Bài tập Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6

Với bài tập trắc nghiệm Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng (phần 2) Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng (phần 2).

Bài tập Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng (có lời giải - phần 2)

Câu 1 : Một vật có khối lượng 500g, thì có trọng lượng là:

A. 500 N

B. 50N

C. 5N

D. 0,5N

Đáp án C

Giải thích: Đổi m = 500 g = 0,5 kg

Trọng lượng là P = 10m = 10.0,5 = 5N

Câu 2 : Một vật có trọng lượng là 40N, thì khối lượng của vật đó là:

A. 40 kg

B. 400 kg

C. 4 kg

D. 0,4 kg

Đáp án C

Giải thích:

Áp dụng công thức P = 10m → m = P:10 = 40 : 10 = 4 (kg)

Câu 3 : Câu nào sau đây được viết đúng:

A. Trọng lực của một vật là 50N.

B. Khối lượng của một vật là 40N.

C. Trọng lượng của một vật là 50 N

D. Các câu trên đều sai.

Đáp án C

Giải thích:

Trọng lượng của một vật là 50 N.

Câu 4 : Câu nào sau đây đúng:

A. Lực kế chỉ được dùng để đo trọng lượng của một vật.

B. Lực kế được dùng để đo lực hút của trái đất.

C. Lực kế được dùng để đo độ lớn của lực.

D. A và B đúng.

Đáp án C

Giải thích: Lực kế là dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực

Câu 5 : Để đo độ lớn của lực bằng lực kế, ta phải cầm lực kế sao cho:

A. Cầm vào vỏ lực kế, sao cho lo xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực.

B. Cầm vào vỏ lực kế, sao cho lò xo của lực kế vuông góc với phương của lực.

C. Cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế hợp với phương của lực một góc 600.

D. Cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế vuông góc với phương nằm ngang.

Đáp án A

Giải thích: Để dùng lực kế đo lực, ta cầm vào vỏ lực kế, sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực.

Câu 6 : Trong phòng thí nghiệm, Bình, Lan, Chi móc một vật vào lò xo của một lực kế, rồi cầm lực kế sao cho phương của lò xo là phương thẳng đứng. Lực kế chỉ 5N.

Bình: Vật này có trọng lượng là 5N.

Lan: Lực hút của trái đất tác dụng lên vật là 5N.

Chi: Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn là 5N.

A. Chỉ có Bình đúng.

B. Chỉ có Lan đúng.

C. Chỉ có Chi đúng.

D. Cả 3 bạn Bình, Lan, Chi cùng đúng.

Đáp án D

Giải thích: Lực kế là dụng cụ để đo lực, sử dụng đặc điểm của hai lực cân bằng có độ lớn bằng nhau. Khi có lực tác dụng vào móc kéo lò xo của lực kế, lò xo bị dãn ra, nên lực đàn hồi của lò xo bằng với lực tác dụng.

Treo vật vào lực kế theo phương thẳng đứng, giá trị của lực kế cho biết độ lớn của trọng lực tác dụng vào vật, tức là trọng lượng của vật, cùng bằng với độ lớn lực đàn hồi của lò xo và bằng 5N.

Vậy cả ba bạn đều nói đúng.

Câu 7 : Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Người ta dùng lực kế để đo trọng lượng của vật.

B. Người ta dùng lực kế để đo khối lượng của vật.

C. Người ta dùng lực kế vừa để đo khối lượng vật vừa để đo trọng lượng vật.

D. Người ta dùng lực kế để đo thể tích vật.

Đáp án A

Giải thích: Lực kế được dùng để đo lực. Trong trường hợp treo vật vào lực kế theo phương thẳng đứng thì lực kế đo được trọng lực tác dụng vào vật. Giá trị đọc được trên lực kế cho biết trọng lượng của vật.

Câu 8 :

Xét hiện tượng sau: Một vật có khối lượng 4kg, nếu dùng công thức liên hệ để tính trọng lượng của vật đó, thì ta tính được P = 40N. Nhưng nếu dùng lực kế có độ chia nhỏ nhất là 1N, thì lại đo được trọng lượng của vật là 39N.

Giải thích: số 10 trong hệ thức chỉ là con số lấy gần đúng (người ta lấy tròn 10 cho dễ dàng trong việc tính toán). Thực tế ở gần mặt đất, thông thường con số đó là 9,8. Như vậy trọng lượng thực tế của vật là: P = 9,8m = 9,8.4 = 39,2N. Như vậy với lực kế có ĐCNN là 1 N, thì số chỉ 39N là chính xác.

A. Hiện tượng đúng, giải thích đúng.

B. Hiện tượng đúng, giải thích sai.

C. Hiện tượng sai, giải thích đúng.

D. Hiện tượng sai, giai thích sai.

Đáp án A

Giải thích: Hệ thức P = 10m thì số 10 chỉ là số lấy gần đúng, để tính toán thuận tiện. Thực tế, ở gần mặt đất, thông thường con số đó là 9,8. Như vậy theo tính toán P = 10m = 10.4 = 40 N; trọng lượng thực tế của vật là: P = 9,8m = 9,8.4 = 39,2N. Như vậy với lực kế có ĐCNN là 1 N, thì số chỉ 39N là chính xác.

Câu 9 : Trọng lượng của vật trên mặt trăng bằng Bài tập Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6 lần so với trọng lượng của vật đó trên trái đất. Vậy một người có khối lượng 60kg nếu lên mặt trăng thì sẽ có khối lượng:

A. 600kg

B. 60kg

C. 6kg

D. 10kg

Giải thích: Khối lượng của một vật là chỉ lượng chất chứa trong vật. Trọng lượng là độ lớn của trọng lực tác dụng vào vật.

Vì vậy khối lượng của vật là đại lượng không đổi dù ở trên mặt đất hay ở trên mặt trăng.

Câu 10 : Như câu 99, trọng lượng của người đó trên mặt trăng là:

A. 600N

B. 60N

C. 100N

D. 360N

Đáp án C

Giải thích: Trên trái đất trọng lượng của vật là P = 10m = 10.60 = 600N

Trên mặt trăng, trọng lượng của vật chỉ còn bằng 1/6 trọng lượng của vật ở trái đất, nên P’ = 1/6.600 = 100 N.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên