Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 11 (có đáp án): Tổng kết lịch sử thế giới (phần 1) (phần 2)



Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 11 (có đáp án): Tổng kết lịch sử thế giới (phần 1) (phần 2)

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 có đáp án, chọn lọc với các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử lớp 12.

Câu 28. Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là

Quảng cáo

A. Mĩ.

B. Liên Xô.

C. Nhật Bản.

D. Anh.

Đáp án: A

Giải thích: Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là Mĩ.

Câu 29. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển theo hướng

A. lấy phát triển văn hóa làm trọng điểm.

B. lấy phát triển quân sự làm trọng điểm.

C. lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.

D. lấy phát triển chính trị làm trọng điểm.

Quảng cáo

Đáp án: C

Giải thích: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển theo hướng lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.

Câu 30. Xu thế chủ đạo của thế giới sau Chiến tranh lạnh là

A. hòa bình và xung đột.

B. đối đầu căng thẳng.

C. đối đầu và hòa hoãn.

D. hòa bình và ổn định.

Đáp án: D

Giải thích: Xu thế chủ đạo của thế giới sau Chiến tranh lạnh là hòa bình và ổn định.

Câu 31. Nguyên nhân chung có tính chất quyết định đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu:

A. xây dựng một mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn.

Quảng cáo

B. chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới.

C. sự tha hoá, biến chất của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

D. do hoạt động chống phá của các thế lực phản cách mạng.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân chung có tính chất quyết định đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu xây dựng một mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn.

Câu 32. Năm 1949 gắn liền với sự kiện nào dưới đây?

A. Khối NATO được thành lập.

B. Khối Vác-sa-va ra đời.

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập.

D. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất.

Đáp án: A

Giải thích:

- Khối NATO được thành lập năm 1949.

- Khối Vác-sa-va ra đời năm 1955.

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập năm 1967.

- Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất năm 1957.

Câu 33. Năm 1978 gắn liền với sự kiện nổi bật nào ở Trung Quốc?

Quảng cáo

A. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

B. Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách – mở cửa.

C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

D. Trung Quốc trở thành thành viên của Liên hợp quốc.

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa. Từ đây, Trung Quốc bước vào thời kì cải cách đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 34. Công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc bắt đầu vào năm nào?

A. Năm 1968.       B. Năm 1978.

C. Năm 1987.       D. Năm 1988.

Đáp án: B

Giải thích: Công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc bắt đầu vào năm 1978.

Câu 35. Sau khi giành được độc lập (1945), nước Lào xây dựng đất nước theo con đường

A. tư bản chủ nghĩa.

B. xã hội chủ nghĩa.

C. quân chủ chuyên chế.

D. quân chủ lập hiến.

Đáp án: B

Giải thích: Sau khi giành được độc lập (1945), nước Lào xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Câu 36. Liên minh chính trị - quân sự do Mĩ cầm đầu ở Đông Nam Á là

A. khối NATO.        B. khối SEATO.

C. tổ chức ASEAN.        D. tổ chức EU.

Đáp án: B

Giải thích: Liên minh chính trị - quân sự do Mĩ cầm đầu ở Đông Nam Á là khối SEATO.

Câu 37. Đặc điểm của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 là

A. xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển ngày càng chiếm ưu thế.

B. diễn ra sự đối đầu quyết liệt giữa các nước đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa.

C. thế giới trong quá trình hình thành trật tự mới theo xu hướng đa cực.

D. có sự đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: D

Giải thích: Đặc điểm của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến năm 1991 là có sự đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa mà biểu hiện lớn nhất là cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô.

Câu 38. Nước nào ở châu Á tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa vào ngày 26-1-1950?

A.Lào.       B. Campuchia.

C. In-đô-nê-xi-a.       D. Ấn Độ.

Đáp án: D

Giải thích: Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.

Câu 39. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu lục nào được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”?

A. Châu Á.       B. Mĩ La-tinh.

C. Châu Âu.       D. Châu Phi.

Đáp án: D

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy” với sự bùng nổ của nhiều cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 40. Năm 1960 được coi là năm châu Phi vì

A. có 16 nước châu Phi được trao trả độc lập.

B. có 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

C. có 18 nước châu Phi được trao trả độc lập.

D. có 19 nước châu Phi được trao trả độc lập.

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1960 được coi là năm châu Phi vì có 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

Câu 41. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị hợp pháp là đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở

A. châu Á.

B. châu Phi.

C. Mĩ La-tinh.

D. châu Âu.

Đáp án: B

Giải thích: Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị hợp pháp là đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 42. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực nào được mệnh danh là “lục địa bùng cháy”?

A. Châu Âu.        B. Châu Á.

C. Châu Phi        D. Mĩ Latinh.

Đáp án: D

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh đã biến khu vực này thành “lục địa bùng cháy”.

Câu 43. Nước nào ở Mĩ Latinh được xem là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai ở khu vực này?

A. Mê-hi-cô.       B. Ác-hen-ti-na.

C. Cu-ba.       D. Chi-lê.

Đáp án: C

Giải thích: Cu-ba được xem là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai ở khu vực Mĩ Latinh.

Câu 44. Đặc điểm chung của Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.

B. áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

C. đầu tư chủ yếu vào nông nghiệp.

D. thực hiện quân sự hoá nền kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cả Mĩ và Nhật Bản đều áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại vào sản xuất. Đó là một trong những nguyên nhân khiến các nước này trở thành những trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Câu 45. Quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế “thần kì” trong những năm 60 của thế kỉ XX là

A. Mĩ.          B. Pháp.          C. Anh.          D. Nhật Bản.

Đáp án: D

Giải thích: Trong những năm 60 của thế kỉ XX, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản tăng nhanh chóng khiến kinh tế nước này phát triển một cách “thần kì”.

Câu 46. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A .Mĩ.          B. Tây Đức.          C. Liên Xô.          D. Nhật Bản.

Đáp án: A

Giải thích: Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Mĩ.

Câu 47. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới được gọi là

A. quá trình công nghiệp hóa.

B. quá trình toàn cầu hóa.

C. quá trình hiện đại hóa.

D. quá trình tư bản hóa.

Đáp án: B

Giải thích: Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới

Câu 48. Toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng bởi nó

A. thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lượng sản xuất.

B. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

C. tạo nên sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ từng nước.

D. thúc đẩy sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau của các nước.

Đáp án: A

Giải thích: Toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng bởi nó thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lượng sản xuất.

Câu 49. Chiến tranh lạnh chấm dứt (1989) đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới?

A. Mở ra xu hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột.

B. Khiến các tổ chức chính trị - quân sự trên thế giới đều bị giải thể.

C. Làm cho phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô đều bị thu hẹp.

D. Hình thành một trật tự thế giới mới theo xu hướng đa cực.

Đáp án: A

Giải thích: Chiến tranh lạnh chấm dứt (1989) đã mở ra xu hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột ở các khu vực trên thế giới.

Câu 50.Một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta là

A. đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.

B. thỏa thuận việc giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương.

C. thỏa thuận phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

D. các nước phát xít Đức, Italia kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh.

Đáp án: C

Giải thích: Một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta là thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

Câu 51. Ba nước tư bản giữ vai trò thường trực trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là

A. Mĩ, Anh, Đức.

B. Mĩ, Anh, Nhật.

C. Mĩ, Anh, Pháp.

D. Mĩ, Pháp, Tây Ban Nha.

Đáp án: C

Giải thích: Có năm nước gi vai trò thường trực trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc, trong đó có ba nước tư bản là Mĩ, Anh, Pháp. Trung Quốc ban đầu do chính quyền Tưởng Giới Thạch đại diện, nhưng đến năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Trung Quốc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Câu 52. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là nhiệm vụ chính của

A. Liên minh châu Âu

B. Hội nghị I-an-ta.

C. tổ chức ASEAN.

D. Liên hợp quốc.

Đáp án: D

Giải thích: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc.

Câu 53. Một trong những hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là làm xuất hiện xu thế

A. công nghiệp hóa.

B. hiện đại hóa.

C. hòa hoãn quốc tế.

D. toàn cầu hóa.

Đáp án: D

Giải thích: Một trong những hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là từ những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã xuất hiện xu thế toàn cầu hóa.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên