Nghiệm của bất phương trình logarit lớp 11 (chi tiết nhất)

Bài viết Nghiệm của bất phương trình logarit lớp 11 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Nghiệm của bất phương trình logarit.

Nghiệm của bất phương trình logarit lớp 11 (chi tiết nhất)

Quảng cáo

1. Nghiệm của bất phương trình logarit

Bất phương trình logarit cơ bản có dạng logax > b (hoặc logax ≤ b, logax < b, logax ≥ b) với 0 < a ≠ 1.

Xét bất phương trình dạng logax > b:

Với a > 1, nghiệm của bất phương trình là x > ab.

Với 0 < a <1, nghiệm của bất phương trình là 0 < x < ab.

Chú ý: Các bất phương trình logarit cơ bản còn lại giải tương tự.

Nếu a > 1 thì loga u > loga v ⇔ u > v > 0.

Nếu 0 < a < 1 thì loga u > loga v ⇔ 0 < u < v.

2. Ví dụ minh họa về nghiệm của bất phương trình logarit

Ví dụ 1. Giải các bất phương trình:

a) log3 (x + 1) ≤ 1.

b) log12(x-1)<2.

c) log34x+64.

d) log2 (x + 3) > 4.

Quảng cáo

Hướng dẫn giải

a) log3 (x + 1) ≤ 1 ⇔ 0 < x + 1 ≤ 31 ⇔ –1 < x ≤ 2.

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là (–1; 2].

b) log12(x-1)<2⇔ x – 1 > 122 ⇔ x > 54.

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là 54;+.

c) log34x+64 ⇔ 4x + 6 ≥ 34 ⇔ 4x ≥ –3 ⇔ x ≥ -34.

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là -34;+.

d) log2 (x + 3) > 4 ⇔ x + 3 > 24 ⇔ x > 13.

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là (13; +∞).

Ví dụ 2. Giải các bất phương trình:

a) log0,7 (2x + 1) ≤ log0,7 (x – 1).

b) log132-x>log132x-1.

c) ln (x + 5) – ln (2x – 6) ≥ 0.

Quảng cáo

Hướng dẫn giải

a) Điều kiện: x > 1.

log0,7 (2x + 1) ≤ log0,7 (x – 1) ⇔ 2x + 1 ≥ x – 1 ⇔ x ≥ –2.

Kết hợp với điều kiện ta có: x > 1.

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là (1; + ∞).

b) Điều kiện: 12<x<2.

log132-x>log132x-1 ⇔ 2 – x < 2x – 1 ⇔ x > 1.

Kết hợp với điều kiện ta có: 1 < x < 2.

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là (1; 2).

c) Điều kiện: x > 3.

ln (x + 5) – ln (2x – 6) ≥ 0 ⇔ ln(x + 5) ≥ ln (2x – 6) ⇔ x + 5 ≥ 2x – 6 ⇔ x ≤ 11

Kết hợp với điều kiện ta có: 3 < x ≤ 11.

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là (3; 11].

Quảng cáo

Ví dụ 3. Áp suất khí quyển p (tính bằng kilopascal, viết tắt là kPa) ở độ cao h (so với mực nước biển, tính bằng km) được tính theo công thức lnp100=-h7. Khi ở độ cao trên 15 km thì áp suất khí quyển sẽ như thế nào?

Hướng dẫn giải

lnp100=-h7 nên h=-7lnp100.

Khi ở độ cao trên 15 km thì:

-7lnp100>15lnp100<-1570<p100<e-1570<p<100e-157.

Vậy khi ở độ cao trên 15 km thì áp suất khí quyển là số dương nhỏ hơn 100e-157.

3. Bài tập về nghiệm của bất phương trình logarit

Bài 1. Giải các bất phương trình:

a) log4 (2x + 3) ≤ 3.

b) log344x-3<4.

c) log3-2x-126.

d) log0,9 (4x + 7) > 3.

Bài 2. Giải các bất phương trình:

a) log (4x + 3) ≤ log (3x – 2).

b) ln (x + 9) > ln (2x + 3).

c) -log13x2+5x+4-log3x+4>12log32x+6.

Bài 3. Tìm tập xác định của các hàm số sau:

a) y=log3x-1.

b) y=1log2x2-log2x.

c) y = ln (1 – ln (x + 1)).

Bài 4. Một nghiên cứu cho thấy một nhóm học sinh được cho xem cùng danh sách các loài thực vật và kiểm tra lại xem họ nhớ được bao nhiêu % mỗi tháng. Sau t tháng, khả năng nhớ trung bình của nhóm học sinh được cho bởi công thức N(t) = 75 – 20ln (t + 1), t ≥ 0 (đơn vị %). Hỏi sau bao nhiêu tháng thì nhóm học sinh đó nhớ được dưới 30% danh sách các loài thực vật đó?

Bài 5. Mức cường độ âm (đo bằng dB) được tính bởi công thức L=10logII0, trong đó I là cường độ âm tính theo W/m2 và I0=10-12 W/m2. Âm thanh của một tuyến đường giao thông có mức cường độ âm thay đổi từ 75 dB đến 90 dB. Hỏi cường độ âm thay đổi trong đoạn nào?

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 11 sách mới hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học