Bài tập Lực đàn hồi (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6

Với bài tập trắc nghiệm Lực đàn hồi (phần 2) Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Lực đàn hồi (phần 2).

Bài tập Lực đàn hồi (có lời giải - phần 2)

Câu 1 : Lực đàn hồi của lò xo:

A. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị kéo dãn ra.

B. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị nén vào.

C. Luôn luôn xuất hiện trên lò xo.

D. Xuất hiện ngay cả khi lò xo bị kéo dãn ra hay bị nén vào.

Đáp án D

Giải thích: Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi lò xo bị biến dạng, tức là xuất hiện ngay cả khi lò xo bị kéo dãn hay bị nén vào.

Câu 2 : Chọn câu đúng:

A. Mọi vật đàn hồi đều có giới hạn đàn hồi của nó.

B. Lò xo là một vật không có giới hạn dàn hồi.

C. Giới hạn đàn hồi của lò xo chỉ có khi lò xo bị kéo dãn ra, còn khi nén vào thì không.

D. Giới hạn đàn hồi tỷ lệ thuận với lực tác dụng lên vật.

Đáp án A

Giải thích: Mọi vật đàn hồi đều có giới hạn đàn hồi của nó.

Câu 3 : Lực nào dưới đây là lực đàn hồi:

A. Trọng lực của một vật nặng.

B. Lực bóp giữa 2 đầu ngón tay lên 2 đầu của 1 lò xo.

C. Lực bung của lò xo khi lò xo bị bóp giữa 2 đầu ngón tay.

D. Cả B và C.

Đáp án C

Giải thích: Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.

Khi bóp hai đầu ngón tay làm lò xo bị nén thì tay tác dụng lực nén, còn trong lò xo xuất hiện lực đàn hồi, đẩy ra. Nếu buông tay ra, lực đàn hồi của lò xo sẽ làm lò xo bung ra, trở lại hình dạng ban đầu.

Câu 4 : Chọn câu đúng trong các câu sau. (Xét trong giới hạn đàn hồi)

A. Lực đàn hồi không phụ thuộc vào độ biến dạng.

B. Lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng.

C. Lực đàn hồi tăng, độ biến dạng giảm.

D. B và C đúng.

Đáp án B

Giải thích: Lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng.

Câu 5 : Chọn câu đúng trong các câu sau, khi nói về lực đàn hồi của một lò xo.

A.Lực đàn hồi có phương thẳng đứng và có chiều hướng lên trện.

B.Lực đàn hồi có phương thẳng đứng và có chiều hướng xuống.

C. Lực đàn hồi có phương trùng với trục của lò xo và ngược chiều với lực tác dụng vào nó.

D. Lực đàn hồi có phương nằm ngang và cùng chiều với lực tác dụng vào nó

Câu 6 : Một lò xo có chiều dài tự nhiên ban đầu là l0 = 20cm. Nếu treo một vật có khối lượng m1 = 0,4 kg thì lò xo bị dãn ra một đoạn ∆l = 2cm. Nếu treo vật có khối lượng 0,5 kg, thì độ dãn của lò xo là:

A. ∆l = 3 cm

B. ∆l = 2,5 cm

C. ∆l = 4 cm

D. ∆1 = 4,5 cm

Đáp án B

Giải thích:

Lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ dãn của lò xo.

Khi treo vật nặng vào lò xo, vật nặng cân bằng do chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và lực đàn hồi. Trọng lực và lực đàn hồi cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

Vật nặng m1 = 0, 4kg có trọng lượng 4N, làm lò xo dãn 2 cm.

Vậy mỗi 1N làm lò xo dãn 0,5 cm

Vật nặng m2 = 0,5 kg có trọng lượng 5N, làm lò xo dãn là ∆l = 5.0,5 = 2,5 cm.

Câu 7 :Treo một vật có khối lượng m vào một lò xo có chiều dài tự nhiên ban đầu là l0, thì lò xo dãn ra một đoạn 4cm. Nếu treo một vật có khối lượng 0,6 kg thì lò xo dãn một đoạn 6cm. Khối lượng vật ban đầu là:

A. 0,4kg

B. 4N

C. 4kg

D. 5kg

Đáp án A

Giải thích:

Lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ dãn của lò xo.

Khi treo vật nặng vào lò xo, vật nặng cân bằng do chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và lực đàn hồi. Trọng lực và lực đàn hồi cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

Vật nặng m2 = 0,6 kg có trọng lượng 6N, làm lò xo dãn 6 cm.

Vậy mỗi 1 N làm lò xo dãn 1 cm

Vật nặng m1 làm lò xo dãn là 4 cm, vậy có trọng lượng là 4 N, tức là có khối lượng m1 = 0,4 kg.

* Một lò xo có chiều dài tự nhiên ban đầu là l0 được treo thẳng đứng. Nếu treo vật 4N vào lò xo, thì lò xo có chiều dài 20 cm. Và nếu treo vật 6N vào thì lò xo có chiều dài 22 cm. Dựa vào dữ kiện trên để giải các câu 88 và 89.

Câu 8 :Mỗi 1 N, lò xo sẽ bị dãn một đoạn

A. 1 cm

B. 2 cm

C. 3 cm

D. 4 cm.

Đáp án: B

Giải thích: Độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với lực đàn hồi của lò xo.

Khi vật cân bằng, lực đàn hồi có độ lớn bằng trọng lực.

Khi treo vật có trọng lượng 4N, lò xo dài 20 cm. Khi treo vật 6N vào thì lò xo dài 22 cm, tức là dài thêm 2 cm.

Vậy lực tăng thêm 2 N thì lò xo dài thêm 2 cm, vậy mỗi 1 N, lò xo sẽ bị dãn 1 cm.

Câu 9 :Chiều dài tự nhiên ban đầu của lò xo là:

A. 14 cm

B. 16 cm

C. 18 cm

D. 20 cm.

Đáp án B

Giải thích:

Vì mỗi 1 N, lò xo dãn 1 cm, vậy khi treo vật 4 N, lò xo đã dãn 4 cm, khi đó lò xo dài 20 cm.

Chiều dài tự nhiên ban đầu của lò xo (không treo vật) là l0 = 20 – 4 = 16 cm.

Câu 10 :Treo vật có khối lượng m = 40g vào lò xo nói trên, sau một thời gian ta thấy vật đứng yên. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật là:

A. 40N

B. 4N

C. 0,4 N

D. 0,04 N

Đáp án C

Giải thích:

Khi treo vật vào làm lò xo dãn ra, vật đứng yên do chịu tác dụng của hai lực cân bằng: trọng lực và lực đàn hồi của lò xo. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

Vật có khối lượng m = 40 g, có trọng lượng 0,4 N, vì vậy lực đàn hồi có độ lớn 0,4N.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên