5 câu trắc nghiệm: Xác định vị trí cường độ điện trường bằng 0 chọn lọc, có đáp án
Với 5 câu trắc nghiệm: Xác định vị trí cường độ điện trường bằng 0 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm: Xác định vị trí cường độ điện trường bằng 0.
5 câu trắc nghiệm: Xác định vị trí cường độ điện trường bằng 0 chọn lọc, có đáp án
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Có hai điện tích điểm trái dấu, cùng độ lớn nằm cố định thì:
A. không có vị trí nào có cường độ bằng không.
B. vị trí có điện trường bằng 0 nằm tại trung điểm của đoạn nối hai điện tích.
C. vị trí có điện trường bằng 0 nằm trên đường nối hai điện tích và ở phía ngoài điện tích dương.
D. vị trí có điện trường bằng 0 nằm trên đường nối hai điện tích và ở phía ngoài điện tích âm.
Lời giải:
Do 2 điểm có cùng độ lớn nên vị trí có điện trường bằng 0 phải là tiếp mà 2 vecto cường độ điện trường của 2 điện tích điểm tại điểm đó bằng nhau suy ra điểm đó là trung điểm.
Tuy nhiên tại trung điểm thì 2 vecto này cùng hướng ( do 2 điện tích trái dấu ). Do vậy không có vị trí nào có cường độ điện trường bằng không. Chọn A.
Câu 2: Cho hai điện tích điểm nằm dọc theo trục Ox, trong đó điện tích q1 = -9.10-6C đặt tại gốc tọa độ O và điện tích q2 = 4.10-6C nằm cách gốc tọa độ 20cm. Tọa độ của điểm trên trục Ox mà cường độ điện trường tại đó bằng không là
A. 30cm B. 40cm C. 50cm D. 60cm
Lời giải:
Giả sử q1 đặt tại O và q2 đặt tại A.
Điện trường tại điểm M sinh ra bởi q1 < 0 có độ lớn là:
Điện trường tại điểm M sinh ra bởi q2 > 0 có độ lớn là:
Để điện trường tại M bằng không suy ra
⇒ MA = 40 cm ⇒ OA = 60 cm. Chọn D.
Câu 3: Cho 2 điện tích điểm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là
A. Trung điểm của AB
B. Tất cả các điểm trên đường trung trực của AB
C. Các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều
D. Các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.
Lời giải:
Các điểm này phải thoã mãn 2 điều kiện: Cường độ điện trường của điện tích A và B tại điểm đó phải ngược hướng và có độ lớn bằng nhau suy ra chỉ trung điểm của AB thỏa mãn. Chọn A.
Câu 4: Chọn phát biểu sai. Có ba điện tích điểm nằm cố định trên ba đỉnh của một hình vuông (mỗi điện tích ở một đỉnh) sao cho cường độ điện trường ở đỉnh thứ tư bằng không. Nếu vậy thì trong ba điện tích:
A. có hai điện tích dương, một điện tích âm.
B. có hai điện tích âm, một điện tích dương.
C. đều là các điện tích cùng dấu.
D. có hai điện tích bằng nhau, độ lớn của hai điện tích này nhỏ hơn độ lớn của điện tích còn lại.
Lời giải:
Giả sử tại A, B, C là các điện tích q1; q2; q3.
Để cường độ điện trường tại D bằng 0 thì E13→ = - E2→.
Khi đó trong 3 điện tích có 2 điện tích trái dấu với điện tích còn lại.
Nếu q1, q2, q3 cùng dầu thì E2→ và E13→ cùng chiều nên điện trướng tại D khác 0. Chọn C.
Câu 5: Cho hình vuông ABCD cạnh a, tại A và C đặt các điện tích q1 = q3 = q. Phải đặt ở B điện tích bằng bao nhiêu để cường độ điện trường tại D bằng 0?
A. -2√2.q B.2√2.q C.2q D.0
Lời giải:
Không mất tính tổng quát giả sử q > 0.
Ta cần đặt tại B điện tích qB suy ra rB = BD = a√2.
Khi đó để cường độ điện trường tại D bằng 0 thì E13→ = - E2→.
Suy ra qB < 0 và E2 = √2.E1
Do đó qB = -2√2.q. Chọn A.
Bài tập tự luyện
Bài 1: Tại hai điểm A, B cách nhau 20 cm trong không khí có đặt hai điện q1 = -9.10-6 C, q2 = -4.10-6 C. Xác định vị trí điểm M mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp do hai điện tích này gây ra bằng 0.
A. M là trung điểm của AB.
B. M thuộc đường thẳng AB, nằm cách A 8 cm và cách B 12 cm.
C. M thuộc đường thẳng AB, nằm cách A 12 cm và cách B 8 cm.
D. M thuộc đường thẳng AB, nằm cách A 22 cm và cách B 2 cm.
Bài 2: Hai điện tích q1 = 8.10−9 và điện tích q2 = −2.10−9 đặt tại A, B cách nhau 9 cm trong chân không. Gọi C là vị trí tại đó điện trường tổng hợp bằng 0. Điểm C cách A đoạn là bao nhiêu?
Bài 3: Tại ba đỉnh A, B và C của một hình vuông ABCD cạnh 8 cm trong chân không, đặt ba điện tích điểm q1 = q3 = 4.10-7C và q2 = -2.10-7. Xác định điện tích q4 đặt tại D để cường độ điện trường tổng hợp gây bởi hệ điện tích tại tâm O bằng 0.
Bài 4: Hai điện tích điểm q1 = 4mC và q2 = −9mC đặt tại hai điểm A và B cách nhau 9cm trong chân không. Điểm M có cường độ điện trường tổng hợp bằng O cách B một khoảng
A. 18cm
B. 9cm
C. 27cm
D. 4,5cm
Bài 5: Điện tích điểm q1 = 10-6C đặt tại điểm A; q2 = −2,25.10-6C đặt tại điểm B trong không khí cách nhau 18cm. Điểm M trên đường thẳng qua A, B mà có điện trường tại M bằng 0 thỏa mãn:
A. M nằm ngoài B và cách B 24cm
B. M nằm ngoài A và cách A 18cm
C. M nằm ngoài AB và cách B 12cm
D. M nằm ngoài A và cách A 36cm
Bài 6: Trong chân không có hai điện tích điểm q1 = 2.10-8 C, q2 = -32.10-8C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng 30 cm. Xác định vị trí điểm M tại đó cường độ điện trường bằng không.
A. M là trung điểm của AB.
B. M nằm trên đường thẳng AB và nằm ngoài đoạn AB, thỏa mãn MA = 10cm, MB = 40cm.
C. M nằm trên đường thẳng AB và nằm ngoài đoạn AB, thỏa mãn MA = 40cm, MB = 10cm.
D. M nằm trên đường thẳng AB và nằm trong đoạn AB, thỏa mãn MA = 10cm, MB = 20cm.
Bài 7: Bốn điểm A, B, C, D trong không khí tạo thành một hình chữ nhật ABCD cạnh AD = a = 3cm, AB = b = 4cm. Các điện tích q1, q2, q3 được đặt lần lượt tại A, B và C. Biết q2 = -12,5.10-8 C và cường độ điện trường tổng hợp ở D là . Tính q1và q3?
A. q3 = 2,7.10-8 (C), q1 = 6,4.10-8 (C).
B. q3 = 6,4.10-8 (C), q1 = 2,7.10-8 (C).
C. q3 = 3,2.10-8 (C), q1 = 5,4.10-8 (C).
D. q3 = 5,4.10-8 (C), q1 = 3,2.10-8 (C).
Bài 8: Cho hai điện tích điểm q1 và q2 đặt ở A và B trong không khí, AB = 100cm. Tìm điểm C mà tại đó cường độ điện trường bằng không với q1 = 36.10-6C, q2 = 4.10-6C.
A. C là trung điểm của AB.
B. C nằm trên đường thẳng AB và nằm ngoài đoạn AB, thỏa mãn CA = 75cm, CB = 25cm.
C. C nằm trên đường thẳng AB và nằm ngoài đoạn AB, thỏa mãn CA = 25cm, CB = 75cm.
D. C nằm trên đường thẳng AB và nằm trong đoạn AB, thỏa mãn CA = 75cm, CB = 25cm.
Bài 9: Cho hai điện tích điểm q1, q2 đặt tại A và B, AB = 2cm. Biết q1 + q2 = 7.10-8C và điểm C cách q1 là 6 cm, cách q2 là 8 cm có cường độ điện trường bằng E = 0. Tìm q1và q2?
A. q1 = -9.10-8 (C), q2 = 16.10-8 (C).
B. q1 = 9.10-8 (C), q2 = -16.10-8 (C).
C. q1 = -16.10-8 (C), q2 = 23.10-8 (C).
D. q1 = -23.10-8 (C), q2 = 16.10-8 (C).
Bài 10: Tại hai điểm A, B cách nhau 15 cm trong không khí có đặt hai điện tích q1 = -12.10-6 C, q2 = 2,5.10-6 C. Xác định vị trí điểm M mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp do hai điện tích này gây ra bằng 0.
A. M là trung điểm của AB.
B. M thuộc đường thẳng AB, nằm cách A cm và cách B cm.
C. M thuộc đường thẳng AB, nằm cách A 15 cm và cách B 30 cm.
D. M thuộc đường thẳng AB, nằm cách A 5 cm và cách B 10 cm.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Lý thuyết Điện trường - Cường độ điện trường
- Dạng 1: Cách tính cường độ điện trường tại một điểm
- Trắc nghiệm Cường độ điện trường
- Dạng 2: Xác định véctơ cường độ điện trường tổng hợp tại M
- Trắc nghiệm Xác định véctơ cường độ điện trường tổng hợp tại M
- Dạng 3: Xác định vị trí cường độ điện trường bằng 0
- Trắc nghiệm Xác định vị trí cường độ điện trường bằng 0
- Dạng 4: Cân bằng của điện tích trong điện trường
- Trắc nghiệm Cân bằng của điện tích trong điện trường
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều