Tiếng Việt lớp 5 Tuần 23 Tiết 1 trang 17, 18 (Dành cho buổi học thứ hai)

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 23 Tiết 1 trang 17, 18 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.

Tiếng Việt lớp 5 Tuần 23 Tiết 1 trang 17, 18 (Dành cho buổi học thứ hai)

Quảng cáo

Bài 1 (trang 17, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc

CÁNH ĐỒNG LÀNG

        Mỗi làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ có nhiều cánh đồng, dân làng gọi là các “đỗi ruộng” hay “xứ đồng, đất có thể rộng hẹp, tốt xấu khác nhau và chúng đều mang những cái tên dân dã.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 23 trang 17, 18, 19, 20

         Ngoài các ruộng để cấy lúa, trồng màu, trên mỗi cánh đồng có khi còn có các thùng đấu, ao đầm, đìa lạch, bãi chăn thả,... đều là những thứ đất hoang hoá của chung làng xã mà mỗi người dân đều có thể khai thác được cái gì đó cho cuộc sống của mình.

Quảng cáo

         Cánh đồng làng không bằng phẳng mà dày đặc các loại bờ, luống và rãnh. Bờ to cho cả cánh đồng là "bờ đỗi", bờ nhỏ cho từng thửa ruộng là "bờ con". Trong các bờ bụi có cua mà, ếch mà, hang chuột, hang rắn. Công việc nhà nông nào là phát bờ, cuốc góc, đắp vạ, be bờ, lên luống, dựng giàn.

         Tuy có nhiều xứ đồng nhưng thường mỗi làng có một xứ đồng tốt nhất, gọi là "bờ xôi ruộng mật", lúa ngô, rau quả ở đây xanh tốt bời bời. Màu sắc của cánh đồng thay đổi theo mùa, mùa nào cũng đẹp. Dân làng quanh năm đầy ắp công việc:

Tháng Chạp là tháng trồng khoai

Tháng Giêng trồng đậu tháng hai trồng cà

Tháng Ba cày vỡ ruộng ra

Tháng Tư làm mạ mưa sa đấy đồng...

         Hầu hết ca dao, tục ngữ của người Việt đều nảy sinh trên cánh đồng làng. Trong lúc làm ruộng, thợ cày, thợ cấy hát đối nhau. Trên cánh đồng làng, người nông dân “trông trời trông đất trông mây”, trông trăng quầng biết trời hạn, thấy trăng tán biết sắp có mưa, trông tua rua mà chuẩn bị mạ mùa sao cho kịp thời vụ.

Quảng cáo

         Vừa tình yêu của con người trên cánh đồng làng cứ lớn dần theo tháng năm.

(Theo Chu Huy)

Thùng đấu: chỗ đất bị lấy đất để đắp đê, làm gạch ngói,… thành những hố sâu rộng, vuông vức.

Ao đầm, đìa lạch: chỉ những vũng nước tự nhiên nhỏ.

Cua mà, ếch mà: cua, ếch nằm trong hang, ngoài cửa hang thường có một ít đất viền cao lên.

Trông trăng quầng... có mưa: lấy ý câu tục ngữ" Trăng quảng thì hạn, trăng tán thì mưa"; trăng quáng là trăng có một vành tròn sáng nhiều màu bao quanh, có ranh giới rõ ràng (do ánh sáng khúc xạ qua các tinh thể băng); trăng tán thì gồm nhiều vành sáng nhưng yếu hơn, không có ranh giới rõ ràng (do ánh sáng khúc xạ qua các hạt nước), mặt trăng cũng mờ hơn trăng quầng.

Tua rua: một chùm sao nhỏ kết thành một đám mở, xuất hiện vào sáng sớm khoảng đầu tháng 5 âm lịch.

Trả lời:

Em đọc văn bản. Chú ý các từ ngữ khó: thùng đấu, ao đầm, đìa lạch,…

Quảng cáo

Bài 2 (trang 18, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Viết Đ nếu đúng, S nếu sai.

a. Làng xã nào ở đồng bằng Bắc Bộ cũng có nhiều cánh đồng

 

b. Những cánh đồng của làng xã mang những cái tên dân dã.

 

c. Các cánh đồng làng đều giống nhau.

 

d. Trên các cánh đồng làng có các động vật hoang dã nhỏ sinh sống.

 

e. Ngoài đất riêng, trên mỗi cánh đồng thường có đất chung của làng xã.

 

g. Những cánh đồng làng quanh năm một màu xanh.

 

h. Người nông dân quanh năm bận rộn việc cấy trồng.

 

i. Cánh đồng quan trọng nhất đối với dân làng là cánh đồng “bờ xôi ruộng mật”.

 

k. Trên cánh đồng, người dân có thể trình diễn văn nghệ.

 

l. Trên cánh đồng, người dân có thể dự báo được thời tiết.

 

Trả lời:

a. Làng xã nào ở đồng bằng Bắc Bộ cũng có nhiều cánh đồng

Đ

b. Những cánh đồng của làng xã mang những cái tên dân dã.

Đ

c. Các cánh đồng làng đều giống nhau.

S

d. Trên các cánh đồng làng có các động vật hoang dã nhỏ sinh sống.

S

e. Ngoài đất riêng, trên mỗi cánh đồng thường có đất chung của làng xã.

Đ

g. Những cánh đồng làng quanh năm một màu xanh.

S

h. Người nông dân quanh năm bận rộn việc cấy trồng.

Đ

i. Cánh đồng quan trọng nhất đối với dân làng là cánh đồng “bờ xôi ruộng mật”.

S

k. Trên cánh đồng, người dân có thể trình diễn văn nghệ.

Đ

l. Trên cánh đồng, người dân có thể dự báo được thời tiết.

Đ

Bài 3 (trang 18, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Trả lời câu hỏi.

a. Em hiểu thế nào là các “đỗi ruộng”, “xứ đồng”?

b. Trên mỗi cánh đồng làng thường gồm những loại đất nào?

c. Em hiểu thế nào thành ngữ “bờ xôi ruộng mật”?

d. Trên cánh đồng làng thời xưa, thường có những hoạt động gì?

Trả lời:

a. “Đỗi ruộng”, “xứ đồng” là cách gọi những cánh đồng ở mỗi làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ.

b. Trên mỗi cánh đồng làng thường gồm những loại đất: ruộng để cấy lúa, trồng màu; thùng đấu, ao đầm, lìa đạch, bãi chăn thả.

c. “Bờ xôi ruộng mật” ý chỉ những mảnh đất tốt, màu mỡ, phì nhiêu và dễ làm ăn.

d. Trên cánh đồng làng thời xưa, thường có những hoạt động: sáng tác ca dao, tục ngữ; hát đối đáp nhau, dự báo thời tiết.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên