15 Bài tập Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình lớp 9 (có đáp án)
Với 15 Bài tập Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình lớp 9 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
15 Bài tập Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình lớp 9 (có đáp án)
Câu 1: Cho một số có hai chữ số. Nếu đổi chỗ hai chữ số của nó thì được một số lớn hơn số đã cho là 63. Tổng của số đã cho và số mới tạo thành bằng 99. Tổng các chữ số của số đó là
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
Lời giải:
Chọn đáp án A
Câu 2: Cho một số có hai chữ số. Chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 5. Nếu đổi chỗ hai chữ số cho nhau ta được một số bằng 3/8 số ban đầu. Tìm tích các chữ số của số ban đầu.
A. 12
B. 16
C. 14
D. 6
Lời giải:
Chọn đáp án C
Câu 3: Một ô tô đi quãng đường AB với vận tốc 50 km/h , rồi đi tiếp quãng đường BC với vận tốc 45 km/h . Biết quãng đường tổng cộng dài 165 km và thời gian ô tô đi trên quãng đường AB ít hơn thời gian đi trên quãng đường BC là 30 phút. Tính thời gian ô tô đi trên đoạn đường AB.
A. 2 giờ
B. 1,5 giờ
C. 1 giờ
D. 3 giờ
Lời giải:
Gọi thời gian ô tô đi trên mỗi đoạn đường AB và BC lần lượt là x; y
(x > 0; y > 0,5; đơn vị: giờ ) .
Vậy thời gian ô tô đi trên quãng đường AB là 1,5 giờ . Thời gian ô tô đi hết quãng đường BC là 2 giờ.
Chọn đáp án B
Câu 4: Trên một cánh đồng cấy 60 ha lúa giống mới và 40 ha lúa giống cũ, thu hoạch được tất cả 460 tấn thóc. Hỏi năng suất lúa mới trên 1 ha là bằng bao nhiêu, biết rằng 3 ha trồng lúa mới thu hoạch được ít hơn 4 ha trồng lúa cũ là 1 tấn
A. 5 tấn
B. 4 tấn
C. 6 tấn
D. 3 tấn
Lời giải:
Gọi năng suất lúa mới và lúa cũ trên 1 ha lần lượt là x; y (x, y > 0) đơn vị : tấn/ha
Cấy 60ha lúa giống mới thu hoạch được: 60x (tấn).
Cấy 40ha lúa giống cũ thu hoạch được 40y (tấn)
Vì cấy 60 ha lúa giống mới và 40 ha lúa giống cũ, thu hoạch được tất cả 460 tấn thóc nên ta có
60x + 40y = 460
Vì 3 ha trồng lúa mới thu hoạch được ít hơn 4 ha trồng lúa cũ là 1 tấn nên ta có phương trình
4y - 3x = 1
Suy ra ta có hệ phương trình:
Vậy năng suất lúa mới trên 1 ha là 5 tấn
Chọn đáp án A
Câu 5: Một ô tô dự định đi từ A đến B trong một thời gian nhất định . Nếu xe chạy mỗi giờ nhanh hơn 10km thì đến nơi sớm hơn dự định 3 giờ , còn nếu xe chạy chậm lại mỗi giờ 10km thì đến nơi chậm mất 5 giờ. Tính vận tốc của xe lúc ban đầu
A. 40 km/h
B. 35 km/h
C. 50 km/h
D. 60 km/h
Lời giải:
Gọi vận tốc ban đầu là x (km/h); (x > 10). Thời gian chạy dự định là y (giờ)
Chiều dài quãng đường là: x.y
Nếu xe chạy mỗi giờ nhanh hơn 10 km thì đến nơi sớm hơn dự định 3 giờ. Vận tốc xe khi đó là
x + 10 (km /h ); thời gian đi là : y – 3 ( giờ) .
Chiều dài quãng đường là (x + 10)(y - 3)
Nếu xe chạy chậm lại mỗi giờ 10km thì đến nơi chậm mất 5 giờ. Vận tốc xe đi khi đó là: x – 10 ( km/h) và thời gian đi là : y + 5( giờ).
Chiều dài quãng đường là
Suy ra ta có hệ:
Vậy vận tốc ban đầu là 40 km/h
Chọn đáp án A
Câu 6: Hai người thợ cùng làm một công việc trong 16 giờ thì xong. Nếu người thứ nhất làm 3 giờ và người thứ hai làm 6 giờ thì họ làm được một phần tư công việ
C. Hỏi mỗi người thợ làm một mình thì trong bao nhiêu giờ mới xong công việc đó.
A. 24 giờ và 48 giờ
B. 24 giờ và 36 giờ
C. 36 giờ và 40 giờ
D. Đáp án khác
Lời giải:
Gọi thời gian người thợ thứ nhất làm một mình xong việc là x(giờ) (x > 16)
Thời gian người thợ thứ hai làm một mình xong việc là y(giờ) (y > 16)
Suy ra trong thời gian 1 giờ người thợ thứ nhất làm được 1/x công việc
Trong thời gian 3 giờ người thợ thứ nhất làm được 3/x công việc
Trong thời gian 1 giờ người thợ thứ hai làm được 1/y công việc
Trong thời gian 6 giờ người thợ thứ hai làm được 6/y công việc
Hai người cùng làm trong 16 giờ thì xong việc, nên 1 giờ cả 2 người làm được 1/16 ta có phương trình:
Người thứ nhất làm 3 giờ và người thứ hai làm 6 giờ thì được một phần tư công việc, ta có phương trình:
Từ đó ta có hệ phương trình:
Kết luận: thời gian người thợ thứ nhất làm một mình xong việc là 24 (giờ)
Thời gian người thợ thứ hai làm một mình xong việc là 48 giờ
Chọn đáp án A.
Câu 7: Hai lớp 9A và 9B có tổng số 82 học sinh. Trong dịp tết trồng cây năm 2020, mỗi học sinh lớp 9A trồng được 3 cây, mỗi học sinh lớp 9B trồng được 4 cây nên cả hai lớp trồng được tổng số 288 cây. Tính số học sinh mỗi lớp.
A. 36 và 46
B. 40 và 42
C. 41 và 41
D. 38 và 44
Lời giải:
Gọi x, y lần lượt là số học sinh của lớp 9A và lớp 9B (x, y ∈ N*; x, y < 82)
Tổng số học sinh của hai lớp là 82 ⇒ x + y = 82 (1)
Mỗi học sinh lớp 9A và 9B lần lượt trồng được 3 cây và 4 cây nên tổng số cây hai lớp trồng là 3x + 4y (cây). Theo bài ra ta có 3x + 4y = 288 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
(thỏa mãn)
Vậy số học sinh lớp 9A và 9B lần lượt là 40 và 42.
Chọn đáp án B.
Câu 8: Một ô tô và một xe máy ở hai địa điểm A và B cách nhau 180 km, khởi hành cùng một lúc đi ngược chiều nhau và gặp nhau sau 2 giờ. Biết vận tốc của ô tô lớn hơn vận tốc của xe máy 10 km/h. Tính vận tốc của ô tô và xe máy lần lượt là?
A. 40 km/h và 30 km /h
B. 45km/h và 35 km/ h
C. 48km/h và 38km/h
D. 50km/h và 40km/h
Lời giải:
Gọi vận tốc của ô tô là x (km/h)
Vận tốc của xe máy là y (km/h) ( Điều kiện: x > y > 0, x > 10)
Ta có vận tốc của ô tô lớn hơn vận tốc của xe máy 10 km/h nên : x – y = 10 (1)
Sau 2 giờ ô tô đi được quãng đường là 2x (km)
Sau 2 giờ xe máy đi được quãng đường là: 2y (km)
Sau 2 giờ thì chúng gặp nhau, ta có phương trình: 2x + 2y = 180 hay x + y = 90 (2)
Từ (1), (2) ta có hệ phương trình :
Thỏa mãn điều kiện,vậy vận tốc của ô tô là 50 km/h và vận tốc của xe máy là: 40 km/h
Chọn đáp án D.
Câu 9: Hai ô tô cùng khởi hành 1 lúc từ 2 tỉnh A và B cách nhau 400 km đi ngược chiều và gặp nhau sau 5h. Nếu vận tốc của mỗi xe vẫn không thay đổi nhưng xe đi chậm xuất phát trước xe kia 40 phút thì 2 xe gặp nhau sau 5h 22 phút kể từ lúc xe chậm khởi hành. Tính vận tốc của mỗi xe.
A. 44km/ h và 36 km/ h
B. 48km/ h và 32 km/ h
C. 45km/h và 35km/h
D. Đáp án khác
Lời giải:
Gọi vận tốc của xe nhanh là x km/h
Gọi vận tốc của xe chậm là y km/h (điều kiện: x> y > 0)
Hai xe cùng khởi hành một lúc và đi ngược chiều sau 5h gặp nhau nên ta có phương trình
Vậy vận tốc của xe nhanh là 44 km/h
Vận tốc của xe chậm là 36 km/h.
Chọn đáp án A.
Câu 10: Hai người cùng làm một công việc trong 7h 12 phút thì xong công việc nếu người thứ 1 làm trong 4h người thứ 2 làm trong 3h thì được 50% công việ
C. Hỏi mỗi người làm một mình trong mấy giờ thì xong.
A. 10 giờ và 12 giờ
B. 12 giờ và 18 giờ
C. 12 giờ và 16 giờ
D. 10 giờ và 15 giờ
Lời giải:
Gọi thời gian người thứ 1 làm một mình xong công việc là x (giờ), (điều kiện x > 0.
Gọi thời gian người thứ 2 làm một mình xong việc là y (giờ), ( điều kiện y > 0).
Vậy thời gian người thứ 1 làm một mình xong công việc là 12 giờ
Thời gian người thứ 2 làm một mình xong công việc là 18 giờ.
Chọn đáp án B.
Câu 11: Hai trường có tất cả 300 học sinh tham gia một cuộc thi. Biết trường A có 75% học sinh đạt, trường 2 có 60% đạt nên cả 2 trường có 207 học sinh đạt. Số học sinh dự thi của trường A và trường B lần lượt là:
A. 160 và 140
B. 200 và 100
C. 180 và 120
D. Tất cả đều sau
Lời giải:
Gọi số học sinh của trường thứ nhất dự thi là x (học sinh) (x ∈ N*, x < 300)
Số học sinh của trường thứ hai dự thi là y (học sinh) (y ∈ N*, y < 300)
Hai trường có tất cả 300 học sinh tham gia cuộc thi nên ta có phương trình: x + y = 300 (1)
Trường A có 75% học sinh đạt, trường 2 có 60% đạt nên cả 2 trường có 207 học sinh đạt, ta có:
Vậy số học sinh của trường thứ nhất dự thi là 180 học sinh; Số học sinh của trường thứ hai dự thi là 120 học sinh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi bằng 42m. Đường chéo hình chữ nhật dài 15m. Tính độ dài chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật.
A. 10m
B. 12m
C. 9m
D. 8m
Lời giải:
Gọi chiều dài và chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật lần lượt là: x, y
(21 > x > y > 0; m)
Vì mảnh đất hình chữ nhật có chu vi bằng 42m nên ta có (x + y). 2 = 42
Đường chéo hình chữ nhật dài 15m nên ta có phương trình: x2 + y2 = 152
Vậy chiều rộng mảnh đất ban đầu là 9m
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Một mảnh đất hình chữ nhật có nửa chu vi bằng 34 m. Đường chéo hình chữ nhật dài 26 m. Tính chiều dài mảnh đất hình chữ nhật.
A. 24m
B. 12m
C. 18m
D. 20m
Lời giải:
Gọi chiều dài và chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật lần lượt là: x, y
(34 > x > y > 0; m)
Vì mảnh đất hình chữ nhật có nửa chu vi bằng 37m nên ta có x + y = 37
Đường chéo hình chữ nhật dài 26m nên ta có phương trình: x2 + y2 = 262
Vậy chiều dài mảnh đất ban đầu là 24m
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể thì sau 4 giờ 48 phút bể đầy. Nếu vòi I chảy riêng trong 4 giờ, vòi II chảy riêng trong 3 giờ thì cả hai vòi chảy được 3/4 bể. Tính thời gian vòi I chảy 1 mình đầy bể.
A. 6 giờ
B. 8 giờ
C. 10 giờ
D. 12 giờ
Lời giải:
Gọi thời gian vòi I, vòi II chảy một mình đầy bể lần lượt là x, y (đơn vị: giờ)
Mỗi giờ vòi I chảy được bể nên cả hai vòi chảy được bể
Vì hai vòi ngước cùng chảy vào một bể thì sau 4 giờ 48 phút bể đầy nên ta có phương trình:
Nếu vòi I chảy riêng trong 4 giờ, vòi II chảy riêng trong 3 giờ thì cả hai vòi chảy được
Suy ra hệ phương trình:
Vậy thời gian vòi I một mình đầy bể là 8h.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15. Hai vòi ngước cùng chảy vào một bể không có nước thì sau 1,5 giờ sẽ đầy bể. Nếu mở vòi 1 chảy trong 0,25 giờ rồi khóa lại và mở vòi 2 chảy trong bể. Hỏi nếu vòi 2 chảy riêng thì bao lâu đầy bể?
A. 2,5h
B. 2h
C. 3h
D. 4h
Lời giải:
Gọi thời gian vòi 1 chảy một mình đầy bể là x (h), thời gian vòi 2 chảy một mình đầy bể là y (h) (x; y > 1,5)
Mỗi giờ vòi I chảy được ' bể nên cả hai vòi chảy được bể
Hai vòi cùng chảy thì sau 1,5h sẽ đầy bể nên ta có phương trình:
Nếu mở vòi 1 chảy trong 0,25h rồi khóa lại và mở vòi 2 chảy trong bể nên ta có phương trình
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
Vậy thời gian vòi 2 chảy một mình đầy bể là 2,5h
Đáp án cần chọn là: A
Xem thêm lý thuyết và các dạng bài tập Toán lớp 9 có lời giải hay khác:
- Tổng hợp lý thuyết Chương 3 Đại Số 9 (hay, chi tiết)
- Tổng hợp Trắc nghiệm Chương 3 Đại Số 9 (có đáp án)
- Lý thuyết Bài 1: Hàm số y = ax2 (a ≠ 0) (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Bài 1 (có đáp án): Hàm số y = ax2 (a ≠ 0)
- Lý thuyết Bài 2: Đồ thị hàm số y = ax2 (a ≠ 0) (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Bài 2 (có đáp án): Đồ thị hàm số y = ax2 (a ≠ 0)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Toán lớp 9 Đại số và Hình học có đáp án có đầy đủ Lý thuyết và các dạng bài được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Đại số 9 và Hình học 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều