Tiếng Việt lớp 5 Tuần 26 Tiết 2 trang 29, 30 (Dành cho buổi học thứ hai)
Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 26 Tiết 2 trang 29, 30 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.
Tiếng Việt lớp 5 Tuần 26 Tiết 2 trang 29, 30 (Dành cho buổi học thứ hai)
Bài 1 (trang 29, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Nêu 3 cách liên kết mà em đã học:
Trả lời:
- 3 cách liên kết mà em đã học:
+ Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
+ Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
+ Liên kết câu bằng tữ ngữ nối.
Bài 2 (trang 29, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Gạch dưới các từ ngữ được dùng để liên kết câu trong mỗi đoạn văn dưới đây và cho biết đó là cách liên kết nào?
a. Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng Mười làm nứt nẻ đất ruộng và giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà quê một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
(Theo Thạch Lam)
Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách ……………………………………………
b. Đất nước thanh bình, xuồng ba lá lại trở về cuộc sống đời thường. Xuống ngược xuôi miền chợ nổi. Xuồng lướt nhanh trên cánh đồng rì rào sóng lúa. Xuống rộn ràng những đêm giăng câu, thả lưới. Và mỗi sớm mai, trên nhánh sông quê, những chiếc xuồng ba lá theo dòng nước toả đi, chở đầy ước mơ, khát vọng của tình đất, tình người phương Nam.
(Theo Nguyễn Chí Ngoan)
Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách ……………………………………………
c. Ơ-gien Pô-chi-ê sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện đi học. Năm 15 tuổi, ông theo cha làm thợ đóng gói, rồi chạy việc cho một hiệu bán giày. Mãi về sau, ông mới học đọc, học viết và làm thợ in hoa trên vải.
(Nguyễn Hoàng)
Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách ……………………………………………
Trả lời:
a. Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng Mười làm nứt nẻ đất ruộng và giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà quê một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
(Theo Thạch Lam)
Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách dùng từ ngữ nối.
b. Đất nước thanh bình, xuồng ba lá lại trở về cuộc sống đời thường. Xuồng ngược xuôi miền chợ nổi. Xuồng lướt nhanh trên cánh đồng rì rào sóng lúa. Xuồng rộn ràng những đêm giăng câu, thả lưới. Và mỗi sớm mai, trên nhánh sông quê, những chiếc xuồng ba lá theo dòng nước toả đi, chở đầy ước mơ, khát vọng của tình đất, tình người phương Nam.
(Theo Nguyễn Chí Ngoan)
Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách lặp từ.
c. Ơ-gien Pô-chi-ê sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện đi học. Năm 15 tuổi, ông theo cha làm thợ đóng gói, rồi chạy việc cho một hiệu bán giày. Mãi về sau, ông mới học đọc, học viết và làm thợ in hoa trên vải.
(Nguyễn Hoàng)
Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
Bài 3 (trang 30, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo sự liên kết câu.
Chiếc mũ nát
Nhà văn An-đéc-xen – người kể chuyện cổ tích hay nhất thế giới - là - một người say mê làm việc………. thường không chú ý đến ăn mặc. ………..có chiếc mũ dùng nhiều năm, đã cũ nát.
Một hôm, đang ở ngoài phố, một tay ăn mặc rất bảnh bao gặp An-đéc-xen đội chiếc mũ đó…….. châm chọc hỏi:
- Thưa ông, cái vật tồi tàn ở trên đầu ông được gọi là…. đấy à?
An-đéc-xen nhẹ nhàng hỏi lại:
- Thế ông bạn gọi cái vật …………… dưới cái mũ của ông là đầu đấy chứ?
(Theo Tiếng Việt 3, CNGD, NXB Giáo dục Việt Nam, 1998)
Trả lời:
Chiếc mũ nát
Nhà văn An-đéc-xen – người kể chuyện cổ tích hay nhất thế giới - là - một người say mê làm việc nhưng thường không chú ý đến ăn mặc. Ông có chiếc mũ dùng nhiều năm, đã cũ nát.
Một hôm, đang ở ngoài phố, một tay ăn mặc rất bảnh bao gặp An-đéc-xen đội chiếc mũ đó hắn châm chọc hỏi:
- Thưa ông, cái vật tồi tàn ở trên đầu ông được gọi là mũ đấy à?
An-đéc-xen nhẹ nhàng hỏi lại:
- Thế ông bạn gọi cái vật tồi tàn dưới cái mũ của ông là đầu đấy chứ?
(Theo Tiếng Việt 3, CNGD, NXB Giáo dục Việt Nam, 1998)
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT