Diện tích hình thang và cách giải bài tập (hay, chi tiết)



Bài viết Diện tích hình thang và cách giải bài tập sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Toán lớp 8

Diện tích hình thang và cách giải bài tập

I. Lý tuyết

1. Công thức tính diện tích hình thang

- Diện tích hình thang bằng nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao

 S=12a+b.h trong đó: a, b là độ dài hai đáy, h là độ dài đường cao.

Diện tích hình thang và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)

Cho hình thang ABCD có AB // CD, AB = a, DC = b. Đường cao AH = h. Khi đó: SABCD=12AB+CDAH=12a+b.h

2. Diện tích hình bình hành

Diện tích hình bình hành bằng tích của một cạnh nhân với chiều cao ứng với cạnh đó

S = a.h   với a là độ dài đáy, h là độ dài chiều cao tương ứng.

Diện tích hình thang và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)

Cho hình bình hành ABCD có CD = a, đường cao AH = h. Diện tích hình bình hành là:

SABCD=CD.AH=a.h

II. Dạng bài tập

Dạng 1: Tính diện tích hình thang

Phương pháp giải: Sử dụng công thức tính diện tích hình thang

S=12a+b.h trong đó: a, b là độ dài hai đáy, h là đường cao.

Ví dụ 1: Tính diện tích hình thang ABCD biết A^=D^=90°, C^=45°, AB = 1cm, DC = 3cm.

Lời giải:

Diện tích hình thang và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)

Vẽ BHCD tại H, BH là đường cao của hình thang ABCD BHD^=90°

Xét tứ giác ABHD có:

A^=D^=BHD^=90°

Tứ giác ABHD là hình chữ nhật (Dấu hiệu nhận biết)

AB = DH = 1cm

Lại có:

CD = DH + HC

3 = 1 + HC

HC = 3 – 1 = 2cm

Xét tam giác BHC vuông tại H ta có: C^=45° (giả thuyết)

tam giác BHC là tam giác vuông cân tại H (dấu hiệu nhận biết tam giác vuông cân)

BH = HC = 2cm (tính chất)

Diện tích hình thang ABCD là:

SABCD=12AB+CD.BH=121+3.2=4cm2.

Ví dụ 2: Cho hình thang cân ABCD có AB // CD và AB < CD. Kẻ đường cao AH. Biết AH = 8cm, HC = 12cm. Tính diện tích hình thang ABCD.

Lời giải:

Diện tích hình thang và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)

Kẻ BE vuông góc với DC tại EBEC^=90°

Vì AH là đường cao của hình thang nên AH vuông góc với DCAHD^=90°

Ta có: AH và BE cùng vuông góc với CD nên AH // BE (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Vì ABCD là hình thang cân AD=BCADH^=BCE^  (tính chất)

Xét tứ giác ABEH có:

AB // HE (do ABCD là hình thang)

AH // BE (chứng minh trên)

Do đó tứ giác ABEH là hình bình hành.

HE = AB (tính chất)

Xét tam giác AHD và tam giác BEC có:

AHD^=BEC^=90° (chứng minh trên)

ADH^=BCE^ (chứng minh trên)

AD=BC (chứng minh trên)

Do đó ΔAHD=ΔBEC(cạnh huyền – góc nhọn)

DH = EC (hai cạnh tương ứng)

Đặt DH = EC = x (0 < x < 12)

Khi đó: HE = HC – EC = 12 – x

Ta có: AB + DC = HE + DH + HE + EC (do AB = HE đã chứng minh ở trên)

AB + DC = 12 – x + x + 12 – x + x = 24cm

Diện tích hình thang ABCB là:

SABCD=12AB+CDAH=12.24.8=96cm2.

Dạng 2: Tính diện tích hình bình hành.

Phương pháp giải: Sử dụng công thức tính diện tích hình bình hành

Diện tích hình bình hành bằng tích của một cạnh nhân với chiều cao ứng với cạnh đó

S = a.h

Ví dụ 1:  Cho hình bình hành ABCD với cạnh AB=103cm, AD = 8cm, A^=60°. Tính diện tích hình bình hành.

Lời giải:

Diện tích hình thang và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)

Kẻ DE vuông góc với AB tại E, DE là đường cao của hình bình hành ABCD ứng với cạnh ABDEA^=90°

Gọi F là trung điểm của AD.

Xét tam giác AED vuông tại E ta có:

EF là đường trung tuyến

EF=FA=12DA (định lý đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông)

tam giác AFE cân tại F, mà góc A^=60°tam giác AFE là tam giác đều (đấu hiệu nhận biết)

AF = EF = EA = 12DA = 4cm

Xét tam giác DEA vuông tại E ta có:

EA2+ED2=AD2(định lý Py – ta – go)

42+ED2=82

ED2=6416

ED2=48

ED=43cm

Diện tích hình bình hành ABCD là:

SABDC=AB.DE=103.43=120cm2

Ví dụ 2: Cho hình bình hành ABCD.  Có diện tích là S. Gọi M là trung điểm của BC. Gọi N là giao điểm của AM và BD. Tính diện tích tứ giác MNDC theo S.

Lời giải:

Diện tích hình thang và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)

Gọi I là trung điểm của AD, K là giao điểm của CI và BD. Kẻ ME vuông góc với BD tại E, kẻ CF vuông góc với BD tại F.

Vì I là trung điểm của AD nên AI = DI = 12AD

Vì M là trung điểm của BC nên BM = MC = 12BC.

Mà ABCD là hình bình hành nên AD = BC

Do đó AI = CM

Lại có AD // CB nên AI song song với CM

Xét tứ giác AICM có:

AI = CM

AI // CM

Do đó: tứ giác AICM là hình bình hành.

Nên CI // AM (tính chất)

Vì CI // AM nên IK // AN

Xét tam giác DAN có:

KI // AN

I là trung điểm của AN

Do đó: K là trung điểm của DN

KD=KN (1)

Chứng minh tương tự ta được N là trung điểm của BK

KN=NB(2)

Từ (1) và (2)KD = KN = NB

BN=13BD (Do BD = KD + KN + NB)    (3)

Vì ME vuông góc với BD, CF vuông góc với DB nên ME // CF.

Xét tam giác BFC có:

ME // CF

M là trung điểm của BC nên E là trung điểm của BF

ME là đường trung bình của tam giác BFC (định lý đường trung bình trong tam giác).

ME=12CF(4)

Ta có:

SBDC=12CF.BD

SMNB=12ME.NB

Tỉ số diện tích của tam giác BDC và tam giác MNB là:

SBDCSMNB=12CF.BD12ME.NB=12CF.BD12.12CF.13BD (do (3) và (4))

SBDCSMNB=6

SBDC=6SMNB

Mà SBDC=SNMCD+SMNB=6SMNB

SNMCD=5SMNB

SNMCD=56SBDC

SBDC=12SABCD(do ABCD là hình bình hành)

SNMCD=56SBDC=56.12SABCD=512SABCD

Hay SNMCD=512S

III. Bài tập vận dụng

Bài 1: Cho hình thang ABCD vuông tại A và D, AB = 3cm, BC = 5cm, CD = 6cm. Tính diện tích hình thang.

Bài 2: Cho hình thang cân ABCD cân (AB // CD; AB < CD) . Biết AB = 10cm, CD = 20cm, AD = 13cm. Tính diện tích hình thang ABCD.

Bài 3: Tính các góc của hình bình hành ABCD có diện tích là 30cm2, AB = 10cm, AD = 6cm, góc A lớn hơn góc D.

Bài 4: Cho hình bình hành ABCD. Gọi P, Q, R, S lần lượt là trung điểm của các cạnh CD, DA, AB, BC.  Đoạn DR cắt CQ, CA, SA theo thứ tự tại H, I, G. Đoạn BP cắt SA, AC, CQ theo thứ tự tại F, J, E. Chứng minh:

a) Tứ giác EFGH là hình bình hành.

b) AI = IJ = JC.

c) SEFCH=15SABCD.

Bài 5: Cho hình thang ABCD có hai đáy AB = 5cm, CD = 15cm và hai đường chéo là AC = 16cm, BD = 12cm. Tính diện tích hình thang ABCD.

Bài 6: Cho hình bình hành ABCD, M là trung điểm của AD, qua M kẻ đường thẳng d cắt AB, CD lần lượt tại E và F. Kẻ MH vuông góc với BC tại H. Chứng minh: SEBCF=MH.BC

Bài 7: Cho hình thang ABCD (AB // CD), E là trung điểm của AD. Đường thẳng qua E và song song với BC cắt AB và CD ở I và K. Chứng minh: SABCD=SBIKC

Bài 8: Cho hình thang ABCD có đáy AD = 4cm, đường trung bình bằng 5cm. Tính diện tích lớn nhất của hình thang.

Bài 9: Cho hình thang ABCD (AB // CD) và AB < CD. Xác định R và S lần lượt trên các cạnh AB, CD sao cho SARSD=3SBCSR.

Bài 10: Cho hình thang ABCD (AB // CD) có AB = 2cm, BC = 8cm, CD = 9cm và C^=30°. Tính diện tích hình thang ABCD.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết & 700 Bài tập Toán lớp 8 có lời giải chi tiết có đầy đủ Lý thuyết và các dạng bài có lời giải chi tiết được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Đại số 8 và Hình học 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên