Trắc nghiệm Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình có đáp án - Toán lớp 9
Trắc nghiệm Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình có đáp án
Tài liệu bài tập trắc nghiệm Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình có đáp án Toán lớp 9 chọn lọc, có đáp án với các dạng bài tập cơ bản, nâng cao đầy đủ các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Hi vọng với bộ trắc nghiệm Toán lớp 9 này sẽ giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi môn Toán 9 và kì thi tuyển sinh vào lớp 10.
Câu 1: Cho một số có hai chữ số. Nếu đổi chỗ hai chữ số của nó thì được một số mới lớn hơn số đã cho là 63. Tổng của số đã cho và số mới tạo thành 99. Tổng các chữ số của số đó là?
A. 9
B. 8
C. 7
D. 6
Lời giải:
Gọi số cần tìm là
Đổi chỗ hai chữ số của nó thì ta được một số mới là
Ta có hệ phương trình:
Vậy số cần tìm là 18 nên tổng các chữ số là: 1 + 8 = 9
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Cho một số có hai chữ số. Nếu đổi chỗ hai chữ số của nó thì được một số lớn hơn số đã cho là 18. Tổng của số đã cho và số mới tạo thành bằng 66. Tổng các chữ số của số đó là?
A. 9
B. 8
C. 7
D. 6
Lời giải:
Gọi số cần tìm là
Đổi chỗ hai chữ số của nó thì ta được một số mới là
Ta có hệ phương trình:
Vậy số cần tìm là 24 nên tổng các chữ số là 2 + 4 = 6
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Cho một số có hai chữ số. Chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 5. Nếu đổi chỗ hai chữ số cho nhau ta được một số bằng số ban đầu. Tìm tích các chữ số của số ban đầu.
A. 12
B. 16
C. 14
D. 6
Lời giải:
Gọi số cần tìm là
Đổi chỗ hai chữ số của nó thì ta được một số mới là
Ta có hệ phương trình:
Vậy số cần tìm là 72 nên tích các chữ số là 2.7 = 14
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Một ô tô đi quãng đường AB với vận tốc 50 km/h, rồi đi tiếp quãng đường BC với vận tốc 45 km/h. Biết quãng đường tổng cộng dài 165 km và thời gian ô tô đi trên quãng đường AB ít hơn thời gian đi trên quãng đường BC là 30 phút. Tính thời gian ô tô đi trên đoạn đường AB.
A. 2 giờ
B. 1,5 giờ
C. 1 giờ
D. 3 giờ
Lời giải:
Gọi thời gian ô tô đi trên mỗi đoạn đường AB và BC lần lượt là x, y
(x > 0; y > 0,5; đơn vị: giờ). Ta có hệ phương trình:
(thỏa mãn)
Vậy thời gian ô tô đi hết quãng đường AB là 1,5 giờ. Thời gian ô tô đi hết quãng đường BC là 2 giờ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5. Một ô tô đi quãng đường AB với vận tốc 52 km/h, rồi đi tiếp quãng đường BC với vận tốc 42 km/h. Biết quãng đường tổng cộng dài 272 km và thời gian ô tô đi trên quãng đường AB ít hơn thời gian đi trên quãng đường BC là 2 giờ. Tính thời gian ô tô đi trên đoạn đường BC.
A. 2 giờ
B. 4 giờ
C. 1 giờ
D. 3 giờ
Lời giải:
Gọi thời gian ô tô đi trên mỗi đoạn đường AB và BC lần lượt là x, y
(x > 0; y > 2; đơn vị: giờ).
Quãng đường AB là 52x (km), quãng đường BC là 42 (km) mà tổng quãng đường 272 km nên ta có phương trình 52x + 42y = 272
Vì thời gian đi quãng đường AB ít hơn thời gian đi quãng đường BC là 2 giờ nên ta có phương trình y – x = 2
Vậy thời gian ô tô đi hết quãng đường AB là 2 giờ. Thời gian ô tô đi hết quãng đường BC là 4 giờ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6. Một ô tô dự định đi từ A đến B trong một thời gian nhất định. Nếu xe chạy mỗi giờ nhanh hơn 10 km thì đến nơi sớm hơn dự định 3 giờ, còn nếu xe chạy chậm lại mỗi giờ 10 km thì đến nơi chậm mất 5 giờ. Tính vận tốc của xe lúc ban đầu.
A. 40 km/h
B. 35 km/h
C. 50 km/h
D. 60 km/h
Lời giải:
Gọi vận tốc lúc đầu của xe là x (km/h; x > 10), thời gian theo dự định là y (y > 3) (giờ)
Nếu xe chạy mỗi giờ nhanh hơn 10km thì đến nơi sớm hơn dự định 3 giờ nên ta có phương trình (x + 10) (y – 3) = xy
Vậy vận tốc ban đầu là 40 km/h
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Một xe đạp dự định đi từ A đến B trong một thời gian nhất định. Nếu xe chạy mỗi giờ nhanh hơn 10 km thì đến nơi sớm hơn dự định 1 giờ, còn nếu xe chạy chậm lại mỗi giờ 5 km thì đến nơi chậm mất 2 giờ. Tính vận tốc của xe lúc ban đầu.
A. 8 km/h
B. 12 km/h
C. 10 km/h
D. 20 km/h
Lời giải:
Gọi vận tốc lúc đầu của xe là x (km/h; x > 10), thời gian theo dự định là y (y > 3) (giờ)
Quãng đường xe đi được là: x.y (km)
Nếu xe chạy mỗi giờ nhanh hơn 10km thì đến nơi sớm hơn dự định 1 giờ nên ta có phương trình (x + 10) (y – 1) = xy
Nếu xe chạy chậm lại mỗi giờ 5 km thì đến nơi chậm mất 2 giờ nên ta có phương trình (x – 5) (y + 2) = xy
Vậy vận tốc ban đầu là 10 km/h
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Một cano chạy trên sông trong 7 giờ, xuôi dòng 108 km và ngược dòng 63 km. Một lần khác cũng trong 7 giờ, cano xuôi dòng 81 km và ngược dòng 84 km. Tính vận tốc nước chảy.
A. 4 km/h
B. 3 km/h
C. 2 km/h
D. 2,5 km/h
Lời giải:
Gọi vận tốc thực của cano là x (km/h, x > 0), vận tốc dòng nước là y (km/h, 0 < y < x)
Vận tốc cano khi xuôi dòng là x + y (km/h), vận tốc cano khi ngược dòng là: x – y (km/h)
Cano chạy trên sông trong 7 giờ, xuôi dòng 108 km và ngược dòng 63 km nên ta có phương trình:
Cano chạy trên sông trong 7 giờ, xuôi dòng 81 km và ngược dòng 84 km nên ta có phương trình:
Vậy vận tốc dòng ngước là 3 km/h
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Một chiếc cano đi xuôi dòng theo một khúc sông trong 3 giờ và đi ngược dòng trong 4 giờ, được 380 km. Một lần khác cano này xuôi dòng trong 1 giờ và ngược dòng trong vòng 30 phút được 85 km. Hãy tính vận tốc của dòng nước (vận tốc thật của cano và vận tốc dòng nước ở hai lần là như nhau).
A. 5 km/h
B. 3 km/h
C. 2 km/h
D. 2,5 km/h
Lời giải:
Gọi vận tốc thực của cano là x (km/h, x > 0), vận tốc dòng nước là y (km/h, 0 < y < x)
Vận tốc cano khi xuôi dòng là x + y (km/h), vận tốc cano khi ngược dòng là: x – y (km/h)
Cano đi xuôi dòng theo một khúc sông trong 3 giờ và đi ngược dòng trong 4 giờ, được 380 km nên ta có phương trình: 3 (x + y) + 4 (x – y) = 380
Cano xuôi dòng trong 1 giờ và ngược dòng trong 30 phút được 85 km nên ta có phương trình:
Vậy vận tốc dòng ngước là 5 km/h
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Hai người đi xe đạp xuất phát đồng thời từ hai thành phố cách nhau 38 km. Họ đi ngược chiều và gặp nhau sau 2 giờ. Hỏi vận tốc của người thứ nhất, biết rằng đến khi gặp nhau, người thứ nhất đi được nhiều hơn người thứ hai 2 km.
A. 7 km/h
B. 8 km/h
C. 9 km/h
D. 10 km/h
Lời giải:
Gọi vận tốc của người thứ nhất và người thứ hai lần lượt là x, y (km/h, x, y > 0)
Quãng đường người thứ nhất đi được khi gặp nhau là 2x (km)
Quãng đường người thứ hai đi được đến khi gặp nhau là 2y (km)
Ta có hệ phương trình (thỏa mãn)
Vậy vận tốc của người thứ nhất là 10 (km/h)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Hai người đi xe máy xuất phát đồng thời từ hai thành phố cách nhau 225 km. Họ đi ngược chiều và gặp nhau sau 3 giờ. Hỏi vận tốc của người thứ nhất, biết rằng vận tốc người thứ nhất lớn hơn người thứ hai 5 km/h.
A. 40 km/h
B. 35 km/h
C. 45 km/h
D. 50 km/h
Lời giải:
Gọi vận tốc của người thứ nhất và người thứ hai lần lượt là x, y (km.h, x > 5, y > 0)
Quãng đường người thứ nhất đi được khi gặp nhau là 3x (km)
Quãng đường người thứ hai đi được đến khi gặp nhau là 3y (km)
Ta có hệ phương trình
Vậy vận tốc của người thứ nhất là 40 km/h
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Một khách du lịch đi trên ô tô 4 giờ sau đó đi tiếp bằng tàu hỏa trong 7 giờ được quãng đường dài 640 km. Hỏi vận tốc của tàu hỏa biết mỗi giờ tàu hỏa đi nhanh hơn ô tô 5 km.
A. 40 km/h
B. 50 km/h
C. 60 km/h
D. 65 km/h
Lời giải:
Gọi vận tốc của tàu hỏa và ô tô lần lượt là x, y (km/h, x > y > 0; x > 5)
Vì khách du lịch đi ô tô 4 giờ sau đó đi tiếp bằng tàu hỏa trong 7 giờ được quãng đường dài 640 km nên ta có phương trình 7x + 4y = 640
Và mỗi giờ tàu hỏa đi nhanh hơn ô tô 5 km nên ta có phương trình x – y = 5
Suy ra hệ phương trình:
Vậy vận tốc tàu hỏa là 60km/h
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Một khách du lịch đi trên ô tô 5 giờ sau đó đi tiếp bằng xe máy trong 3 giờ được quãng đường dài 330 km. Hỏi vận tốc của ô tô, biết rằng mỗi giờ xe máy đi chậm hơn ô tô 10 km.
A. 40 km/h
B. 50 km/h
C. 35 km/h
D. 45 km/h
Lời giải:
Gọi vận tốc của ô tô và xe máy lần lượt là x, y (km/h, x > y > 0; x > 10)
Vì khách du lịch đi trên ô tô 5 giờ, sau đó đi tiếp bằng xe máy trong 3 giờ được quãng đường dài 330 km nên ta có phương trình 5x + 3y = 330
Và mỗi giờ ô tô đi nhanh hơn xe máy 10 km nên ta có phương trình x – y = 10
Suy ra hệ phương trình:
Vậy vận tốc ô tô là 45 km/h
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể thì sau 4 giờ 48 phút bể đầy. Nếu vòi I chảy riêng trong 4 giờ, vòi II chảy riêng trong 3 giờ thì cả hai vòi chảy được 3/4 bể. Tính thời gian vòi I chảy 1 mình đầy bể.
A. 6 giờ
B. 8 giờ
C. 10 giờ
D. 12 giờ
Lời giải:
Gọi thời gian vòi I, vòi II chảy một mình đầy bể lần lượt là x, y (đơn vị: giờ)
Mỗi giờ vòi I chảy được bể nên cả hai vòi chảy được bể
Vì hai vòi ngước cùng chảy vào một bể thì sau 4 giờ 48 phút bể đầy nên ta có phương trình:
Nếu vòi I chảy riêng trong 4 giờ, vòi II chảy riêng trong 3 giờ thì cả hai vòi chảy được
Suy ra hệ phương trình:
Vậy thời gian vòi I một mình đầy bể là 8h.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15. Hai vòi ngước cùng chảy vào một bể không có nước thì sau 1,5 giờ sẽ đầy bể. Nếu mở vòi 1 chảy trong 0,25 giờ rồi khóa lại và mở vòi 2 chảy trong bể. Hỏi nếu vòi 2 chảy riêng thì bao lâu đầy bể?
A. 2,5h
B. 2h
C. 3h
D. 4h
Lời giải:
Gọi thời gian vòi 1 chảy một mình đầy bể là x (h), thời gian vòi 2 chảy một mình đầy bể là y (h) (x; y > 1,5)
Mỗi giờ vòi I chảy được ' bể nên cả hai vòi chảy được bể
Hai vòi cùng chảy thì sau 1,5h sẽ đầy bể nên ta có phương trình:
Nếu mở vòi 1 chảy trong 0,25h rồi khóa lại và mở vòi 2 chảy trong bể nên ta có phương trình
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
Vậy thời gian vòi 2 chảy một mình đầy bể là 2,5h
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Hai bạn A và B cùng làm chung một công việc thì hoàn thành sau 6 ngày. Hỏi nếu A làm một nửa công việc rồi nghỉ thì B hoàn thành nốt công việc trong bao lâu? Biết rằng nếu làm một mình xong công việc thì B làm lâu hơn A là 9 ngày.
A. 9 ngày
B. 18 ngày
C. 10 ngày
D. 12 ngày
Lời giải:
Gọi thời gian A, B làm một mình xong công việc lần lượt là x, y (y > x > 6, đơn vị: ngày)
Mỗi ngày các bạn A, B lầm lượt làm được (công việc)
Vì hai bạn A và B cùng làm chung một công việc thì hoàn thành sau 6 ngày nên ta có:
Do làm một mình xong công việc thì B làm lâu hơn A là 9 ngày nên ta có phương trình: y – x = 9 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
(thỏa mãn)
Vậy B hoàn thành cả công việc trong 18 ngày.
Suy ra sau khi A làm một mình xong nửa công việc rồi nghỉ, B hoàn thành công việc còn lại trong 9 ngày.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Hai bạn A và B cùng làm chung một công việc thì hoàn thành sau 8 ngày. Hỏi nếu A làm riêng hết 1/3 công việc rồi nghỉ thì B hoàn thành nốt công việc trong thời gian bao lâu? Biết rằng nếu làm một mình xong công việc thì A làm nhanh hơn B là 12 ngày.
A. 16 ngày
B. 18 ngày
C. 10 ngày
D. 12 ngày
Lời giải:
Gọi thời gian A, B làm một mình xong công việc lần lượt là x, y (y > x > 0; y > 12, đơn vị: ngày)
Mỗi ngày các bạn A, B lầm lượt làm được (công việc)
Vì hai bạn A và B cùng làm chung một công việc thì hoàn thành sau 8 ngày nên ta có:
Do làm một mình xong công việc thì B làm lâu hơn A là 12 ngày nên ta có phương trình: y – x = 12 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình
Vậy B hoàn thành cả công việc trong 24 ngày
Suy ra sau khi A làm một mình xong 1/3 công việc rồi nghỉ, B hoàn thành 2/3 công việc còn lại trong ngày.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Hai xí nghiệp theo kế hoạch phải làm tổng cộng 360 dụng cụ. Trên thực tếm xí nghiệp 1 vượt mức 12%, xí nghiệp 2 vượt mức 10%, do đó cả hai xí nghiệp làm tổng cộng 400 dụng cụ. Tính số dụng cụ xí nghiệp 2 phải làm theo kế hoạch.
A. 160 dụng cụ
B. 200 dụng cụ
C. 120 dụng cụ
D. 240 dụng cụ
Lời giải:
Gọi số dụng cụ cần làm của xí nghiệp 1 và xí nghiệp 2 lần lượt là x, y
(x, y ∈ N*; x, y < 360, dụng cụ)
Số dụng cụ xí nghiệp 1 và xí nghiệp 2 làm được khi vượt mức lần lượt là 112%x và 110%y (dụng cụ)
Ta có hệ phương trình
Vậy xí nghiệp 1 phải làm 200 dụng cụ, xí nghiệp 2 phải làm 160 dụng cụ.
Đáp án cần chọn là: A
Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 9 có lời giải hay khác:
- Trắc nghiệm Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số có đáp án
- Bài tập Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn chứa tham số có đáp án
- Trắc nghiệm Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình có đáp án (phần 2)
- Bài tập trắc nghiệm Toán lớp 9 Chương 3 Đại số nâng cao có đáp án
- Bài tập trắc nghiệm Chương 3 Đại Số 9 có đáp án
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Toán lớp 9 Đại số và Hình học có đáp án có đầy đủ Lý thuyết và các dạng bài được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Đại số 9 và Hình học 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều