Bài tập về dòng điện trong kim loại cực hay (có lời giải)
Với Bài tập về dòng điện trong kim loại có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập về dòng điện trong kim loại
Bài tập về dòng điện trong kim loại cực hay (có lời giải)
A. Phương pháp giải
Xác định chiều chuyển đọng của các electron tự do trong kim loại ta dựa vào:
- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Và các electron tự do mang điện tích âm (-).
- Cho nên trong mạch kín có dòng điện chạy qua, các electron tự do trong kim loại sẽ bị cực âm đẩy, đồng thời bị cực dương hút mà chuyển động tạo thành dòng điện.
- Vậy trong kim loại có dòng điện chạy qua thì các electron tự do sẽ di chuyển từ cực âm (-) qua các vật tiêu thụ điện về cực dương (+) của nguồn điện.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Dòng điện trong kim loại là dòng
A. Chuyển động có hướng của các electron tự do.
B. Chuyển động có hướng của các electron nằm bên trong lớp vỏ nguyên tử.
C. Chuyển động có hướng của các hạt mang điện tích dương
D. Chuyển động có hướng của các nguyên tử.
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
Chọn A
Ví dụ 2: Nối hai quả cầu kim loại A và B bằng một dây dẫn bằng đồng. Trường hợp nào sau đây có dòng điện chạy qua dây dẫn theo chiều từ A đến B?
A. A nhiễm điện âm, B nhiễm điện dương.
B. A nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm.
C. A nhiễm điện âm, B không nhiễm điện.
D. A và B đều không nhiễm điện.
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Trong mạch kín có dòng điện chạy qua, các electron tự do trong kim loại sẽ bị cực âm đẩy, đồng thời bị cực dương hút mà chuyển động tạo thành dòng điện.
Nếu dòng điện chạy từ A đến B thì electron di chuyển từ B về A. Có hai khả năng xảy ra:
Một là B nhiễm điện âm (-) và A nhiễm điện dương (+).
Hai là A nhiễm điện dương (+) và B không nhiễm điện.
Chọn B
Ví dụ 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các …………………tự do. Bên ngoài nguồn điện, các êlêctron chuyển động trong dây dẫn từ cực ………………….sang cực ……………….của nguồn điện.
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron tự do. Bên ngoài nguồn điện, các êlêctron chuyển động trong dây dẫn từ cực âm (-) sang cực dương (+) của nguồn điện.
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Dây dẫn kim loại chỉ:
A. Cho phép các electron chạy qua.
B. Cho phép các điện tích chạy qua.
C. Cho phép các điện tích dương chạy qua.
D. Cho phép các điện tích âm chuyển qua.
Lời giải:
Dây dẫn kim loại cho các electron tự do chạy qua.
Chọn A
Câu 2: Trong kim loại, các êlectrôn tự do là:
A. Những êlectrôn quay xung quanh hạt nhân.
B. Những êlectrôn dịch chuyển xung quanh nguyên tử.
C. Những êlectrôn dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
D. Những êlectrôn thoát ra khỏi nguyên tử, chuyển dịch tự do.
Lời giải:
Các electron tự do trong kim loại là các electron thoát ra khỏi nguyên tử, chuyển dịch tự do.
Chọn D
Câu 3: Nối hai quả cầu A và B bằng dây dẫn người ta thấy êlêctron dịch chuyển trong dây dẫn theo chiều từ A đến B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về điện tích của hai quả cầu A và B?
A. A nhiễm điện dương, B không nhiễm điện.
B. A nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm.
C. A nhiễm điện âm, B nhiễm điện dương.
D. A không nhiễm điện, B nhiễm điện âm.
Lời giải:
Trong mạch kín có dòng điện chạy qua, các electron tự do trong kim loại sẽ bị cực âm đẩy, đồng thời bị cực dương hút mà chuyển động tạo thành dòng điện.
Elêctron dịch chuyển trong dây dẫn theo chiều từ A đến B tức là A mang điện âm, B mang điện dương hoặc B không mang điện.
Chọn C
Câu 4: Hoàn thành các câu sau bằng cách điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm…
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do…………………………
Khi dây kim loại được nối vào hai cực của nguồn điện thì trong dây kim loại đó……….chạy qua. Khi đó các electron tự do trong dây kim loại sẽ di chuyển có hướng từ ………..qua………….về………………..của nguồn điện.
Lời giải:
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
Khi dây kim loại được nối vào hai cực của nguồn điện thì trong dây kim loại đó có dòng điện chạy qua. Khi đó các electron tự do trong dây kim loại sẽ di chuyển có hướng từ cực âm (-) qua dây dẫn về cực dương (+) của nguồn điện.
Câu 5: Cho sơ đồ như hình vẽ dưới đây.
a) Các bóng đèn có sáng không? Tại sao?
b) Các electron tự do sẽ chuyển động theo chiều như thế nào?
Lời giải:
a) Các bóng đèn ở hình b và c thì sáng bình thường vì mạch điện được nối kín, hai cực của bóng đèn được nối với hai cực của pin, còn bóng đèn ở hình a thì không sáng vì đèn ở hình a đã bị đứt dây tóc nên mạch điện hở.
b) Ở hình b thì các electron chuyển động từ cực âm (-) B của pin qua dây dẫn, qua dây tóc bóng đèn và về cực dương (+) A của pin.
Ở hình c thì các electron chuyển động từ cực âm (-) A của pin qua dây dẫn, qua dây tóc bóng đèn và về cực dương (+) B của pin.
Câu 6: Nối hai quả cầu A và B bằng một sợi dây kim loại ( như hình vẽ).
Hỏi có dòng điện chạy qua dây dẫn không, nếu có thì electron dịch chuyển theo chiều nào trong các trường hợp sau:
a) A tích điện dương, B không tích điện.
b) A và B không tích điện.
c) A tích điện âm, B không tích điện.
d) A không tích điện, B tích điện dương.
e) A không tích điện, B tích điện âm.
Lời giải:
a) A tích điện dương, B không tích điện thì các electron sẽ di chuyển từ quả cầu B sang quả cầu A qua dây dẫn nên có dòng điện.
b) A và B không tích điện thì không có dòng điện nên không có sự dịch chuyển của các electron từ quả nào sang quả nào.
c) A tích điện âm, B không tích điện thì các electron sẽ di chuyển từ quả cầu A qua dây dẫn sang quả cầu B nên có dòng điện.
d) A không tích điện, B tích điện dương thì các electron sẽ di chuyển từ quả A sang quả B qua dây dẫn, nên có dòng điện.
e) A không tích điện, B tích điện âm thì các electron sẽ di chuyển từ quả B qua dây dẫn sang quả A nên có dòng điện.
Câu 7: Một học sinh cho rằng dòng điện trong kim loại là hai dòng chuyển dời có hướng ngược nhau của các electron tự do mang điện tích âm (-) và các nguyên tử mang điện tích dương (+). Theo em điều đó đúng hay sai? Tại sao?
Lời giải:
Điều khẳng định trên của bạn học sinh là sai, vì trong dây dẫn kim loại chỉ có sự chuyển động của các electron tự do để tạo thành dòng điện.
Câu 8: Tại sao người ta thường làm cột thu lôi bằng sắt, đồng mà không làm bằng gỗ? Từ hiện tượng sét, có thể kết luận gì về điện tích của các đám mây và mặt đất?
Lời giải:
Trong các cơn giông, thường có sét. Sét là hiện tượng phóng điện trong không khí ẩm khi các đám mây bị cọ xát tích điện trái dấu với mặt đất. Sét là dòng điện rất mạnh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Thông thường thì các đám mây tích điện dương, mặt đất tích điện âm. Người ta thường làm các cột thu lôi bằng sắt, đồng vì chúng là các vật liệu dẫn điện. Cột thu lôi được đặt trên nóc nhà, để thu hút sét đánh vào đó. Khi sét đánh vào cột thi lôi, dòng điện được truyền xuống mặt đất, không gây nguy hiểm cho người, nhà cửa.
Câu 9: Các electron đi qua một dây dẫn dài 12cm trong 10 phút. Hãy tính vận tốc của elêtron ra m/s.
Lời giải:
Đổi 12 cm = 0,12 m; 10 phút = 600 giây.
Áp dụng công thức tính vận tốc
Đáp án: 0,0002 m/s
Câu 10: Trong 1mm3 vật dẫn điện có 30 tỉ electron tự do. Hãy tìm số electron tự do trong:
a. 0,25m3 vật dẫn điện.
b. Một sợi dây hình trụ làm bằng vật liệu ấy, có đường kính 0,5mm và chiều dài 4m.
Lời giải:
Đổi 0,25 m3 = 250 000 000 mm3 = 250 triệu mm3
Đổi 4m = 4000 mm.
a. Số electron tự do trong 0,25 m3 vật dẫn điện là:
30 tỉ x 250 triệu = 7500 triệu tỉ (electron tự do)
b. Thể tích vật dẫn điện là:
Số electron tự do trong đó là:
30 tỉ x 250π = 23562 tỉ (electron tự do)
Đáp án:
a. 7500 triệu tỉ (electron tự do)
b. 23562 tỉ (electron tự do).
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 5: Chất cách điện là gì, bài tập chất cách điện có đáp án
- Dạng 6: Chất dẫn điện là gì, bài tập chất dẫn điện có đáp án
- Dạng 8: Bài tập về sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện cực hay (có lời giải)
- Dạng 9: Bài tập Cách vẽ sơ đồ mạch điện hay, có đáp án
- Dạng 10: Bài tập về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện hay, có đáp án
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều