Bài tập Khối lượng - Đo khối lượng (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6
Với bài tập trắc nghiệm Khối lượng - Đo khối lượng (phần 2) Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Khối lượng - Đo khối lượng (phần 2).
Bài tập Khối lượng - Đo khối lượng (có lời giải - phần 2)
Câu 1 : Trên hộp sữa ông Thọ có ghi 397g. Số này chỉ:
A. Sức nặng của hộp sữa
B. Thể tích của hộp sữa
C. Thể tích sữa chứa trong hộp
D. Khối lượng sữa chứa trong hộp
Đáp án D
Giải thích: 397 g là số chỉ khối lượng sữa chứa trong hộp. Gam (g) là đơn vị đo khối lượng.
Câu 2 : Mẹ Lan dặn Lan ra chợ mua 5 lạng thịt nạc răm. 5 lạng có nghĩa là:
A. 50g
B. 500g
C. 5g
D. 0,05kg
Đáp án B
Giải thích: Lạng là đơn vị đo khối lượng. 1 lạng = 100 gam.
Vậy mẹ dặn Lan mua 5 lạng thịt răm tức là mua 500 gam thịt răm.
Câu 3 : Khối lượng của một vật có biết điều gì?
A. Khối lượng của một vật chỉ chiều dài của vật đó.
B. Khối lượng của một vật chỉ sức nặng của vật đó.
C. Khối lượng của một vật chỉ độ lớn của vật đó.
D. Khối lượng của một vật chỉ một đơn vị thể tích của vật đó.
Đáp án B
Giải thích: Khối lượng của một vật chỉ sức nặng của vật đó, nói lên lượng chất chứa trong vật.
Câu 4 : Khi bàn về cấu tạọ của cân Robecvan. Ba bạn Bình, Lạn, Chi phát biểu:
Bình: Cân Robecvan không có GHĐ cũng như không có ĐCNN.
Lan: Quả cân lớn nhất trong hộp quả cân là GHĐ và quả cân nhỏ nhất trong hộp là ĐCNN.
Chi: Theo mình, tổng khối lượng các quả cân mới là GHĐ của cân; và ĐCNN là quả cân nhỏ nhất trong hộp.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
D. Cả ba bạn cùng sai.
Đáp án C
Giải thích:
Câm Robecvan sử dụng các quả cân có khối lượng khác nhau để cân khối lượng của vật. Cân có hai đĩa cân, ta đặt vật ở 1 đĩa cân và đặt các quả cân ở đĩa bên kia, cho đến khi kim chỉ thị cân bằng, chỉ vạch đỏ chính giữa. Tổng khối lượng các quả cân trên đĩa cân là khối lượng của vật cần cân.
Vậy GHĐ của cân Robecvan là tổng khối lượng các quả cân trong hộp.
ĐCNN là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp.
Câu 5 : Khi dùng cân Robecvan để cân một vật, bước đầu tiên là:
A. Ước lượng khối lượng vật cần cân.
B. Xác định được GHĐ và ĐCNN của cân.
C. Điều chỉnh vạch số 0.
D. Không cần thiết, cứ việc đặt vật lên cân.
Đáp án C
Giải thích: Khi dùng cân Robecvan, bước đầu tiên là phải chỉnh vạch số 0.
Câu 6 : : Biển báo giao thông hình tròn trên có ghi 5T được gắn ở đầu của một số cây cầu mang ý nghĩa:
A. Tải trọng của cầu là 5 tấn (xe 5 tấn trở xuống được phép qua cầu).
B. Tải trọng của cầu là 5 tạ (xe 5 tạ trở xuống được phép qua cầu).
C. Bề rộng của cầu là 5 thước.
D. Bề cao của cầu là 5 thước.
Đáp án A
Giải thích: T là viết tắt của đơn vị khối lượng tấn. 5 T có nghĩa là 5 tấn.
Đầu cầu có biển báo 5T có nghĩa là tải trọng của cầu là 5 tấn, xe có khối lượng 5 tấn trở xuống được phép qua cầu.
Câu 7 : Với một quả cân l kg; một quả cân 500g và một quả cân 200g, Phải thực hiện phép cân mấy lần để cân được 600g cát bằng cân Robecvan (nhanh nhất).
A. Cân một lần.
B. Cân hai lần.
C. Cân ba lẩn.
D. Cân bốn lần.
Đáp án B
Giải thích:
Đặt một đĩa cân quả cân 500 gam, đĩa bên kia là cát để cân bằng, vậy ta có 500 gam cát trên đĩa cân. Xúc phần cát ra đĩa và đặt vào đĩa bên kia quả cân 200 gam cho đến khi cân bằng. Vậy trên đĩa cân còn lại 200 gam, tức là ta đã xúc ra đĩa 300 gam cát.
Lặp lại một lần nữa như vậy, ta có trên đĩa cát đã xúc ra 600 gam cát (hai lần, mỗi lần 300 gam).
Câu 8 : Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Người ta dùng cân Robecvan để đo khối lượng của một vật
B. Tùy theo vật cần cân (cân đến đơn vị nào) mà người ta phải chọn cân thích hợp khi cân.
C. Phép đo khối lượng của một vật là so sánh vật đó với một vật mẫu mà ta đã biết trước khối lượng, vật mẫu đó gọi là quả cân.
D. B và C đúng.
Đáp án D
Khi cân một vật cần ước lượng khối lượng vật cần cân (cân đến đơn vị nào) để chọn loại cân thích hợp.
Phép đo khối lượng bằng cân Robecvan là phép so sánh vật đó với một vật mẫu mà ta biết trước khối lượng, vật mẫu đó gọi là quả cân.
Câu 9 : Một cân Robecvan có hộp cân gồm các quả cân sau (12 quả) 1g; 2g; 2g; 5g; 10g;10g; 20g; 50g; 100g; 100g; 200g; 200g; 500g.
Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cân là:
A. GHĐ: 500g; ĐCNN: 10g.
B. GHĐ: 500g; ĐCNN: 2g.
C. GHĐ: 1110g; ĐCNN: lg.
D. GHĐ: 1000 g; ĐCNN: 2g.
Đáp án C
Giải thích: Giời hạn đo của cân là tổng khối lượng các quả cân: 1+2+2+5+10+10+20+50+100+200+200+500 = 1100 gam
ĐCNN là quả cân nhỏ nhất là 1g.
Câu 10 : Để cân một vật có khối lượng 850g, với hộp cân như đã nêu ở trên, thì người ta dùng các nhóm quả cân nào sau đây:
A. 500g; 200g; 50g; 20g; 20g; l0g.
B. 500g; 200g; l00g; 50g.
C. 500g; l00g; l00g; 50g.
D. 500g; l00g; 50g; l0g.
Đáp án B
Giải thích: 850 g = 500 g + 200 g + 100g + 50 g
Vì vậy để cân được vật có khối lượng 850 gâm ta dùng nhóm quả cân: 500g; 200g; 100 g; 50 g.
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 9: Lực đàn hồi (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng (phần 2)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều