Giải Vật Lí 10 trang 68 Kết nối tri thức
Với Giải Vật Lí 10 trang 68 trong Bài 16: Định luật 3 Newton Vật Lí 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật Lí 10 trang 68.
Giải Vật Lí 10 trang 68 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 68 Vật Lí 10: Hãy chỉ ra các cặp lực và phản lực trong hai trường hợp sau:
a) Quyển sách nằm yên trên mặt bàn (Hình 16.3a).
b) Dùng búa đóng đinh vào gỗ (Hình 16.3b)
Lời giải:
a) Cặp lực và phản lực: Trọng lượng của quyển sách tác dụng lên mặt bàn một lực nén và mặt bàn tác dụng lên quyển sách một phản lực .
b) Cặp lực và phản lực: khi búa đóng vào đinh thì lực do búa tác dụng vào đinh và phản lực do đinh tác dụng lại vào búa.
Câu hỏi 2 trang 68 Vật Lí 10: Quyển sách nằm yên có phải là kết quả của sự cân bằng giữa lực và phản lực hay không?
Lời giải:
Lực và phản lực không cân bằng nhau do điểm đặt của hai lực này ở trên hai vật khác nhau: lực ép có điểm đặt tại mặt bàn còn phản lực có điểm đặt tại quyển sách.
⇒ Quyển sách nằm yên không phải là kết quả của sự cân bằng giữa lực và phản lực.
Câu hỏi 3 trang 68 Vật Lí 10: Lực do búa tác dụng vào đinh và phản lực của đinh tác dụng lên búa có các đặc điểm gì?
Lời giải:
Lực do búa tác dụng vào đinh và phản lực của đinh tác dụng lên búa có đặc điểm:
- Điểm đặt trên hai vật khác nhau.
- Cùng phương.
- Ngược chiều.
- Cùng độ lớn.
Hoạt động 1 trang 68 Vật Lí 10: Trong thí nghiệm ở phần mở đầu bài học, nếu cả hai người cùng kéo nhưng để lực kế di chuyển về phía một người (ví dụ cùng di chuyển hai lực kế sang phải) thì số chỉ của hai lực kế sẽ giống nhau hay khác nhau? Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
Lời giải:
Trong thí nghiệm ở phần mở đầu bài học, nếu cả hai người cùng kéo nhưng để lực kế di chuyển về phía một người (ví dụ cùng di chuyển hai lực kế sang phải) thì số chỉ của hai lực kế giống nhau.
Vì lực kế 1 tác dụng lực kéo vào lực kế 2 một lực thì lực kế 2 cũng sẽ tác dụng vào lực kế 1 một lực có độ lớn tương đương.
Học sinh tự làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
Hoạt động 2 trang 68 Vật Lí 10: Nêu thêm một số ví dụ trong thực tế và thảo luận để làm sáng tỏ các đặc điểm sau đây của lực và phản lực:
- Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện hoặc mất đi đồng thời).
- Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều (hai lực như vậy là hai lực trực đối).
- Lực và phản lực không cân bằng nhau (vì chúng đặt vào hai vật khác nhau).
- Cặp lực và phản lực là hai lực cùng loại.
Lời giải:
Ví dụ:
- Khi ta bước ra khỏi thuyền, chân ta tác dụng lực lên thuyền thì thuyền cũng tác dụng lực lên chân, thuyền và người chuyển động ngược hướng nhau, cả hai lực cùng là lực đẩy giúp thuyền bị đẩy lùi về phía sau và người tiến lên phía trước.
⇒ Hai lực xuất hiện đồng thời, cùng độ lớn, ngược chiều và đặt vào hai vật khác nhau, hai lực cùng loại.
- Bóng bay đến đập vào tường, bóng tác dụng lên tường một lực thì tường cũng tác dụng ngược lại một lực vào bóng, hai lực xuất hiện đồng thời, cùng độ lớn, ngược chiều và đặt vào hai vật khác nhau nên làm bóng bay ngược lại, tường đứng yên do nó rất vững chãi.
Các cặp lực này có đặc điểm:
- Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện hoặc mất đi đồng thời).
- Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều (hai lực như vậy là hai lực trực đối).
- Lực và phản lực không cân bằng nhau (vì chúng đặt vào hai vật khác nhau).
- Cặp lực và phản lực là hai lực cùng loại.
Câu hỏi trang 68 Vật Lí 10: Một ô tô chuyển động trên mặt đường (Hình 16.4), nếu lực do ô tô tác dụng lên mặt đường có độ lớn bằng lực mà mặt đường đẩy ô tô thì tại sao chúng không “khử nhau”?
Lời giải:
Lực do ô tô tác dụng lên mặt đường có độ lớn bằng lực mà mặt đường đẩy ô tô nhưng chúng không khử nhau vì điểm đặt của hai lực này khác nhau.
Em có thể trang 68 Vật Lí 10: Giải thích tại sao các vận động viên khi bơi tới mép hồ bơi và quay lại thì dùng chân đẩy mạnh vào vách hồ bơi để di chuyển nhanh hơn.
Lời giải:
Các vận động viên khi bơi tới mép hồ bơi và quay lại thì dùng chân đẩy mạnh vào vách hồ bơi để đi chuyển nhanh hơn là vì khi VĐV tác dụng lực vào vách hồ bơi thì vách hồ bơi cũng sẽ tác dụng một lực lên chân của VĐV. Lực này giúp cho các VĐV có đà và di chuyển nhanh hơn.
Lời giải bài tập Vật Lí 10 Bài 16: Định luật 3 Newton hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT