Bài tập trang 29 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2

Bài tập trang 29 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2

Bài tập trang 29 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2:

Quảng cáo

Đề bài: Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích.

Hoàn thành phiếu tìm ý, lập dàn ý cho đề bài trên:

PHIẾU TÌM Ý

Tên truyện

 

Thông tin chung về tác giả, tác phẩm

 

Chủ đề

 

Liệt kê những nét nghệ thuật đặc sắc và nêu tác dụng

 

PHIẾU LẬP DÀN Ý

Các phần

Dàn ý

Nội dung chi tiết

Mở bài

Tên tác giả, tác phẩm

 

Khái quát chủ đề tác phẩm

 

Một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

 

Thân bài

Chủ đề tác phẩm

 

Chỉ ra và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

- Yếu tố nghệ thuật 1: ........................

Tác dụng:

- Yếu tố nghệ thuật 2: ........................

Tác dụng:

- Yếu tố nghệ thuật ...: .......................

Tác dụng:

Những bằng chứng tiêu biểu trong tác phẩm

 

Kết bài

Khẳng định lại chủ đề và giá trị của một vài hình thức nghệ thuật của tác phẩm

 

Nêu suy nghĩ/ cảm xúc về tác phẩm, chia sẻ bài học rút ra cho bản thân

 

Quảng cáo

Trả lời:

PHIẾU TÌM Ý

Tên truyện

Chữ người tử tù

Thông tin chung về tác giả, tác phẩm

- Tác giả Nguyễn Tuân được đánh giá là “nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp”.

- Tác phẩm truyện ngắn “Chữ người tử tù” in trong tập “Vang bóng một thời” xuất bản năm 1940.

Chủ đề

Tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử và sức mạnh cảm hóa của cái đẹp trong cuộc đời.

Liệt kê những nét nghệ thuật đặc sắc và nêu tác dụng

- Tình huống gặp gỡ độc đáo , lạ lùng. => Câu chuyện phát triển logic, hợp lí đẩy lên đến cao trào. Qua đó giúp bộc lộ tính cách nhân vật và làm nổi bật chủ đề của truyện.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, mỗi nhân vật mang một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp thiên lương, khí phách và trọng đãi người tài. 

- Tạo được không khí cổ xưa nay chỉ còn vang bóng.

- Nhịp điệu câu văn chậm, thong thả.

- Bút pháp đối lập tương phản vận dụng thành thục, tài hoa.

Quảng cáo

PHIẾU LẬP DÀN Ý

Các phần

Dàn ý

Nội dung chi tiết

Mở bài

Tên tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Tuân

- Chữ người tử tù

Khái quát chủ đề tác phẩm

Tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử và sức mạnh cảm hóa của cái đẹp trong cuộc đời.

Một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

- Xây dụng tình huống, nhân vật đặc sắc.

- Bút pháp đối lập.

Thân bài

Chủ đề tác phẩm

Tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử và sức mạnh cảm hóa của cái đẹp trong cuộc đời.

Chỉ ra và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

- Yếu tố nghệ thuật 1: Tình huống gặp gỡ độc đáo , lạ lùng.

Tác dụng: Câu chuyện phát triển logic, hợp lí đẩy lên đến cao trào. Qua đó giúp bộc lộ tính cách nhân vật và làm nổi bật chủ đề của truyện.

- Yếu tố nghệ thuật 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Tác dụng: mỗi nhân vật mang một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp thiên lương, khí phách và trọng đãi người tài. 

- Yếu tố nghệ thuật 3: Bút pháp đối lập tương phản vận dụng thành thục, tài hoa.

Tác dụng: Nổi bật hình ảnh nhân vật và cảnh cho chữ.

- Yếu tố nghệ thuật 4: Tạo được không khí cổ xưa nay chỉ còn vang bóng. Nhịp điệu câu văn chậm, thong thả.

Những bằng chứng tiêu biểu trong tác phẩm

- Tình huống truyện: diễn ra trong hoàn cảnh nhà tù, vào những ngày cuối cùng của người tử tù Huấn Cao, một người mang chí lớn và tài năng lớn nhưng không gặp thời. Vị thế xã hội của hai nhân vật cũng có nhiều đối nghịch. Huấn Cao kẻ tử từ, muốn lật đổ trật tự xã hội đương thời. Còn quản ngục là người đứng đầu trại giam tỉnh Sơn, đại diện cho luật lệ, trật tự xã hội đương thời. ở bình diện nghệ thuật, vị thế của họ lại đảo ngược nhau hoàn toàn: Huấn Cao là người có tài viết thư pháp, người sáng tạo ra cái đẹp, còn quản ngục là người yêu và trân trọng cái đẹp và người sáng tạo ra cái đẹp. 

- Xây dựng nhân vật:

+ Huấn Cao: “người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”; “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”; “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.  “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”...

+ Viên quản ngục: khao khát có được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà, và nếu không xin được chữ ông Huấn quả là điều đáng tiếc; “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Kết bài

Khẳng định lại chủ đề và giá trị của một vài hình thức nghệ thuật của tác phẩm

- Thể hiện niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiên lương với cái xấu xa, tàn nhẫn.

- Thể hiện tấm lòng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, qua đó kín đáo bộc lộ lòng yêu nước. 

Nêu suy nghĩ/ cảm xúc về tác phẩm, chia sẻ bài học rút ra cho bản thân

Xúc động trước diễn biến câu chuyện và ý nghĩa đằng sau câu chuyện; có ý thức trân trọng cái đẹp hơn.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VTH Văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở thực hành Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên