Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Học kì 1 | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1

Tổng hợp Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Học kì 1 chọn lọc, có đáp án như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Học kì 1

Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức (cả năm) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 1 Kết nối tri thức (có đáp án)

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản

- Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ

- Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mùa thu ở đồng quê

Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Nó không còn là hồ nước nữa, nó là cái giếng không đáy, ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 1 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5

Cò trắng đứng co chân bên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn chốn xa xăm, mơ màng nỗi nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ thuộc tự bao giờ:

“Trước sân ai tha thẩn

Đăm đăm trông nhạn về

Mây trời còn phiêu dạt

Lang thang trên đồi quê...”

Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.

Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng quốc vàng lốm đốm. Và đâu đó thoảng hương cốm mới. Hương cốm nhắc người ta nhớ những mùa thu đã qua.

(Nguyễn Trọng Tạo)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Bức tranh phong cảnh mùa thu trong bài có những màu sắc nào?

A. Vàng, đỏ, tím.

B. Xanh, trắng, vàng.

C. Xanh, nâu, đỏ.

Câu 2. Những gì được Nguyễn Trọng Tạo miêu tả trong bức tranh phong cảnh mùa thu ở đồng quê?

A. Hình ảnh, màu sắc.

B. Hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

C. Hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương thơm.

Câu 3. Tên nào phù hợp nhất với nội dung bài?

A. Bầu trời mùa thu.

B. Mùa thu ở đồng quê.

C. Cánh đồng mùa thu.

Câu 4. Sự vật nào không được nhân hoá trong bài?

A. Hồ nước.

B. Con cò.

C. Cánh đồng lúa.

Câu 5. Những sự vật nào được so sánh trong bài?

A. Bầu trời, hồ nước.

B. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay.

C. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay, con đê.

Câu 6. Từ nào đồng nghĩa với từ cố hương?

A. Quê cũ.

B. Hương thơm.

C. Nhà cổ.

III. Luyện tập:

Câu 1. Cho đoạn văn sau:

Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim. Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ chấu chắp lại. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt. Nó khéo biết moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong những thân cây mảnh dẻ, ốm yếu. Chích bông xinh đẹp chẳng những là bạn của trẻ em mà còn là bạn của bà con nông dân.

Em hãy tìm các động từ, tính từ, danh từ có trong đoạn văn trên rồi điền vào bảng sau:

Danh từ

Tính từ

Động từ

…………………………...

…………………………..

…………………………...

…………………………...

…………………………..

…………………………...

…………………………...

…………………………..

…………………………...

Câu 2. Em hãy đặt 2 câu với 2 danh từ bất kì mà mình tìm được ở bài tập 1.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 3. Em hãy tìm các tính từ trong ngoặc thích hợp để điền vào chỗ trống:

(hung dữ, thành thạo, tươi tốt, kiên cường)

a. Đất nước Việt Nam ta suốt bao nhiêu năm nay vẫn ……………… vượt qua những cuộc chiến tranh gian khổ.

b. Bác Hai là người thợ xây ……………… nhất vùng này.

c. Mùa xuân về, cây cối trở nên ……………… hơn hắn, ai cũng mừng vui.

d. Dòng sông mùa lũ về trở nên ……………… , khiến ai cũng phải dè chừng.

Câu 4. Em hãy tìm các danh từ thuộc các nhóm từ vựng sau:

a. Thời gian: ……………………………………………………………………………

b. Cây cối: ……………………………………………………………………………...

c. Đồ dùng học tập: …………………………………………………………………….

Câu 5: Hãy viết thêm phần sáng tạo cho câu chuyện Cây khế theo tưởng tượng của em.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

................................

................................

................................

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 Kết nối tri thức (có đáp án)

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản

- Đại từ

- Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trò chơi đom đóm

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5

Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!

Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.

Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ...

(Theo Nguyễn Duy Dương)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Bài văn trên kể chuyện gì?

A. Dùng đom đóm làm đèn

B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn

C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê

D. Làm đèn từ những con đom đóm

Câu 2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì?

A. Bằng chiếc chăn mỏng

B. Bằng chiếc thau nhỏ

C. Bằng vợt muỗi điện

D. Bằng vợt vải màn

Câu 3. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì?

A. Làm đèn để học bài vào buổi tối

B. Làm thành những chiếc đèn để dọa lũ con gái trong xóm chạy thục mạng.

C. Làm thành những vật trang trí đẹp mắt

D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi

Câu 4. Điền gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết?

A. Những đêm canh gác, anh nhìn thấy những chú đom đóm đang bay.

B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm”

C. Mỗi lần cô bạn cùng quê tới thăm đem theo vỏ trứng có cất giấu những chú đom đóm

D. Mở lại món quà lưu niệm là chiếc vỏ trứng nhỏ từng bắt đom đóm bỏ vào

III. Luyện tập:

Câu 1: Gạch chân dưới các đại từ có trong đoạn văn, đoạn thơ sau:

a) Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

(theo Tố Hữu)

b) Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoái. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt…

(theo Duy Khán)

c) Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

(Truyện ngụ ngôn)

Câu 2: Viết lại các câu văn sau bằng cách sử dụng đại từ để tránh lỗi lặp từ trong câu:

a) Con mèo đen đang nằm phơi nắng trên sân, bóng con mèo đen như hòa làm một với bộ lông, tạo thành một cục bông đen tròn.

b) Dì Na vừa về đến cổng, cu Tí đã chạy ra đón dì Na ngay.

c) Cái bàn gỗ bên cửa sổ đã cũ nhưng bà chủ chẳng chịu thay vì nghĩ rằng cái bàn gỗ vẫn còn dùng được.

Câu 3: Chọn đại từ thích hợp để điền vào (...):

a) Con suối chảy róc rách suốt cả mùa hè, nên giờ (……………....) đã thấm mệt, phải ngủ say để dưỡng sức.

b) Chiếc bánh quy này do chính tay cô Tư làm ra và (………………....) rất tự hào về sản phẩm của mình.

Câu 4: Chọn các đại từ xưng hô thích hợp để thay thế cho từ “Ngọc Mai” trong đoạn văn sau:

Ngọc Mai là một học sinh chăm ngoan. Ở lớp, lúc nào Ngọc Mai cũng chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Ngọc Mai cũng năng nổ phát biểu và đặt câu hỏi trong giờ học. Lúc nào, Ngọc Mai cũng chăm chỉ làm bài tập về nhà, và hoàn thành các dặn dò của thầy cô. Nếu gặp bài tập khó, Ngọc Mai sẽ hỏi chị gái hoặc bố để có thể hiểu bài. Cuối tuần, Ngọc Mai thường đạp xe lên thư viện để đọc các tác phẩm văn học thiếu nhi hay. Nhờ vậy, thành tích học tập của Ngọc Mai lúc nào cũng dẫn đầu cả lớp.

Câu 5: Lập dàn ý cho bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật.

* Gợi ý

- Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.)

- Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:

+ Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết).

+ Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em.

+ Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật).

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT

Các chủ đề khác nhiều người xem

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tài liệu Bài tập cuối tuần lớp 5 Toán, Tiếng Việt của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán, Tiếng Việt lớp 5 chương trình sách mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên