam.
=> Các bạn trong lớp ai cũng thích mê.
- Tham gia các trò chơi khám phá lịch sử:
+ Tham gia các trò chơi thú vị, như trả lời câu hỏi về các sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam.
+ Trò chơi giúp củng cố kiến thức và tạo không khí vui vẻ cho mọi người.
- Mua quà lưu niệm:
+ Chúng em dừng lại tại cửa hàng lưu niệm để mua các món quà nhỏ xinh xắn như tranh, móc khóa hình trống đồng.
+ Mỗi bạn đều chọn cho mình một món quà để làm kỷ niệm về chuyến đi.
c. Kết bài:
- Kết quả của hoạt động:
+ Chuyến thăm bảo tàng đã mang lại cho em rất nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử và văn hóa dân tộc.
+ Em cảm thấy tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống mà dân tộc ta đã gìn giữ qua hàng nghìn năm.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động: Đây là một chuyến đi tuyệt vời đối với em và các bạn trong lớp.
2. Dàn ý bài văn thuật lại hoạt động lớp em đến chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 27 tháng 7
a. Mở bài:
- Tên hoạt động: Chuyến thăm và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.
- Thời gian: Ngày 27 tháng 7, nhân dịp kỉ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ.
- Địa điểm: Nghĩa trang liệt sĩ.
b. Thân bài:
- Chia nhóm và thực hiện chăm sóc các phần mộ:
+ Lau dọn bia mộ, quét dọn xung quanh nghĩa trang, mua hoa tươi để đặt lên các phần mộ.
+ Mỗi công việc đều được phân công cụ thể, tất cả mọi người đều nhiệt tình tham gia.
=> Chúng em đều cảm thấy vui vẻ vì biết rằng mình đang làm một việc ý nghĩa, giúp tưởng nhớ những anh hùng đã hi sinh.
- Lễ tưởng niệm các liệt sĩ:
+ Không khí trang nghiêm, thầy giáo chủ nhiệm thay mặt lớp dâng hương và thắp nén nhang lên từng phần mộ.
+ Chúng em đứng lặng im trong một phút mặc niệm, tưởng nhớ công lao của các anh hùng.
=> Cảm giác lúc đó thật thiêng liêng và xúc động.
- Đặt hoa tươi và tri ân các liệt sĩ:
+ Một số bạn trong lớp đã chuẩn bị bó hoa tươi thắm để đặt lên các phần mộ của các liệt sĩ.
+ Mỗi bó hoa là một sự tưởng nhớ chân thành, là cách để chúng em gửi gắm lòng biết ơn đến các anh hùng đã hi sinh vì đất nước.
=> Hoạt động này thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- Chụp ảnh kỉ niệm: Cả lớp cùng nhau chụp ảnh kỷ niệm tại nghĩa trang liệt sĩ.
c. Kết bài:
- Kết quả của hoạt động: Giúp em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động: Em cảm thấy rất tự hào và xúc động khi được tham gia hoạt động này.
3. Dàn ý bài văn thuật lại buổi lễ khai giảng năm học mới tại trường em
a. Mở bài:
- Tên hoạt động: Buổi lễ khai giảng năm học mới tại trường em.
- Thời gian: Vào sáng ngày 5 tháng 9 năm 2025.
- Địa điểm: Tại sân trường.
b. Thân bài:
- Tham gia lễ chào cờ:
+ Tập trung tại sân trường, đứng ngay ngắn, hát vang bài Quốc ca.
+ Không khí rất trang nghiêm.
- Các thầy cô đọc diễn văn khai giảng:
+ Thầy hiệu trưởng đọc diễn văn khai giảng, thầy đã nhắc đến những thành tích của trường trong năm học qua và kì vọng của nhà trường trong năm học mới.
+ Em nghe và cảm thấy rất hứng khởi, đầy động lực cho năm học mới.
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ:
+ Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc.
+ Ai cũng trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình.
=> Các tiết mục rất hay và hấp dẫn.
c. Kết bài:
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động:
+ Cảm thấy tự hào và vui mừng.
+ Đây là một hoạt động ý nghĩa và tạo động lực cho em bước vào năm học mới với nhiều thành tích tốt.
4. Dàn ý bài văn thuật lại buổi tham quan Vườn quốc gia Cúc Phương của lớp em.
a. Mở bài:
- Tên hoạt động: Buổi tham quan Vườn quốc gia Cúc Phương của lớp em.
- Thời gian: Trong tháng Mười vừa qua.
- Địa điểm: Vườn quốc gia Cúc Phương.
b. Thân bài:
- Tham quan khu bảo tồn động vật hoang dã:
+ Anh hướng dẫn viên đưa chúng em tham quan khu bảo tồn động vật hoang dã, nơi có các loài động vật quý hiếm.
+ Chúng em được chiêm ngưỡng các loài như Voọc Mông Trắng, Hươu sao, Gà Lô,…
- Đi bộ vào rừng tham quan các cây cổ thụ:
+ Được tận mắt nhìn thấy những cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi như Chò Ngàn Năm, Đăng cổ thụ.
+ Cây cổ thụ sừng sững giữa rừng như những bức tường thành vĩ đại ngàn.
+ Được nghe tiếng chim hót và hít thở không khí trong lành thật sự rất thư giãn và thú vị.
- Chơi trò chơi tìm hiểu về thảo mộc và các cây thuốc quý:
+ Mỗi nhóm có nhiệm vụ ghi lại các loại cây thuốc mà thầy cô giới thiệu.
+ Đây là hoạt động rất bổ ích, giúp em nhận thức về giá trị của thiên nhiên và cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.
- Cùng nhau thưởng thức bữa trưa tại hồ Mạc:
+ Trước khi kết thúc chuyến tham quan, lớp em dừng lại ở khu vực hồ Mạc để thưởng thức bữa trưa.
+ Không khí trong lành và cảnh vật xung quanh thật đẹp khiến bữa ăn trở thành một kỷ niệm đáng nhớ.
c. Kết bài:
- Kết quả của hoạt động: Giúp em hiểu thêm về thiên nhiên, đồng thời nhận thức rõ hơn về trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi người.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động: Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi tham gia chuyến đi này.
5. Dàn ý bài văn thuật lại một lần lớp em tham gia chương trình “Tết vì người nghèo”
a. Mở bài:
- Tên hoạt động: Tham gia chương trình “Tết vì người nghèo”.
- Thời gian: Chương trình diễn ra vào ngày 25 tháng Chạp.
- Địa điểm: Tại thôn An Phú.
b. Thân bài:
- Chuẩn bị quà Tết:
+ Lớp em tập trung tại trường, cùng các thầy cô và phụ huynh, chuẩn bị các phần quà Tết như gạo, dầu ăn, bánh kẹo, mì tôm.
+ Những vật phẩm này được xếp lên xe và di chuyển đến thôn An Phú.
- Trao quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn:
+ Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm phụ trách một khu vực trong thôn.
+ Lần lượt đến từng nhà, tận tay trao quà cho các cụ già và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
+ Nhìn thấy niềm vui và sự xúc động của các gia đình khi nhận quà, em cảm thấy rất hạnh phúc và xúc động.
- Dọn dẹp sân vui chơi cho trẻ em trong thôn:
+ Quét dọn, trang trí lại sân vui chơi, tổ chức một số trò chơi cho các em nhỏ.
+ Đây là hoạt động rất thú vị và em cảm thấy vui khi không chỉ giúp đỡ các gia đình nghèo, mà còn mang đến niềm vui cho các em nhỏ.
- Thưởng thức bữa cơm trưa ấm cúng cùng người dân trong thôn.
c. Kết bài:
- Kết quả của hoạt động: Mang lại niềm vui cho những người nghèo và giúp đỡ các em nhỏ trong thôn.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động: Em cảm thấy rất tự hào và vui mừng khi được tham gia vào một chương trình ý nghĩa như vậy.
6. Dàn ý bài văn thuật lại hoạt động em cùng các anh chị đoàn thanh niên đến thăm hỏi các gia đình thương binh – liệt sĩ
a. Mở bài:
- Tên hoạt động: Em cùng các anh chị đoàn thanh niên đến thăm hỏi các gia đình thương binh – liệt sĩ.
- Thời gian: Vào ngày 27 tháng 7.
- Địa điểm: Tại địa bàn xã Bình An.
b. Thân bài:
- Tập trung và phân công công việc:
+ Đúng 8 giờ sáng, mọi người tập trung tại nhà văn hóa thôn để nhận nhiệm vụ.
+ Mỗi nhóm được phân công thăm hỏi các gia đình thương binh - liệt sĩ ở các khu vực khác nhau.
- Đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Tùng:
+ Đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Tùng, một người lính tham gia chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và bị thương trong trận đánh ác liệt.
+ Mặc dù ông đã lớn tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh và rất vui khi nhận được sự thăm hỏi.
+ Các anh chị trao tận tay ông phần quà nhỏ gồm gạo, dầu ăn, bánh kẹo.
- Đến thăm gia đình bà Trần Thị Lan vợ của liệt sĩ Trần Văn Cường:
+ Dù trải qua nhiều nỗi đau, bà vẫn kiên cường và tự hào về người chồng, con trai đã hi sinh vì đất nước.
+ Em cảm nhận được tình yêu và lòng tự hào mà bà dành cho những người đã khuất, điều này khiến em thêm trân trọng những hi sinh của thế hệ đi trước.
- Chụp ảnh lưu niệm và cảm xúc sau chuyến thăm hỏi:
+ Tất cả mọi người cùng nhau chụp ảnh lưu niệm.
+ Em cảm thấy lòng mình trào dâng niềm kính trọng sâu sắc.
+ Những câu chuyện mà em được nghe đã giúp em hiểu rõ hơn về sự hi sinh to lớn của các thế hệ đi trước để có được hòa bình như ngày hôm nay.
c. Kết bài:
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động: Em cảm thấy vui và hạnh phúc khi được tham gia một hoạt động ý nghĩa như vậy.
7. Dàn ý bài văn thuật lại một lần em được chứng kiến lễ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó tại trường
a. Mở bài:
- Tên hoạt động: Lễ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó.
- Thời gia: Vào đầu tháng 12.
- Địa điểm: Tại trường của em.
b. Thân bài:
- Thầy hiệu trưởng phát biểu bắt đầu buổi lễ:
+ Thầy hiệu trưởng lên phát biểu, chia sẻ về ý nghĩa của học bổng và tầm quan trọng của việc động viên các học sinh nghèo vượt khó.
+ Thầy nhấn mạnh học bổng là sự động viên lớn lao, giúp các em học sinh có thể tiếp tục con đường học tập của mình.
+ Thầy đọc tên các học sinh được nhận học bổng năm nay.
- Trao học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó:
+ Các em học sinh lần lượt bước lên sân khấu để nhận học bổng từ các thầy cô và các nhà hảo tâm.
+ Câu chuyện của các bạn học sinh nghèo vượt khó: Có bạn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống cùng bà ngoại, có bạn gia đình khó khăn, phải làm thêm ngoài giờ học để phụ giúp cha mẹ,…
+ Ánh mắt của các bạn khi nhận học bổng đều rạng ngời niềm vui, sự biết ơn.
+ Những tiếng vỗ tay của thầy cô, bạn bè vang lên tạo thành không khí ấm áp và cảm động.
=> Em rất xúc động khi nghe câu chuyện về sự cố gắng và nỗ lực học tập của các bạn học sinh.
- Thầy hiệu trưởng phát biểu kết thúc buổi lễ:
+ Thầy dành những lời động viên chân thành dành cho các em học sinh.
+ Thầy khuyến khích các em tiếp tục nỗ lực học tập, vượt qua mọi khó khăn để vươn tới thành công trong tương lai.
+ Cả trường vỗ tay chúc mừng những học sinh nhận học bổng, tạo nên không khí vui tươi và ấm áp.
c. Kết bài:
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động: Em cảm thấy rất xúc động và tự hào khi được chứng kiến những câu chuyện đầy nghị lực của các bạn học sinh.
8. Dàn ý bài văn thuật lại hoạt động trường em tổ chức cuộc thi “Gói bánh chưng xanh”
a. Mở bài:
- Tên hoạt động: Trường em tổ chức cuộc thi “Gói bánh chưng xanh”.
- Thời gian: Vào gần dịp Tết Nguyên Đán.
- Địa điểm: Tại sân trường em.
b. Thân bài:
- Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh và bắt đầu cuộc thi:
+ Đúng 8 giờ sáng, các lớp tập trung tại sân trường.
+ Mỗi lớp nhận một phần nguyên liệu gồm gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, lá dong, dây buộc và bảng hướng dẫn.
+ Giám khảo của cuộc thi là các thầy cô giáo trong trường.
+ Khi hiệu lệnh bắt đầu, không khí sân trường trở nên nhộn nhịp, các bạn học sinh khẩn trương vào công việc.
- Các lớp bắt tay vào gói bánh chưng:
+ Các bạn nữ trong lớp chuẩn bị lá dong, lau sạch và cắt gọn gàng.
+ Các bạn nam chuẩn bị các nguyên liệu như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn.
+ Các bạn lần lượt xếp lá dong, cho gạo, đỗ, thịt vào, gói lại chắc chắn, rồi buộc dây thật chặt.
+ Các thầy cô đi qua từng nhóm, động viên và kiểm tra bánh.
=> Không khí cuộc thi rất nhộn nhịp và hào hứng.
- Đánh giá và kết thúc cuộc thi:
+ Các giám khảo đánh giá các chiếc bánh dựa trên việc gói chắc chắn, vuông vắn và đẹp mắt.
+ Lớp em không đạt giải Nhất, nhưng rất vui vì đã làm việc cùng nhau và học hỏi được nhiều điều bổ ích.
c. Kết bài:
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động: Em cảm thấy tự hào và hạnh phúc vì chiếc bánh chưng mà lớp em đã làm.
- Ý nghĩa của hoạt động: Đã để lại cho em những kỉ niệm đáng nhớ về mùa xuân ấm áp, đầy ý nghĩa.
9. Dàn ý bài văn thuật lại một lần em tham gia lễ hội mùa xuân ở quê em
a. Mở bài:
- Tên hoạt động: Lễ hội mùa xuân ở quê em.
- Thời gian tổ chức: Vào ngày mồng Bảy Tết.
- Địa điểm: Lễ hội được tổ chức tại đình làng.
b. Thân bài:
- Lễ dâng hương cầu bình an:
+ Diễn ra từ sáng sớm, tại đình làng.
+ Người dân tụ tập để tham gia lễ dâng hương cầu bình an cho năm mới.
+ Em và gia đình thắp hương, cầu mong cho năm mới mọi điều suôn sẻ.
+ Không khí trang nghiệm, tạo cảm giác linh thiêng.
- Tổ chức các trò chơi dân gian:
+ Các trò chơi được tổ chức ngay tại sân đình.
+ Kéo co: Từ trẻ em đến người lớn đều tham gia.
+ Đẩy gậy: Các anh trong làng thi đấu với nhau, thu hút nhiều sự chú ý.
+ Ném còn: Trò chơi truyền thống đặc sắc, không thể thiếu trong lễ hội mùa xuân.
+ Không khí vui vẻ, sôi động với tiếng cổ vũ từ mọi người.
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ:
+ Các tiết mục: Hát dân ca, múa lân.
+ Những vũ công múa lân biểu diễn đẹp mắt, âm nhạc du dương, các điệu múa rực rỡ.
+ Những màn múa lân khiến em trầm trồ và cảm thấy không khí lễ hội càng thêm náo nhiệt, vui tươi.
- Hội diễn đốt lửa trại:
+ Được tổ chức vào buổi tối.
+ Mọi người cùng tham gia đốt lửa trại, tạo nên không gian huyền ảo với những ngọn lửa sáng rực.
+ Khung cảnh thật đẹp và lộng lẫy.
c. Kết bài:
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động:
+ Em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương.
+ Em mong rằng những lễ hội như thế này sẽ được duy trì mãi mãi.
10. Dàn ý bài văn thuật lại một lần em tham gia đêm hội trăng rằm tại trường
a. Mở bài:
- Tên hoạt động: Lễ hội trăng rằm.
- Thời gian: Tối ngày 14 tháng 8 âm lịch.
- Địa điểm: Sân trường.
b. Thân bài:
- Trang trí sân trường và khai hội:
+ Sân trường được trang trí lộng lẫy với những đèn lồng màu sắc.
+ Tiếng trống khai hội vang lên, mở đầu cho đêm hội.
+ Thầy hiệu trưởng lên phát biểu, chúc mừng và gửi lời chúc tốt đẹp đến các học sinh.
=> Đêm hội bắt đầu với không khí sôi động và vui tươi.
- Tổ chức các trò chơi vui nhộn:
+ Một số trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây, kéo co, bịt mắt bắt dê, đặc biệt là trò đập niêu đất mà chúng em rất yêu thích.
+ Em cùng các bạn lớp mình tham gia trò đập niêu đất.
+ Không khí thật sôi động và vui vẻ.
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc:
+ Các bạn học sinh chuẩn bị những tiết mục múa lân, múa sạp.
+ Tiết mục múa lân của các anh chị lớp Năm thật ấn tượng, những chú lân với bộ trang phục màu vàng, đỏ nhảy múa uyển chuyển.
+ Chị Hằng, chú Cuội xuất hiện trong trang phục đẹp mắt, tạo không khí huyền bí và lung linh cho đêm hội.
=> Các tiết mục văn nghệ rất đặc sắc, đẹp mắt.
c. Kết bài:
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động:
+ Đêm hội trăng rằm tại trường em năm nay thật sự rất tuyệt vời.
+ Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi được tham gia vào một đêm hội đầy sắc màu và ấm áp như vậy.
Xem thêm các bài viết hướng dẫn làm văn mẫu lớp 4 hay khác:
- Dàn ý bài văn kể lại một câu chuyện
- Dàn ý đoạn văn tưởng tượng
- Dàn ý bài văn miêu tả con vật
- Dàn ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc
- Dàn ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT