Đề cương ôn tập Học kì 1 Vật Lí 10 năm 2024
Đề cương ôn tập Học kì 1 Vật Lí 10 năm 2024
Với mục đích giúp học sinh có kế hoạch ôn tập hiệu quả từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Vật Lí 10, VietJack biên soạn loạt bài đề cương ôn tập Vật Lí 10 Học kì 2 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Đề cương sẽ tóm tắt các nội dung chính, quan trọng cần ôn tập cũng như đưa ra các bài tập chọn lọc, điển hình giúp bạn ôn tập môn Vật Lí 10 hiệu quả.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 10 - HỌC KÌ 1
PHẦN I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Chuyển động cơ
+ Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
+ Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là những chất điểm. Chất điểm có khối lượng là khối lượng của vật.
+ Để xác định vị trí của một vật, ta cần chọn một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc đó để xác định các tọa độ của vật. Trong trường hợp đã biết rõ quỹ đạo thì chỉ cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo đó.
+ Để xác định thời gian trong chuyển động ta cần chọn một mốc thời gian (hay gốc thời gian) và dùng đồng hồ để đo thời gian.
+ Hệ qui chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ tọa độ, gốc thời gian và đồng hồ.
2. Chuyển động thẳng đều
+ Tốc độ trung bình của một chuyển động cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động:
.
Đơn vị của tốc độ trung bình là m/s hoặc km/h...
+ Chuyển động thẳng đều có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
+ Công thức tính quãng đường đi của chuyển động thẳng đều: s = vt
+ Phương trình chuyển động (phương trình xác định tọa độ theo thời gian) của chuyển động thẳng đều: x = x0 + v(t – t0); (v > 0 khi chọn chiều dương cùng chiều chuyển động; v < 0 khi chọn chiều dương ngược chiều chuyển động)
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
+ Chuyển động thẳng nhanh (chậm) dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tăng (giảm) đều theo thời gian.
+ Vận tốc tức thời và gia tốc là các đại lượng véctơ.
Đơn vị của gia tốc là m/s2.
+ Công thức tính vận tốc: v = v0 + at.
Chuyển động thẳng nhanh dần đều: a cùng dấu với v0 (véctơ gia tốc cùng phương cùng chiều với véctơ vận tốc).
Chuyển động thẳng chậm dần đều: a ngược dấu với v0 (véctơ gia tốc cùng phương ngược chiều với véctơ vận tốc).
+ Gia tốc a của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi theo thời gian.
+ Công thức tính quãng đường đi: .
+ Phương trình chuyển động: .
+ Công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và đường đi: v2 – v = 2as.
4. Sự rơi tự do
+ Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
+ Trong trường hợp có thể bỏ qua ảnh hưởng của các yếu tố khác lên vật rơi, ta có thể coi sự rơi của vật như là sự rơi tự do.
+ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
+ Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng gia tốc g.
+ Gia tốc rơi tự do ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất thì khác nhau.
Người ta thường lấy hoặc.
+ Các công thức của sự rơi tự do: v = gt; ; 2gs = v2.
5. Chuyển động tròn đều
+ Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:
- Quỹ đạo là một đường tròn;
- Tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.
+ Véctơ vận tốc của chuyển động tròn đều có:
- Phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo
- Độ lớn (tốc độ dài):
+ Tốc độ góc: là góc mà bán kính nối từ tâm đến vật quét được trong thời gian Dt. Đơn vị tốc độ góc là rad/s.
+ Liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc: v = rw.
+ Chu kỳ T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng: . Đơn vị của chu kỳ là giây (s).
+ Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây. Đơn vị của tần số là vòng/s hoặc héc (Hz).
+ Gia tốc hướng tâm: luôn hướng vào tâm quỹ đạo; có độ lớn là: aht = = rw2.
6. Tính tương đối của chuyển động - Công thức cộng vận tốc
+ Quỹ đạo và vận tốc của cùng một vật chuyển động đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau.
+ Công thức cộng vận tốc
- Quy tắc đặt tên:
1: Vật chuyển động; 2: Hệ quy chiếu chuyển động; 3: Hệ quy chiếu đứng yên
- Công thức cộng vận tốc:
: Vận tốc tuyệt đối (vận tốc của vật so với hệ quy chiếu đứng yên).
: Vận tốc tương đối (vận tốc vật đối với hệ quy chiếu chuyển động).
: Vận tốc kéo theo (vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên).
+ Các trường hợp đặc biệt:
- Nếu cùng phương, cùng chiều
- Nếu cùng phương, ngược chiều
- Nếu vuông góc
B. BÀI TẬP:
I-TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật chuyển động như một chất điểm ?
A. Quyển sách rơi từ trên bàn xuống sàn nhà.
B. Chiếc ô tô trong bến xe.
C. Mặt trăng trong chuyển động quanh trái đất.
D. Con cá trong chậu nước.
Câu 2. Nếu nói " Trái Đất quay quanh Mặt Trời " thì trong câu nói này vật nào được chọn làm vật mốc?
A. Cả Mặt Trời và Trái Đất.
B. Trái Đất.
C. Mặt Trăng.
D. Mặt Trời.
Câu 3. Hệ quy chiếu bao gồm
A. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.
B. hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ.
C. vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.
D. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 4. Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi ?
A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút
B. Lúc 8 giờ một xe ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ xe chạy thì xe đến Vũng Tàu
C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế.
D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra.
Câu 5. "Lúc 10 giờ 20 sáng nay, đoàn tàu đang chạy trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, cách ga Đồng Hới 7 km". Việc xác định vị trí của đoàn tàu như trên còn thiếu yếu tố nào ?
A. Mốc thời gian.
B. Vật làm mốc.
C. Thước đo và đồng hồ.
D. Chiều dương trên đường đi.
Câu 6. Hoà nói với Bình: “ mình đi mà hoá ra đứng; cậu đứng mà hoá ra đi !” trong câu nói này thì vật làm mốc là ai?
A. Hòa.
B. Bình.
C. Cả Hoà lẫn Bình.
D. Không phải Hoà cũng không phải Bình.
Câu 7. Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều trên quãng đường dài 35 m. Nửa quãng đường đầu vật đi hết thời gian t1 = 5 s, nửa quãng đường sau vật đi hết thời gian t2 = 2 s. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là
A. 7 m/s.
B. 6 m/s.
C. 5 m/s.
D. 4 m/s.
Câu 8. Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều. Trên quãng đường AB, vật đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 16 m/s, nửa quãng đường sau vật đi với vận tốc v2 = 4 m/s. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là
A. 10 m/s.
B. 6,4 m/s.
C. 8 m/s.
D. 4 m/s.
Câu 9. Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều; 2 giờ đầu xe chạy với vận tốc trung bình 50 km/h, 3 giờ sau xe chạy với vận tốc trung bình 35 km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là
A. 50 km/h.
B. 42,5 km/h.
C. 45 km/h.
D. 41 km/h.
Câu 10. Một người đi xe đạp trên 2/3 đoạn đường đầu với vận tốc trung bình 15 km/h và 1/3 đoạn đường sau với vận tốc trung bình 20 km/h. Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường là
A. 17,5 km/h.
B. 12 km/h.
C. 15 km/h.
D. 16,36 km/h.
Câu 11. Tàu Thống nhất Bắc Nam xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, ngày 8 tháng 3 năm 2016, tới ga Sài Gòn vào lúc 4h00min ngày 10 tháng 3 năm 2016. Trong thời gian đó tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách mất 39min. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn là
A. 32h21 min
B. 33h00min
C. 33h39min
D. 32h39min
Câu 12. Một đoàn tàu đang đi với tốc độ 10 m/s thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Sau khi đi thêm được 64 m thì tốc độ của nó chỉ còn 21,6 km/h . Gia tốc của xe và quãng đường xe đi thêm được kể từ lúc hãm phanh đến lúc dừng lại là
A. a = 0,5 m/s2; s = 100 m.
B. a = -0,5 m/s2; s = 110 m.
C. a = -0,5 m/s2; s = 100 m.
D. a = -0,7 m/s2; s = 200 m.
Câu 13. Phương trình chuyển động của một vật trên một đường thẳng có dạng : s = t2 + 10t (m,s). Thông tin nào sau đây là không đúng ?
A. Sau 2 s đầu tiên vật đi được quãng đường 24 m.
B. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 2 m/s2.
C. Vận tốc của vật tại thời điểm t = 0 là v = 10m/s.
D. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 1 m/s2.
Câu 14. Một xe đang chuyển động với vận tốc 18 km/h thì tăng tốc đều với gia tốc a m/s2. Sau 100 m xe đạt vận tốc 54 km/h. Giá trị gia tốc a là
A. 0,5 m/s2.
B. 1 m/s2.
C. 1,5 m/s2.
D. 2 m/s2.
Câu 15. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 54km/h thì hãm phanh. Sau đó chạy thêm được 25m thì dừng hẳn. Độ lớn gia tốc của đoàn tàu là
A. -4,5 m/s2.
B. 4,5 m/s2.
C. -9 m/s2.
D. -58,32 m/s2.
Câu 16. Một electron có vận tốc là 3.105 m/s. Nếu nó chịu một gia tốc bằng 8.1014 m/s2 thì quãng đường đi được để nó đạt vận tốc 5,4.105 m/s là
A. 1,35 cm.
B. 5.104 m.
C. 1,26.10-4 m.
D. 2,52 mm.
Câu 17. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là
A. s = v0t + 0,5.at2 (a và v0 cùng dấu).
B. x = x0 + v0t + 0,5.at2 (a và v0 cùng dấu).
C. s = v0t + 0,5.at2 (a và v0 trái dấu).
D. x = x0 + v0t + 0,5.at2 (a và v0 trái dấu).
Câu 18. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, công thức nào trong các công thức sau cho biết mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và đường đi?
A. vt2 + v02 = 2as.
B. (vt - v0)2 = 2as.
C. vt2 - v02 = 2as.
D. vt2 - v02 = as/2.
Câu 19. Phương trình chuyển động của một vật trên một đường thẳng có dạng: x = t2 + 10t + 100 (m,s). Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Tọa độ của vật lúc t (s) là 100 m.
B. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 2 m/s2.
C. Vận tốc của vật tại thời điểm t là v = 10 m/s.
D. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 1 m/s2.
Câu 20. Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 40km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Độ lớn gia tốc của tàu và quãng đường tàu đi được trong thời gian đó là
A. -0,050 m/s2 và 33,3 m.
B. 0,0926 m/s2 và 666,6 m.
C. - 0,0926 m/s2 và 666,6 m.
D. 0,10 m/s2 và 720,4 m.
Câu 21. Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 72km/h thì hãm phanh, chạy thẳng chậm dần đều, sau 10s tốc độ giảm xuống còn 54km/h.Sau bao lâu kể từ lúc hãm tàu dừng lại
A. t = 30 s.
B. t = 60 s.
C. t = 40 s.
D. t = 50 s.
Câu 22. Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox với phương trình x = 5 + 6t - 0,2t2( m; s ). Tọa độ và vận tốc tức thời của chất điểm lúc t = 2s là
A. 32 m và 6,1 m/s.
B. 30 m và 4,2 m/s.
C. 16,2 m và 5,2 m/s.
D. 19 m và 12,5 m/s.
Câu 23. Một vật được ném lên thẳng đứng từ mặt đất với tốc độ 20m/s. Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. Khoảng thời gian từ lúc ném đến khi chạm đất là
A. 1 s.
B. 2 s.
C. 4 s.
D. 6 s.
Câu 24. Phương trình chuyển động của một vật chuyển động biến đổi đều có dạng : x = 5 + 2t + 0,25t2 (x tính bằng m; t tính bằng giây). Phương trình vận tốc của vật đó là ( v đo bằng m/s)
A. v = -2 + 0,5t.
B. v = -2 + 0,25t.
C. v = 2 + 0,5t.
D. v = 2 + 0,25t.
Câu 25. Một ô-tô đang chuyển động với vận tốc 21,6 (km/h) thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 0,5 (m/s2) và khi xuống đến chân dốc đạt vận tốc 43,2 (km/h). Chiều dài dốc là
A. 6 m.
B. 36 m.
C. 216 m.
D. 108 m.
Câu 26. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 54 (km/h) thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều, sau đó đi thêm 125 (m) nữa thì dừng hẳn. 5 giây sau khi hãm phanh, tàu chạy với vận tốc bằng
A. 7,5 m/s.
B. 10,5 m/s.
C. 15 m/s.
D. 5 m/s.
Câu 27. Lúc 8h15' một ôtô đi qua A trên một đường thẳng với vận tốc 10 m/s, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Cùng lúc đó tại một điểm B cách A 560m, một xe thứ hai khởi hành đi ngược chiều với xe thứ nhất chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4 m/s2. Thời điểm và vị trí lúc hai xe gặp nhau là?
A. Lúc 8 giờ 15 phút 30 s, nơi gặp nhau cách A 240 m.
B. Lúc 8 giờ 15 phút 40 s, nơi gặp nhau cách A 240 m.
C. Lúc 8 giờ 15 phút 40 s, nơi gặp nhau cách A 120 m.
D. Lúc 8 giờ 15 phút 30 s, nơi gặp nhau cách A 120 m.
Câu 28. Một vật chuyển động trên phương Đông - Tây. Ban đầu (t = 0) vật chuyển động về hướng Đông với vận tốc 15 m/s, vecto gia tốc hướng về phía Tây có độ lớn 3 m/s2 duy trì trong suốt thời gian chuyển động. Xác định độ dời và quãng đường vật đi được sau 8 s.
A. -24 m; 37,5 m.
B. 24 m; 37,5 m.
C. -24 m; 51 m.
D. 24 m; 51 m.
Câu 29. Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại đạt được là
A. v02 = gh
B. v02 = 2.gh
C. v02 = gh/2.
D. v0 = 2.gh
Câu 30. Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5 m xuống. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là
A. 8,899 m/s.
B. 10 m/s.
C. 5 m/s.
D. 2 m/s.
Câu 31. Một vật được thả từ trên máy bay ở độ cao 80 m. Cho rằng vật rơi tự do với g = 10 m/s2, thời gian rơi là
A. 4,04 s.
B. 8,00 s.
C. 4,00 s.
D. 2,86 s.
Câu 32. Hai viên bi sắt được thả rơi cùng độ cao cách nhau một khoảng thời gian 0,5 s. Lấy g = 10 m/s2. Khoảng cách giữa hai viên bi sau khi viên thứ nhất rơi được 1,5 s là
A. 6,25 m.
B. 12,5 m.
C. 5,0 m.
D. 2,5 m.
Câu 33. Một người thợ xây ném một viên gạch theo phương thẳng đứng cho một người khác ở trên tầng cao 4 m. Người này chỉ việc giơ tay ngang ra là bắt được viên gạch. Lấy g = 10 m/s2. Để cho viên gạch lúc người kia bắt được bằng không thì vận tốc ném là
A. 6,32 m/s.
B. 8,94 m/s2.
C. 6,32 m/s2.
D. 8,94 m/s.
Câu 34. Người ta ném một vật từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,0 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian vật chuyển động đến độ cao cực đại và độ cao cực đại vật đạt được là
A. t = 0,4 s; H = 0,8 m.
B. t = 0,4 s; H = 1,6 m.
C. t = 0,8 s; H = 3,2 m.
D. t = 0,8 s; H = 0,8 m.
Câu 35. Thời gian rơi của một vật được thả rơi tự do là 4 s. Lấy g = 10 m/s2 . Vận tốc lúc chạm đất của vật là
A. 10 m/s.
B. 20 m/s.
C. 40 m/s.
D. 80 m/s.
Câu 36. Một hòn đá rơi từ miệng một giếng cạn đến đáy giếng mất 3 s. Tính độ sâu của giếng, lấy g = 9,8 m/s2.
A. 90 m.
B. 45 m.
C. 30,4 m.
D. 44,1 m.
Câu 37. Một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong giây cuối cùng trước khi chạm đất vật đi quãng đường 60 m. Lấy g = 10m/s2. Độ cao h có giá trị
A. h = 211,25m.
B. h = 271,21m.
C. h = 151,25m.
D. Kết quả khác.
Câu 38. Một vật A được thả rơi từ độ cao 45 m xuống mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật rơi được trong 2 giây cuối cùng là
A. 40 m.
B. 35 m.
C. 30 m.
D. 25 m.
Câu 39. Một người thả vật rơi tự do, vật chạm đất có v = 30 m/s, g = 10 m/s2. Độ cao của vật sau khi đi được 2 s là
A. 30 m.
B. 25 m.
C. 20 m.
D. 15 m.
Câu 40. Từ độ cao 20 m so với mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên trên với tốc độ ban đầu bằng 15 m/s. Cho g = 10 m/s2 và bỏ qua mọi lực cản. Tính tổng quãng đường vật đi được từ lúc ném đến lúc chạm đất và tốc độ chuyển động ngay trước khi chạm đất.
A. 42,5 m; 20 m/s.
B. 51,25 m; 25 m/s.
C. 42,5 m; 25 m/s.
D. 51,25 m; 20 m/s.
Câu 41. Một người thả vật rơi tự do, vật chạm đất có v = 50 m/s, g = 10 m/s2. Độ cao của vật sau khi đi được 3 s là
A. 45 m.
B. 80 m.
C. 100 m.
D. 125 m.
Câu 42. Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10 s, vận tốc của ô tô tăng từ 4 m/s đến 6 m/s. Quãng đường mà ô tô đi được trong khoảng thời gian trên là
A. 500 m.
B. 50 m.
C. 25 m.
D. 100 m.
Câu 34. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau 20 s ôtô đạt vận tốc 14 m/s. Sau 40 s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ôtô lần lượt là
A. 0,7 m/s2; 38 m/s.
B. 0,2 m/s2; 8 m/s.
C. 1,4 m/s2; 66 m/s.
D. 0,2 m/s2; 18 m/s.
Câu 44. Vật chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương với vận tốc đầu 2 m/s, gia tốc 4 m/s2
A. Vận tốc của vật sau 2 s là 8 m/s.
B. Quãng đường đi được sau 5 s là 60 m.
C. Vật đạt vận tốc 20 m/s sau 4 s.
D. Sau khi đi được 10 m, vận tốc của vật là 64 m/s.
Câu 45. Một xe đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều, sau 20 giây vận tốc là 18 km/h, hỏi vận tốc sau khi hãm được 30 s là bao nhiêu ?
A. 4 m/s.
B. 3 m/s.
C. 2,5 m/s.
D. 1 m/s.
Câu 46. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc, sau 20 s vận tốc của ô tô đó là 50,4 km/h. Khi đạt được vận tốc 72 km/h thì quãng đường vật đã đi được là
A. 1500 m.
B. 750 m.
C. 300 m.
D. 600 m.
Câu 47. Một vật chuyển động nhanh dần đều đi được những đoạn đường s1 = 12m và s2 = 32m trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 2s. Gia tốc chuyển động của vật là
A. 2 m/s2.
B. 2,5 m/s2.
C. 5 m/s2.
D. 10 m/s2.
Câu 48 Phương trình quãng đường của một chất điểm có dạng: s = 10t + 4t2 (x:m; t:s). Lúc t = 2 s vận tốc của vật là
A. 28 m/s.
B. 18 m/s.
C. 16 m/s.
D. 26 m/s.
Câu 49. Nhận xét nào sau đây không đúng với một chất điểm chuyển động thẳng theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2?
A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì 1 s sau vận tốc của nó bằng 4 m/s
B. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì 1 s sau vận tốc của nó bằng 6 m/s
C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì 2 s sau vận tốc của nó bằng 8 m/s
D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì 2 s sau vận tốc của nó bằng 12 m/s
Câu 50. Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Quãng đường mà ô tô đã đi được sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga và tốc độ trung bình trên quãng đường đó là bao nhiêu ?
A. s = 480 m, vtb = 12 m/s
B. s = 360 m, vtb = 9 m/s
C. s = 160 m, vtb = 4 m/s
D. s = 560 m, vtb = 14 m/s
Câu 51. Chọn đáp án sai
Chuyển động tròn đều có
A. quỹ đạo là đường tròn.
B. tốc độ dài không đổi.
C. tốc độ góc không đổi.
D. vectơ gia tốc không đổi.
Câu 52. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều ?
A. Chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời.
B. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay ổn định.
C. Chuyển động của van xe đạp khi xe đang đi nhanh dần đều.
D. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi vừa tắt điện.
Câu 53. Chọn câu sai: Vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
A. đặt vào vật chuyển động tròn.
B. luôn hướng vào tâm quỹ đạo tròn.
C. có độ lớn không đổi.
D. có phương và chiều không đổi.
Câu 54. Vành ngoài của một bánh xe ôtô có bán kính là 50 cm. Tốc độ góc của một điểm trên vành ngoài của bánh xe khi ô tô đang chạy với tốc độ dài 36 km/h là
A. 20 rad/s.
B. 40 rad/s.
C. 30 rad/s.
D. 50 rad/s.
Câu 55. Vành ngoài của một bánh xe ôtô có đường kính là 50 cm. Gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành ngoài của bánh xe khi ô tô đang chạy với tốc độ dài 36 km/h là
A. 400 m/s2.
B. 300 m/s2.
C. 200 m/s2.
D. 100 m/s2.
Câu 56. Một bánh xe có đường kính 100 cm quay đều 4 vòng trong 4s. Gia tốc hướng tâm của một điểm cách vành bánh xe 1/2 bán kính bánh xe là
A. 10 m/s2.
B. 20 m/s2.
C. 30 m/s2.
D. 40 m/s2.
Câu 57. Một đĩa tròn có bán kính 50 cm, quay đều mỗi vòng trong 1 s. Tốc độ dài của một điểm A nằm trên vành đĩa là
A. 2π m/s.
B. 3π m/s.
C. 1π m/s.
D. 4π m/s.
Câu 58. Một đĩa tròn có đường kính 40 cm, quay đều mỗi vòng trong 0,5 s. Tốc độ dài của một điểm A nằm trên vành đĩa là
A. 8π cm/s.
B. 80π m/s.
C. 8π m/s.
D. 0,8π m/s.
Câu 59. Một đĩa tròn quay đều mỗi vòng trong 0,8 s. Tốc độ góc của một điểm A nằm trên vành đĩa là
A. 2,5π rad/s.
B. 3π rad/s.
C. 3,5π rad/s.
D. 4π rad/s.
Câu 60. So sánh tốc độ dài của một điểm A nằm ở vành ngoài và một điểm B nằm ở chính giữa bán kính của một đĩa tròn quay đều quanh trục đi qua tâm đĩa?
A. vA/vB = 1.
B. vA/vB = 1/2.
C. vA/vB = 2.
D. vA/vB = 4.
Câu 61. So sánh gia tốc hướng tâm của một điểm A nằm ở vành ngoài và một điểm B nằm ở chính giữa bán kính của một đĩa tròn quay đều quanh trục đi qua tâm đĩa?
A. aA/aB = 1/4.
B. aA/aB = 2.
C. aA/aB = 4.
D. aA/aB = 1/2.
Câu 62. Một bánh xe đạp quay đều 100 vòng trong thời gian 4 s. Tốc độ góc của van xe là
A. 50π rad/s.
B. 30π rad/s.
C. 60π rad/s.
D. 40π rad/s.
Câu 63. Vệ tinh nhân tạo của Trái Đất ở độ cao 300 km bay với vận tốc 7,9 km/s. Coi về tinh chuyển động tròn đều và bán kính Trái Đất bằng 6400 km. Chu kỳ của về tinh quay xung quanh Trái Đất là
A. 1h 27min 10s.
B. 1h 28min 49s.
C. 500 phút.
D. 83 phút.
Câu 64. Một đồng hồ treo tường có kim giờ dài 2,5cm, kim phút dài 3cm. So sánh tốc độ góc của 2 đầu kim nói trên.
A. ωphut = 6ωgio
B. ωphut = 12ωgio
C. ωphut = 24ωgio
D. ωphut = 48ωgio
Câu 65. Một đĩa quay đều quanh trục qua tâm O, với vận tốc qua tâm là 300 vòng/phút. Tốc độ góc, chu kì của đĩa là
A. 10π rad/s; 0,2s.
B. 20π rad/s; 0,2s.
C. 10π rad/s; 0,1s.
D. 20π rad/s; 0,1s.
Câu 66. Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với tốc độ 9 km/h so với bờ. Hỏi vận tốc của thuyền so với bờ ?
A. 25 km/h.
B. 3,5 km/h.
C. 5 km/h.
D. 6 km/h.
Câu 67. Hai bến sông A và B cách nhau 18 km theo đường thẳng. Một chiếc canô phải mất thời gian bao nhiêu để đi từ A đến B rồi trở lại ngay từ B tới A. Biết rằng vận tốc của canô khi nước không chảy là 16,2 km/h và vận tốc của dòng nước so với bờ là 1,5 m/s.
A. 1 h 40 phút.
B. 30 phút.
C. 50 phút.
D. 2h 30 phút.
Câu 68. Một người lái xuồng máy dự định mở máy cho xuồng chạy ngang con sông rộng 240 m, mũi xuồng luôn luôn vuông góc với bờ sông. Nhưng do nước chảy nên xuồng sang đến bờ bên kia tại một địa điểm cách bến dự định 180 m về phía hạ lưu và xuồng đi hết 1 phút. Xác định vận tốc của xuồng so với bờ sông.
A. 5 m/s.
B. 3 m/s.
C. 1,5 m/s.
D. 7,5 m/s.
Câu 69. Hãy tìm phát biểu sai.
A. Quỹ đạo của một vật là tương đối đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì quỹ đạo của vật là khác nhau.
B. Vận tốc của vật là tương đối. Trong các hệ quy chiếu khác nhau thì vận tốc của cùng một vật là khác nhau.
C. Khoảng cách giữa hai điểm trong không gian là tương đối.
D. Tọa độ của một chất điểm phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
Câu 70. Lúc trời không có gió, một máy bay từ địa điểm A đến địa điểm B theo một đường thẳng với vận tốc không đổi 100 m/s hết 2 h 20 phút. Khi bay trở lại, gặp gió nên từ B về A máy bay bay hết 2 h 30 phút. Xác định vận tốc của gió.
A. 6 m/s.
B. 6,66 m/s.
C. 7,77 m/s.
D. 9,99 m/s.
Câu 71. Một ô tô chạy với vận tốc 50 km/h trong trời mưa. Mưa rơi theo phương thẳng đứng. Trên cửa kính của xe, các vệt mưa rơi làm với phương thẳng đứng một góc 60°. Xác định vận tốc của giọt mưa đối với xe ô tô.
A. 57,73 km/h.
B. 50 km/h.
C. 45,45 km/h.
D. 60 km/h.
Câu 72. Ô tô A chạy theo hướng Tây với vận tốc 40 km/h. Ô tô B chạy thẳng về hướng Bắc với vận tốc 60 km/h. Hãy xác định vận tốc của ô tô B đối với người ngồi trên ôtô A.
A. 72,11 km/h.
B. 56,23 km/h.
C. 65,56 km/h.
D. 78,21 km/h.
Câu 73. Một phi công muốn máy bay của mình bay về hướng Tây trong khi gió thổi về hướng Nam với vận tốc 50 km/h. Biết rằng khi không có gió, vận tốc của máy bay là 200 km/h. Khi đó vận tốc của máy bay so với mặt đất là bao nhiêu ?
A. 120,65 km/h.
B. 123,8 km/h.
C. 193,65 km/h.
D. 165,39 km/h.
Câu 74. Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều xuôi dòng nước từ bến A tới bến B cách nhau 6 km dọc theo dòng sông rồi quay về B mất 2 h 30 phút. Biết rằng vận tốc của thuyền trong nước im lặng là 5 km/h. Tính vận tốc dòng nước và thời gian thuyền đi xuôi dòng.
A. 1 km/h và 1,75h.
B. 1km/h và 1 h.
C. 3 km/h và 1,75 h.
D. 3 km/h và 1 h.
Câu 75. Một người đi xe đạp với vận tốc 14,4 km/h, trên một đoạn đường song hành với đường sắt. Một đoạn tàu dài 120 m chạy ngược chiều và vượt người đó mất 6 s kể từ lúc tàu gặp người đó. Hỏi vận tốc của tàu là bao nhiêu ?
A. 20 m/s.
B. 16 m/s.
C. 24 m/s.
D. 4 m/s.
Câu 76. Hình vẽ bên là đồ thị tọa độ − thời gian của một chiếc xe chạy từ A đến B trên một đuờng thẳng. Xe này xuất phát lúc
A. 0 giờ (tính từ mốc thời gian), từ điểm A trùng với gốc tọa độ O.
B. 1 giờ (tính từ mốc thời gian), từ điểm A trùng với gốc tọa độ O.
C. 0 giờ (tính từ mốc thời gian), từ điểm A cách gốc O 30 km.
D. 1 giờ (tính từ mốc thời gian), từ điểm A cách gốc O 30 km
Câu 77. Một vật chuyển động thẳng đều với đồ thị chuyển động như vẽ. Phương trình chuyển động của vật là:
A. x = 200 + 50t (km).
B. x = 200 − 50t (km).
C. x = 100 + 50t (km).
D. x = 50t (km).
Câu 78. Đồ thị tọa độ − thời gian của hai chiếc xe I và II được biểu diễn như hình vẽ bên. Phương trình chuyển động của xe I và II lần lượt là
A. x1 = 20t và x2 = 20 + 10t.
B. x1 = 10t và x2 = 20t.
C. x1 = 20 + 10t và x2 = 20t.
D. x1 = 20t và x2 = 10t
Câu 79. Cho đồ thị tọa độ của hai ô tô chuyển động thẳng đều, phương trình tọa độ của 2 ô tô là (x: km; t: h)
A. x1 = -40t và x2 = 60t
B. x1 = -40t và x2 =0,25+ 60t
C. x1 = 60-40t và x2 = 60(t-0,25)
D. x1 = -40t và x2 = 60(t-0,25)
Câu 80. Đồ thị vận tốc của một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x được biểu diễn trên hình vẽ. Gia tốc của chất điểm trong những khoảng thời gian 0 đến 5s; 5s đến 15s; t >15s lần lượt là
A. -6m/s2; - 1,2m/s2; 6m/s2
B. 0m/s2; 1,2m/s2; 0m/s2
C. 0m/s2; - 1,2m/s2; 0m/s2
D. - 6m/s2; 1,2m/s2; 6m/s2
II- TỰ LUẬN:
Bài 1: Một vật chuyển động thẳng trên trục Ox. Đồ thị chuyển động của nó được cho như hình vẽ
a) Hãy mô tả chuyển động của vật.
b) Viết phương trình chuyển động của vật.
c) Tính quãng đường vật đi được sau 2 giờ.
Bài 2: Đồ thị chuyển động của hai xe được biểu diễn như hình vẽ.
a) Lập phương trình chuyển động của mỗi xe.
b) Dựa trên đồ thị xác định vị trí và khoảng cách giữa hai xe sau thời gian 1,5 giờ kể từ lúc xuất phát.
Bài 3: Đồ thị vận tốc – thời gian của một thang máy khi đi từ tầng 1 lên tầng 4 của một tòa nhà có dạng như hình vẽ.
a) Mô tả chuyển động và tính gia tốc của thang máy trong từng giai đoạn.
b) Tính chiều cao của sàn tầng 3 so với sàn tầng 1.
Bài 4: Từ độ cao 180 m người ta thả rơi tự do một vật nặng không vận tốc ban đầu. Cùng lúc đó từ mặt đất người ta bắn thẳng đứng lên cao một vật nặng với tốc độ ban đầu 80 m/s. Lấy g = 10 m/s2.
a) Xác định độ cao và thời điểm mà hai vật đi ngang qua nhau.
b) Xác định thời điểm mà độ lớn vận tốc của hai vật bằng nhau.
Bài 5: Cho bán kính Trái Đất là R = 6400 km, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là d = 150 triệu km, một năm có 365,25 ngày. Tính:
a) Tốc độ góc và tốc độ dài của điểm A nằm trên đường xích đạo và điểm B nằm trên vĩ tuyến 30 trong chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
b) Tốc độ góc và tốc độ dài của tâm Trái Đất trong chuyển động xung quanh Mặt Trời.
Bài 6: Hai ô tô đi qua ngã tư cùng lúc theo hai đường vuông góc với nhau với vận tốc 8 m/s và 6 m/s. Coi chuyển động của mỗi xe là thẳng đều.
a) Xác định độ lớn vận tốc xe 1 đối với xe 2.
b) Tính khoảng cách giữa hai xe lúc xe 2 cách ngã tư 120 m.
PHẦN II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm
* Tổng hợp lực
Gọi α là góc hợp bởi , khi đó:
Ngoài ra có thể tính góc giữa hợp lực và lực thành phần:
* Các trường hợp đặc biệt có thể tính độ lớn hợp lực nhanh hơn:
1. Hai lực cùng chiều: 2. Hai lực ngược chiều:
3. Hai lực vuông góc: 3. Khi
* Điều kiện cân bằng của chất điểm:
* Hai lực cân bằng
2. Ba định luật Niu-tơn
+ Định luật I Niu-tơn: Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
+ Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
+ Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.
+ Định luật II Niu-tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật: hay
(Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì là hợp lực của các lực đó).
+ Định luật III Niu-tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều:
.
+ Trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực. Cặp lực và phản lực có những đặc điểm sau đây:
- Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
- Lực và phản lực là hai lực trực đối.
- Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
3. Các lực cơ học
* Trọng lực: Lực của trái đất tác dụng lên vật
Trọng lượng: Độ lớn của trọng lực P = mg (đơn vị là N)
* Lực hấp dẫn: Lực hút nhau giữa các vật (áp dụng cho chất điểm và các quả cầu đồng chất).
m1, m2: khối lượng 2 vật (kg).
r: khoảng cách giữa hai vật (m).
G = 6,67.10-11Nm2/kg2.
Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.
- Gia tốc trọng trường độ cao h:
- Gia tốc trọng trường ở gần mặt đất: (h << R):
M = 6.1024 kg (khối lượng trái đất)
R = 64.105 m (bán kính trái đất).
* Lực đàn hồi:(công thức chỉ đúng trong giới hạn đàn hồi của lò xo)
k: độ cứng lò xo (N/m).
∆ℓ: độ biến dạng (m);
Khi treo vật nặng vào lò xo, vật cân bằng khi:
* Lực ma sát trượt:
- Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chuyển động trượt trên một bề mặt, có hướng ngược hướng với vận tốc, cản trở chuyển động của vật.
Fmst = μt.N
μt: Hệ số ma sát (phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc).
N: Áp lực của vật (N).
Cách tính áp lực N trong một vài trường hợp đặt biệt
1. Vật trượt trên mp ngang, lực kéo lệch góc α so với phương ngang:
2. Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng góc α:
* Lực hướng tâm: Lực (hợp lực) tác dụng vào vật chuyển động tròn đều và gây ra gia tốc hướng tâm:
m: khối lượng vật (kg); v: tốc độ dài (m/s);
ω: tốc độ góc (rad/s); bán kính quỹ đạo ( m)
4. Chuyển động ném ngang với vận tốc ban đầu v0
+ Chuyển động của vật ném ngang có thể phân tích thành hai chuyển động thành phần theo hai trục tọa độ (gốc O tại vị trí ném, trục Ox hướng theo vận tốc đầu , trục Oy hướng theo véc tơ trọng lực ):
Chuyển động theo trục Ox có: ax = 0; vx = v0; x = v0t.
Chuyển động theo trục Oy có: ay = g; vy = gt;.
+ Quỹ đạo chuyển động ném ngang có dạng parabol.
a. Phương trình: Ox: x = v0t; Oy:
b. Phương trình quỹ đạo:
c. Vận tốc:
d. Tầm bay xa:
5. Chuyển động của vật ném xiên từ mặt đất với vận tốc ban đầu v0 (góc ném α)
a. Phương trình:
b. Phương trình quỹ đạo:
c. Vận tốc:
d. Tầm bay cao:
e. Tầm bay xa:
B. BÀI TẬP:
I-TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 12 N, 20 N, 16 N. Nếu bỏ lực 20 N thì hợp lực của hai lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?
A. 4 N.
B. 20 N.
C. 28 N.
D. 15 N.
Câu 2: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực ?
A. 25 N.
B. 15 N.
C. 2 N.
D. 1 N.
Câu 3: Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 600 N. Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 600 N.
A. 0o
B. 90o
C. 180o
D. 120o
Câu 4: Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = F2 = 45 N. Góc tạo bởi hai lực là 120o. Độ lớn của hợp lực là
A. 90 N.
B. N.
C. 45 N.
D. N.
Câu 5: Cho hai lực F1 và F2 là hai lực vuông góc nhau. Biết độ lớn của hợp lực F = 50 N ; F1 = 40 N thì độ lớn của lực F2 là
A. 90 N.
B. 45 N.
C. 30 N.
D. 10 N.
Câu 6: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12 N, 15 N, 9 N. Hỏi góc giữa 2 lực 12 N và 9 N bằng bao nhiêu ?
A. 30o
B. 90o
C. 60o
D. 120o
Câu 7: Ba lực có cùng độ lớn bằng 20 N trong đó F1 và F2 hợp với nhau góc 60o. Lực F3 vuông góc mặt phẳng chứa F1, F2. Hợp lực của ba lực này có độ lớn là
A. 25 N.
B. 30 N.
C. 25 N.
D. 40 N.
Câu 8: Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi
A. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không.
B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số.
C. vật chuyển động với gia tốc không đổi.
D. vật đứng yên.
Câu 9: Chọn phát biểu đúng:
A. Dưới tác dụng của lực vật sẽ chỉ chuyển động thẳng đều hoặc tròn đều.
B. Lực chỉ làm vật vật bị biến dạng.
C. Lực chỉ làm vật thay đổi chuyển động.
D. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng.
Câu 10: Hai lực cân bằng không thể có
A. cùng hướng.
B. cùng phương.
C. cùng giá.
D. cùng độ lớn.
Câu 11: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 7 N và 12 N. Giá trị của hợp lực không thể là giá trị nào trong các giá trị sau đây ?
A. 19 N.
B. 5 N.
C. 21 N.
D. 6 N.
Câu 12: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 4 N, 5 N và 6 N. Nếu bỏ đi lực 6 N thì hợp lực của hai lực còn lại bằng bao nhiêu ?
A. 9 N.
B. 6 N.
C. 1 N.
D. không biết vì chưa biết góc giữa hai lực.
Câu 13: Một vật chịu 4 lực tác dụng: lực F1 = 40 N hướng về phía Đông,lực F2 = 50 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 70 N hướng về phía Tây, lực F4 = 90 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu ?
A. 50 N.
B. 170 N.
C. 131 N.
D. 250 N.
Câu 14: Một đèn tín hiệu giao thông được treo ở một ngã tư nhờ một dây cáp có trọng không đáng kể. Hai đầu dây cáp được giữ bằng hai cột đèn AB và A’B’, cách nhau 8 m . Đèn nặng 60 N, được treo vào điểm giữa O của dây cáp , làm dây võng xuống 0,5 m tại điểm giữa như hình. Tính lực kéo của mỗi nửa dây.
A. 60 N và 60 N.
B. 120 N và 240 N.
C. 120 N và 120N.
D. 240 N và 240 N.
Câu 15: Cho vật được đỡ bởi hai thanh như hình vẽ. Biết gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Lực do thanh (1) tác dụng lên vật là 50 N. Khối lượng vật là
A. 2,5 kg.
B. 5 kg.
C. 7,5 kg.
D. 10 kg.
Câu 16: Một vật được giữ như trên hình. Vật nặng 5 kg và lực do thanh tác dụng lên vật là 25 N. Xác định góc α, biết g = 10 m/s2.
A. 60o
B. 30o
C. 45o
D. 15o
Câu 17: Chọn câu đúng: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn
A. tác dụng vào cùng một vật.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn.
D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 18: Câu nào sau đây là đúng ?
A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động.
B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.
C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.
D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.
Câu 19: Hãy chỉ ra kết luận sai. Lực là nguyên nhân làm cho
A. vật chuyển động.
B. hình dạng của vật thay đổi.
C. độ lớn vận tốc của vật thay đổi.
D. hướng chuyển động của vật thay đổi.
Câu 20: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ
A. trọng lượng của xe.
B. lực ma sát nhỏ.
C. quán tính của xe.
D. phản lực của mặt đường.
Câu 21: Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước là
A. lực mà con ngựa tác dụng vào xe.
B. lực mà xe tác dụng vào ngựa.
C. lực mà ngựa tác dụng vào đất.
D. lực mà đất tác dụng vào ngựa.
Câu 22: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. trọng lương.
B. khối lượng.
C. vận tốc.
D. lực.
Câu 23: Chọn phát biểu đúng nhất.
A. Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.
B. Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.
C. Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.
D. Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.
B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
Câu 25: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200 N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02 s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng
A. 0,008 m/s.
B. 2 m/s.
C. 8 m/s.
D. 0,8 m/s.
Câu 26: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2 m/s đến 8 m/s trong 3 s. Độ lớn của lực tác dụng vào vật là
A. 2 N.
B. 5 N.
C. 10 N.
D. 50 N.
Câu 27: Một hợp lực 2N tác dụng vào 1 vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là
A. 8 m.
B. 2 m.
C. 1 m.
D. 4 m.
Câu 28: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính hành khách sẽ
A. nghiêng sang phải.
B. nghiêng sang trái.
C. ngả người về phía sau.
D. chúi người về phía trước.
Câu 29: Vật đứng yên bắt đầu chuyển động nhanh dần đều , biết sau khi đi được 1m thì vận tốc của vật là 100cm/s. Xác định độ lớn của hợp lực tác dụng vào vật cho biết khối lượng của vật là 100kg.
A. F = 25N.
B. F = 40N.
C. F = 50N.
D. F = 65N.
Câu 30: Đặt một cốc đầy nước lên trên tờ giấy học trò. Tác dụng rất nhanh một lực F theo phương nằm ngang của tờ giấy thì hiện tượng gì sẽ xảy ra với tờ giấy và cốc nước
A. Tờ giấy rời khỏi cốc nước mà nước vẫn không đổ.
B. Tờ giấy chuyển động về một hướng, cốc nước chuyển động theo hướng ngược lại.
C. Tờ giấy chuyển động và cốc nước chuyển động theo.
D. Tờ giấy bị đứt ở chỗ đặt cốc nước.
Câu 31: Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s2 truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s2. Lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc
A. 1,5 m/s2.
B. 2 m/s2.
C. 4 m/s2.
D. 8 m/s2.
Câu 32: Hai tàu thuỷ có khối lượng 50.000 tấn ở cách nhau 1 km. Lực hấp dẫn giữa chúng là
A. 0,167.10-9 N.
B. 0,167.10-3 N.
C. 0,167 N.
D. 1,7 N.
Câu 33: Hai quả cầu bằng chì mỗi quả có khối lượng 45 kg, bán kính 10 cm. Lực hấp dẫn giữa chúng có thể đạt giá trị lớn nhất là
A. 1,35.10-5 N.
B. 1,35.10-7 N.
C. 3,38.10-5 N.
D. 3,38.10-6 N.
Câu 34: Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao 3200 m và ở độ cao 3200 km so với mặt đất. cho biết bán kính của trái đất là 6400 km và gia tốc rơi tự do ở mặt đất là 9,8 m/s2.
A. 9,79 m/s2, 4,36 m/s2.
B. 9,79 m/s2; 6,53 m/s2.
C. 14,7 m/s2; 9,8 m/s2.
D. 9,8 m/s2; 14,7 m/s2.
Câu 35: Trái đất (TĐ) hút mặt trăng (MT) một lực bằng bao nhiêu biết khoảng cách giữa MT và TĐ là 38.107 m, khối lượng của MT là 7,37.1022 kg, và khối lượng TĐ là 6,0.1024 kg, G = 6,67.10-11 Nm2/kg2.
A. 1,02.1020 N.
B. 2,04.1020 N.
C. 2,04.1022 N.
D. 1,02.1010 N.
Câu 36: Một con tàu vũ trụ bay thẳng hướng từ trái đất (TĐ) tới mặt trăng (MT). Hỏi khi con tàu ở cách tâm TĐ một khoảng cách bằng bao nhiêu lần bán kính trái đất thì lực hút của TĐ và của MT lên con tàu cân bằng nhau. Biết khoảng cách từ tâm TĐ đến tâm MT gấp 60 lần bán kính TĐ và khối lượng của mặt trăng nhỏ hơn khối lượng trái đất 81 lần, G = 6,67.10-11 Nm2/kg2.
A. 57R.
B. 6R.
C. 13,5R.
D. 54R.
Câu 37: Trái Đất (TĐ) có khối lượng 6.1024 kg, Mặt Trăng (MT) có khối lượng 7,2.1022 kg. Bán kính quĩ đạo của Mặt Trăng là R = 3,84.108 m. Cho G = 6,67.10–11 Nm2/kg2. Trên đường thẳng nối tâm của TĐ và MT, vật cách TĐ bao xa thì bị hút về phía TĐ và MT với những lực bằng nhau ?
A. 1,64.108 m.
B. 2.36.108 m.
C. 4,36.108 m.
D. 3,46.108 m.
Câu 38: Một vật khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10 N. Khi chuyển động tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng là
A. 1 N.
B. 5 N.
C. 2,5 N.
D. 10 N.
Câu 39: Gia tốc rơi tự do ở bề Mặt Trăng là g0 và bán kính Mặt Trăng là 1740 km. Ở độ cao h = 3480 km so với bề mặt Mặt Trăng thì gia tốc tự do tại đó bằng
A. g0/3.
B. g0/9.
C. g0/12.
D. g0/2.
Câu 40: Các giọt mưa rơi được xuống đất là do nguyên nhân nào sau đây ?
A. Quán tính.
B. Lực hấp dẫn của Trái Đất.
C. Gió.
D. Lực đẩy Ác-si-mét của không khí.
Câu 41: Lực hút của Trái Đất đặt vào một vật khi vật ở mặt đất là 45 N, khi vật ở độ cao h là 5 N. Chọn giá trị đúng của h:
A. 3R.
B. 2R.
C. 9R.
D. R/3.
Câu 42: Phát biểu nào sau đây là đúng.
A. Càng lên cao thì gia tốc rơi tự do càng nhỏ.
B. Để xác định trọng lực tác dụng lên vật người ta dùng lực kế.
C. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ với trọng lượng của vật.
D. Trọng lượng của vật không phụ thuộc vào trạng thái chuyển động của vật đó.
Câu 43: Một vật lúc đầu nằm trên một máng nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có
A. lực ma sát.
B. phản lực.
C. lực tác dụng ban đầu.
D. quán tính.
Câu 44: Một vận động viên hốc cây ( môn khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 10 m/s. Hệ số ma sát giữa bóng và mặt băng là 0,1. Hỏi bóng đi được một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại ? Lấy g = 9,8 m/s2.
A. 39 m.
B. 51 m.
C. 45 m.
D. 57 m.
Câu 45: Người ta đẩy một chiếc họp để truyền cho nó một vận tốc đầu v0 = 3,5 m/s. Sau khi đẩy, hộp chuyển động trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là µ = 0,3. Hỏi hộp đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu ? Lấy g = 9,8 m/s2.
A. 2,7 m.
B. 3,9 m.
C. 2,1 m.
D. 1,8m .
Câu 46: Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,35. Tính gia tốc thùng, lấy g = 9,8 m/s2.
A. 0,57 m/s2.
B. 0,6 m/s2.
C. 0,35 m/s2.
D. 0,43 m/s2.
Câu 47: Một cái hòm có khối lượng m = 20 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực F hướng chếch lên trên và hợp với phương nằm ngang một góc α = 200 như hình vẽ. Hòm chuyển động đều trên sàn nhà. Tính độ lớn của lực F. Hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà µt = 0,3.
A. 56,4 N.
B. 46,5 N.
C. 42,6 N.
D. 52,3 N.
Câu 48: Một vật nhỏ đặt trên một máng nghiêng MN khá dài hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc α = 200. Hệ số ma sát nghỉ và ma sát giữa vật và máng nghiêng đều có trị số là µ = 0,2. Ta truyền cho vật một vận tốc ban đầu v0 như hình vẽ. Trong các câu sau đây, câu nào đúng ?
A. Vật chuyển động đều do quán tính.
B. Vật chuyển động chậm dần đều lên phía N đến một độ cao nhất định rồi chuyển động nhanh dần đều về M.
C. Vật chuyển động chậm dần đều lên phía N đến một độ cao nhất định rồi dừng lại.
D. Có thể xảy ra một trong các khả năng trên, tùy thuộc vào độ lớn v0.
Câu 49: Trên hình vẽ, vật có khối lượng m = 500 g, α = 450, dây AB song song với mặt phẳng nghiêng, hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µn = 0,5. Hãy tính lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng.
A. 1,73 N.
B. 2,5 N.
C. 1,23 N.
D. 2,95 N.
Câu 50: Một vật trượt trên mặt phẳng nàm nghiêng dài 5 m và cao 3m. Tính gia tốc cua vật trong trường hợp hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2. Lấy g = 10 m/s2
A. 3,5 m/s2.
B. 4,4 m/s2.
C. 5 m/s2.
D. 3,9 m/s2.
Câu 51: Trong cơ hệ như hình vẽ, khối lượng vật m1 = 200 g, m2 = 300 g; hệ số ma sát trượt giữa vật 1 và mặt bàn là µt = 0,2. Hai vật được thả ra cho chuyển động vào lúc vật cách mặt đất một đoạn h. Gia tốc của hệ hai vật và lực căng của dây khi hệ hai vật đang chuyển động.
A. 5,2 m/s2 và 1,44 N.
B. 4,5 m/s2 và 1,62 N.
C. 2,6 m/s2 và 1,62 N.
D. 2,8 m/s2 và 1,41 N.
Câu 52: Treo vật có khối lượng 400 g vào một lò xo có độ cứng 100 N/m, lò xo dài 30 cm. Lấy g = 10 m/s2, chiều dài ban đầu của lò xo là
A. 25 cm.
B. 26 cm.
C. 27 cm.
D. 28 cm.
Câu 53: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm và có độ cứng 40 N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1 N để nén lò xo. Chiều dài của lò xo khi bị nén là
A. 5 cm.
B. 15 cm.
C. 10 cm.
D. 7,5 cm.
Câu 54: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?
A. 28 cm.
B. 40 cm.
C. 48 cm.
D. 22 cm.
Câu 55: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 75 N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi của nó khi bị kéo dãn vượt quá chiều dài 30 cm. Tính lực đàn hồi cực đại của lò xo.
A. 10 N.
B. 12,5 N.
C. 15 N.
D. 7,5 N.
Câu 56: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 cm. Treo lò xo thẳng đứng và móc vào đầu dưới một quả cân có khối lượng m1 = 100 g, lò xo dài 31 cm. Treo thêm vào đầu dưới một quả cân nữa khối lượng m2 = 100 g, nó dài 32 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo.
A. 100 N/m; 30 cm.
B. 100 N/m; 29 cm.
C. 120 N/m; 30 cm.
D. 120 N/m; 29 cm.
Câu 57: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 27 cm, được treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lượng P1 = 5N thì lò xo dài l1 = 44 cm. Khi treo vật khác có trọng lượng P2 chưa biết, lò xo dài l2 = 35 cm. Hỏi độ cứng của lò xo và trọng lượng P2.
A. 25,3 N/m và 2,35 N.
B. 29,4 N/m và 2,35 N.
C. 25,3 N/m và 3,5 N.
D. 29,4 N/m và 3,5 N.
Câu 58: Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên bằng nhau được bố trí như hình vẽ. Độ cứng của lò xo A là 100 N/m. Khi kéo đầu tự do của lò xo B ra, lò xo A dãn 5 cm, lò xo B dãn 1 cm. Tính độ cứng của lò xo B.
A. 100 N/m.
B. 25 N/m.
C. 350 N/m.
D. 500 N/m.
Câu 59: Một lò xo có các vòng giống hệt nhau có chiều dài tự nhiên là l0 = 24 cm, độ cứng k = 100 N/m. Người ta cắt lò xo này thành hai lò xo có chiều dài l1 = 8 cm và l2 = 16 cm. Tính độ cứng k1 và k2 của mỗi lò xo tạo thành.
A. 300 N/m; 500 N/m.
B. 300 N/m; 150 N/m.
C. 200 N/m; 150 N/m.
D. 150 N/m; 150 N/m.
Câu 60: Hai lò xo L1, L2 có độ cứng k1 = 100 N/m và k2 = 150 N/m được móc vào nhau. Nếu kéo đầu C ra bằng một lực F, hệ lò xo dãn 1 đoạn Δl. Người ta gọi lò xo mà khi bị kéo ra với lực F cũng bị dãn một đoạn Δl như hệ trên là lò xo tương đương với hệ trên. Tính độ cứng k của lò xo đó.
A. 120 N/m.
B. 60 N/m.
C. 100 N/m.
D. 200 N/m.
Câu 61: Người ta treo một đầu lò xo vào một điểm cố định, đầu dưới của lò xo là những chùm quả nặng, mỗi quả đều có khối lượng 200g. Khi chùm quả nặng có 2 quả, chiều dài của lò xo là 15cm. Khi chùm quả nặng có 4 quả, chiều dài của lò xo là 17cm. Cho g =10m/s2 . Số quả nặng cần treo để lò xo dài 21 cm là
A. 8 quả.
B. 10 quả.
C. 6 quả.
D. 9 quả.
Câu 62: Một vệ tinh có khối lượng m = 60 kg đang bay trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính Trái Đất. Biết Trái Đất có bán kính R = 6400 km. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính tốc độ dài của vệ tinh.
A. 6,4 km/s.
B. 11,2 km/s.
C. 4,9 km/s.
D. 5,6 km/s.
Câu 63: Một vệ tinh khối lượng 100 kg, được phóng lên quỹ đạo quanh Trái Đất ở độ cao mà tại đó nó có trọng lượng 920 N. Chu kì của vệ tinh là 5,3.103 s. Tính khoảng cách từ bề mặt Trái Đất đến vệ tinh. Biết bán kính Trái Đất là 6400 km.
A. 135 km.
B. 98 km.
C. 185 km.
D. 153 km.
Câu 64: Trong môn quay tạ, một vận động viên quay dây sao cho cả dây và chuyển động gần như tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang. Muốn tạ chuyển động trên đường tròn bán kính 2 m với tốc độ dài 2 m/s thì người ấy phải giữ dây với một lực bằng 10 N. Hỏi khối lượng của tạ bằng bao nhiêu ?
A. 7,5 kg.
B. 5 kg.
C. 12 kg.
D. 8,35 kg.
Câu 65: Một quả cầu khối lượng 0,5 kg được buộc vào đầu của 1 sợi dây dài 0,5 m rồi quay dây sao cho quả cầu chuyển động tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang và sợi dây làm thành một góc 300 so với phương thẳng đứng như hình vẽ. Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định tốc độ dài của quả cầu.
A. 1,19 m/s.
B. 1,93 m/s.
C. 0,85 m/s.
D. 0,25 m/s.
Câu 66: Một ôtô khối lượng 2,5 tấn chuyển động qua một cầu vượt với tốc độ không đổi 54 km/h. Cầu vượt có dạng một cung tròn, bán kính 100 m. Tính áp lực của ôtô của ô tô lên cầu tại điểm cao nhất của quả cầu. Lấy g = 9,8 m/s2.
A. 15000 N.
B. 19000 N.
C. 22000 N.
D. 17500 N.
Câu 67: Một bàn nằm ngang quay tròn đều với chu kì T = 2 s. Trên bàn đặt một vật cách trục quay R = 25 cm. Hệ số ma sát giữa vật và bàn tối thiểu bằng bao nhiêu để vật không trượt trên mặt bàn. Lấy g = 10 m/s2, π2 = 10.
A. 0,35.
B. 0,05.
C. 0,12.
D. 0,25.
Câu 68: Một lò xo có độ cứng k, có chiều dài tự nhiên l0 một đầu giữ cố định ở A đầu kia gắn vào quả cầu khối lượng m có thể trượt không ma sát trên thanh (Δ) nằm ngang. Thanh (Δ) quay đều với vận tốc góc ω quanh trục (Δ) thẳng đứng. Tính độ dãn của lò xo khi l0 = 20 cm, ω = 20π rad/s, m = 10 g; k = 200 N/m.
A. 5 cm.
B. 3,5 cm.
C. 6 cm.
D. 8 cm.
Câu 69: Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 8 m, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người đi xe đạp trên vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 80 kg. Lấy g = 9,8 m/s2, tính lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm cao nhất với vận tốc tại điểm này là v = 10 m/s.
A. 164 N.
B. 186 N.
C. 254 N.
D. 216 N.
Câu 70: Một xe có khối lượng 1600 kg chuyển động trên đường cua tròn có bán kính r = 100 m với vận tốc không đổi 72 km/h. Hỏi giá trị của hệ số ma sát giữa lốp xe và mặt đường ít nhất bằng bao nhiêu để xe không trượt. Lấy g = 10 m/s2.
A. 0,35.
B. 0,26.
C. 0,33.
D. 0,4.
Câu 71: Một máy bay thực hiện một vòng nhào lộn bán kính 400 m trong mặt phẳng thẳng đứng với vận tốc 540 km/h. Tìm lực do người lái có khối lượng 60 kg nén lên ghế ngồi ở điểm cao nhất và thấp nhất của vòng nhào. Lấy g = 10 m/s2.
A. 2775 N; 3975 N.
B. 2552 N; 4500 N.
C. 1850 N; 3220 N.
D. 2680 N; 3785 N.
Câu 72: Người đi xe đạp ( khối lượng tổng cộng 60 kg) trên vòng xiếc bán kính 6,4 m phải đi qua điểm cao nhất với vận tốc tối thiểu bao nhiêu để không rơi.Cho g = 10 m/s2.
A. 15 m/s.
B. 8 m/s.
C. 12 m/s.
D. 9,3 m/s.
Câu 73: Một chiếc bàn tròn bán kính R = 35 cm , quay quanh trục thẳng đứng với vận tốc góc ω = 3 rad/s. Hỏi ta có thể đặt một vật nhỏ trên vùng nào của bàn mà vật không bị văng ra xa tâm bàn. Hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt bàn là µn = 0,25.
A. 0,27 m.
B. 0,35 m.
C. 0,4 m.
D. 0,56 m.
Câu 74: Lí do chính khi ô tô đi qua những đoạn đường có khúc cua thì phải đi chậm lại là
A. để ô tô không bị văng về phía tâm khúc cua.
B. để lực hướng tâm cần thiết giữ ô tô chuyển động tròn không quá lớn.
C. để lái xe có thể quan sát xe đi ngược chiều.
D. để tăng lực ma sát nghỉ cực đại giữ ô tô không bị văng ra khỏi đường.
Câu 75: Một ô tô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với vận tốc 36 km/h. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất bằng bao nhiêu ? Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50 m. Lấy g = 10 m/s2.
A. 11950 N.
B. 11760 N.
C. 9600 N.
D. 14400 N.
Câu 76: Ở một đồi cao h0 = 100 m người ta đặt một súng cối nằm ngang và muốn bắn sao cho quả đạn rơi về phía bên kia của tòa nhà, gần bức tường AB nhất. Biết tòa nhà cao h = 20 m và tường AB cách đường thẳng đứng qua chỗ bắn là l = 100 m. Lấy g = 10 m/s2. Tìm khoảng cách từ chỗ bắn viên đạn chạm đất đến chân tường AB.
A. 12,6 m.
B. 11,8 m.
C. 9,6 m.
D. 14,8 m.
Câu 77: Bi A có khối lượng gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại cùng một vị trí, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang với tốc độ v0. Bỏ qua sức cản của không khí. Hiện tượng nào xảy ra sau đây?
A. A chạm đất trước B.
B. Cả hai đều chạm đất cùng một lúc.
C. A chạm đất sau B.
D. Chưa đủ thông tin để trả lời.
Câu 78: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang). Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của bi là
A. 0,25 s.
B. 0,35 s.
C. 0,5 s.
D. 0,125 s.
Câu 79: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9 m. Vận tốc ban đầu có độ lớn v0. Tầm xa của vật là 18 m. Tính v0, lấy g = 10 m/s2.
A. 19 m/s.
B. 13,4 m/s.
C. 10 m/s.
D. 3,16 m/s.
Câu 80: Một vật được ném từ độ cao h = 45 m với vận tốc đầu v0 = 20 m/s theo phương nằm ngang. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Tầm ném xa của vật là.
A. 30 m.
B. 60 m.
C. 90 m.
D. 180 m.
Câu 81: Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ v0 = 10 m/s từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều của vec tơ v0, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Lấy g = 10 m/s2, phương trình quỹ đạo của vật là
A. y = 10t + 5t2.
B. y = 10t + 10t.
C. y = 0,05x2.
D. y = 0,1x2.
Câu 82: Từ một điểm ở độ cao h = 18 m so với mặt đất và cách tường nhà một khoảng L = 3 m, người ta ném một hòn sỏi theo phương nằm ngang với vận tốc ban đầu v0. Trên tường có một cửa sổ chiều cao a = 1 m, mép dưới của cửa cách mặt đất một khoảng b = 2 m. Hỏi giá trị của v0 phải nằm trong giới hạn nào để hòn sỏi lọt qua cửa sổ ? Bỏ qua bề dày tường, lấy g = 9,8 m/s2.
A. 1,8 m/s < v0 < 1,91 m/s.
B. 1,71 m/s < v0 < 1,98 m/s.
C. 1,66 m/s < v0 < 1,71 m/s.
D. 1,67 m/s < v0 < 1,91 m/s.
Câu 83: Một súng cối đặt trên mặt đất, bắn viên đạn bay ra theo phương hợp với phương ngang một góc α = 300, bắn một mục tiêu cách nó một khoảng 100 m. Vận tốc ban đầu v0 của viên đạn bằng bao nhiêu ? Lấy g = 10 m/s2.
A. 25,5 m/s.
B. 34 m/s.
C. 56,5 m/s.
D. 18,9 m/s.
Câu 84: Từ độ cao 15 m so với mặt đất, một vật được ném chếch lên với vec-tơ vận tốc đầu 20 m/s hợp với phương nằm ngang một góc 300. Độ cao lớn nhất (so với mặt đất) mà vật đạt được.
A. 4 m.
B. 5 m.
C. 19,5 m.
D. 20 m.
Câu 85: Từ một đỉnh tháp cao 12m so với mặt đất, người ta ném một hòn đá với vận tốc ban đầu v0 = 15 m/s, theo phương hợp với phương nằm ngang một góc α = 450. Khi chạm đất, hòn đá có vận tốc bằng bao nhiêu ? lấy g = 9,8 m/s2.
A. 18,6 m/s.
B. 24,2 m/s.
C. 28,8 m/s.
D. 21,4 m/s.
Câu 86: Em bé ngồi trên sàn nhà ném một viên bi lên bàn cao 1 m với vận tốc v0 = 2√10 m/s. Để hòn bi có thể rơi xuống mặt bàn ở B cách xa mép bàn A nhất thì vec-tơ vận tốc v0 phải nghiêng với phương ngang một góc α bằng bao nhiêu ?
A. 450.
B. 900.
C. 600.
D. 350.
Câu 87: Cho cơ hệ như hình vẽ, hai vật được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ không giãn. Biết m1 = 2 kg; m2 = 3 kg; g = 10 m/s2. Bỏ qua ma sát, tính sức căng của sợi dây và gia tốc của hệ ?
A. 12 N; 6 m/s2.
B. 6 N; 3 m/s2.
C. 6 N; 12 m/s2.
D. 3 N; 6 m/s2.
Câu 88: Cho cơ hệ như hình vẽ, biết hai vật m1 = 1 kg; m2 = 2 kg, được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ không giãn, bắc qua một ròng rọc có ma sát không đáng kể. Cho g = 10 m/s2, Tính sức căng của sợi dây và gia tốc của cơ hệ ?
A. 10 N; 4 m/s2.
B. 15 N; 5 m/s2.
C. 13,3 N; 3,3 m/s2.
D. 12 N; 5 m/s2.
Câu 89: Cho cơ hệ như hình vẽ, hai vật m1, m2 được nối với nhau bằng sợi dây nhẹ không giãn, bắc qua hai ròng rọc treo như hình. Biết m1 = 2 kg; m2 = 3 kg; g = 10 m/s2. Bỏ qua ma sát, xác định gia tốc của m1 và sức căng của sợi dây ?
A. 2 m/s2; 10 N.
B. 5 m/s2; 14 N.
C. 3 m/s2; 11 N.
D. 2,86 m/s2; 12,9 N.
Câu 90: Cho cơ hệ như hình vẽ, biết m1 = m2 = 1 kg; F = 20 N; α = 30o. Lực căng T tác dụng lên dây nối và gia tốc a của hai vật là
A. 10 N; 10 m/s2.
B. N; m/s2.
C. 5 N; 5 m/s2.
D. N; m/s2.
II- TỰ LUẬN:
Bài 1: Cho vật nặng khối lượng m = 8 kg được treo trên các đoạn dây như hình vẽ. Tính lực căng của các đoạn dây AC và BC. Lấy g = 10 m/s2.
Bài 2: Một mặt phẵng AB nghiêng một góc 30o so với mặt phẳng ngang BC. Biết AB = 1 m, BC = 10,35 m, hệ số ma sát trên mặt phẵng nghiêng. Lấy g = 10 m/s2. Một vật khối lượng m = 1 kg trượt không có vận tốc ban đầu từ đỉnh A tới C thì dừng lại. Tính vận tốc của vật tại B và hệ số ma sát trên mặt phẵng ngang.
Bài 3: Tính gia tốc rơi tự do và trọng lượng của một vật có khối lượng m = 50 kg ở độ cao bán kính Trái Đất. Biết gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất là 10 m/s2 và bán kính Trái Đất là 6400 km. Ở độ cao bằng bán kính Trái Đất nếu có một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất thì vệ tinh bay với tốc độ dài bằng bao nhiêu và cần thời gian bao lâu để bay hết một vòng?
Bài 4: Một lò xo có khối lượng không đáng kể, có chiều dài ban đầu l0 = 30 cm và độ cứng k0 = 100 N/m. Treo lò xo vào một điểm cố định O. Gọi M và N là hai điểm cố định trên lò xo với OM = 10 cm và OM = 20 cm (như hình vẽ).
a) Giữ đầu O cố định và kéo vào đầu A của lò xo một lực F = 6 N theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Gọi A’, M’ và N’ là các vị trí mới của A, M và N. Tính chiều dài các đoạn OA’, OM’ và ON’.
b) Cắt lò xo đã cho thành hai lò xo có chiều dài l1 = 10 cm và l2 = 20 cm, rồi lần lượt kéo dãn hai lò xo này cũng bằng lực F = 6 N dọc theo trục của mỗi lò xo. Tính độ dãn và độ cứng của mỗi lò xo.
Bài 5: Một hòn đá khối lượng 500 g được treo vào một điểm cố định bằng một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể dài 2 m. Quay dây sao cho hòn đá chuyển động trong mặt phẵng nằm ngang và thực hiện được 30 vòng trong một phút. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính góc nghiêng của dây so với phương thẳng đứng và sức căng của sợi dây.
Bài 6: Sườn đồi có thể coi là mặt phẵng nghiêng 300 so với mặt phẵng ngang. Từ điểm O trên đỉnh đồi người ta ném một vật nặng với tốc độ ban đầu v0 theo phương ngang.
a) Viết phương trình chuyển động của vật nặng và phương trình quỹ đạo của vật nặng.
b) Cho v0 = 10 m/s. Tính khoảng cách từ chổ ném đến điểm rơi A trên sườn đồi.
c) Điểm B ở chân đồi cách O một khoảng OB = 15 m. Tốc độ v0 phải có giá trị như thế nào để vật rơi quá chân đồi. Lấy g = 10 m/s2.
Bài 7: Cho cơ hệ như hình vẽ, hai vật m1, m2 được nối với nhau bằng sợi dây nhẹ không giãn, bắc qua một ròng rọc nhỏ. Biết m1 = 2 kg; m2 = 3 kg; α = 30o; β = 45o; g = 10 m/s2. Bỏ qua ma sát, xác định gia tốc của cơ hệ và sức căng của sợi dây ?
PHẦN III: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
* Vật rắn ở trạng thái cân bằng khi:
* Cân bằng của một vật chịu tác dụng của 2 lực: Hai lực cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn
* Cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song:
• Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.
• Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ 3
* Moment lực: M = F.d
F: độ lớn của lực tác dụng (N)
d: cánh tay đòn (m), là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
* Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định (Quy tắc moment):
: Tổng moment lực làm vật quay cùng chiều kim đồng hồ.
: Tổng moment lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ
Chú ý: Quy tắc moment lực còn được áp dụng cho vật có rục quay tạm thời.
* Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
* Ngẫu lực: hệ hai lực song song, ngược chiều có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
M = F1.d1 + F2.d2
M = F.(d1 + d2)
Hay M = F.d; (d là cánh tay đòn của ngẫu lực).
- Mômen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
* Phương pháp động lực học
Bước 1: Vẽ hình, phân tích lực, chọn hệ quy chiếu, chọn gốc thời gian (nếu cần).
+ Ox : Theo hướng chuyển động
+ Oy : Theo hướng
Bước 2: Viết phương trình định luật II Niutơn: (1)
+ Chiếu phương trình (1) lên phương Ox:
F1x + F2x + ...+ Fnx = m.ax (2)
+ Chiếu phương trình (1) lên phương Oy:
F1y + F2y + ...+ Fny = m.ay (3)
Bước 3: Từ (2), (3) suy ra đại lượng cần tìm.
B. BÀI TẬP:
I-TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi một lực tác dụng vào vật rắn, yếu tố nào sau đây của lực có thể thay đổi mà không ảnh hưởng đến tác dụng của lực?
A. Độ lớn
B. Chiều
C. Giá.
D. Điểm đặt dọc theo giá.
Câu 2: Kết luận nào dưới đây về điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là đúng nhất?
A. ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy.
B. ba lực đó phải đồng quy.
C. ba lực đó phải đồng phẳng.
D. hợp lực của hai lực bất kỳ phải cân bằng với lực thứ ba.
Câu 3: Chọn kết luận đúng
A. Khi vật rắn cân bằng thì trọng tâm là điểm đặt của tất cả các lực.
B. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng nằm trên trục đối xứng của vật.
C. Mỗi vật rắn chỉ có một trọng tâm và có thể là một điểm không thuộc vật đó.
D. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng đặt tại một điểm trên vật
Câu 4: Trong trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?
A. Lực có giá đi qua trục quay.
B. Lực có giá song song với trục quay.
C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không đi qua trục quay.
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và đi qua trục quay.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây là sai? Hợp lực của hai lực song song cùng chiều có đặc điểm
A. Cùng giá với các lực thành phần.
B. Có giá nằm giữa hai giá của hai lực thành phần theo quy tắc chia trong.
C. Cùng chiều với hai lực thành phần.
D. Có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
Câu 6: Cân bằng bền là loại cân bằng mà vật có vị trí trọng tâm ở vị trí
A. thấp nhất so với các vị trí lân cận.
B. cao bằng với các vị trí lân cận.
C. cao nhất so với các vị trí lân cận.
D. bất kì so với các vị trí lân cận.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây về ngẫu lực là sai?
A. Có thể thay thế ngẫu lực bằng hợp lực tìm được bằng quy tắc hợp lực song song (ngược chiều).
B. Ngẫu lực là hệ gồm hai lực song song, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.
C. Momen của ngẫu lực tính theo công thức: (trong đó d là cánh tay đòn của ngẫu lực).
D. Nếu vật không có trục quay cố định chịu tác dụng của ngẫu lực thì nó sẽ quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
Câu 8: Khi dùng Tua-vít để vặn đinh vít, người ta đã tác dụng vào các đinh vít
A. một ngẫu lực
B. hai ngẫu lực
C. cặp lực cân bằng
D. cặp lực trực đối
Câu 9: Một vật đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc không đổi. Nếu bỗng nhiên tất cả mômen lực tác dụng lên vật mất đi thì
A. Vật quay chậm dần rồi dừng lại.
B. Vật quay nhanh dần đều.
C. Vật lập tức dừng lại.
D. Vật tiếp tục quay đều.
Câu 10: Đối với một vật quay quanh một trục cố định, kết luận nào sau đây đúng?
A. Khi tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có momen lực tác dụng lên vật.
B. Nếu không có mômen lực tác dụng lên vật thì vật phải đứng yên.
C. Vật quay được là nhờ có mômen lực tác dụng lên vật
D. Khi tất cả mômen lực tác dụng lên vật bỗng nhiên mất đi thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.
Câu 11: Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của một ngẫu lực thì vật sẽ
A. chuyển động tịnh tiến.
B. chuyển động quay.
C. vừa quay, vừa tịnh tiến.
D. nằm cân bằng.
Câu 12: Mức quán tính của một vật chuyển động quay quanh một trục cố định không phụ thuộc vào
A. Khối lượng của vật.
B. Tốc độ góc của vật
C.Hình dạng, kích thước của vật.
D. Sự phân bố khối lượng của vật đối với trục quay.
Câu 13: Tác dụng một lực có giá đi qua trọng tâm của một vật thì vật đó sẽ
A. chuyển động tịnh tiến.
B. chuyển động quay.
C. vừa quay vừa tịnh tiến.
D. quay rồi chuyển động tịnh tiến.
Câu 14: Chọn kết luận sai:
A. Tốc độ góc đặc trưng cho sự quay nhanh hay chậm của vật rắn.
B. Khi vật rắn quay quanh một trục cố định, các điểm ở gần trục quay có tốc độ góc nhỏ hơn so với các điểm ở xa.
C. Khi vật quay đều, tốc độ góc không đổi.
D. Đơn vị tốc độ góc là rad/s.
Câu 15: Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định. Các điểm trên vật rắn không thuộc trục quay sẽ có cùng tốc độ góc.
A. có cùng tốc độ góc.
B. có cùng tốc độ dài.
C. có cùng gia tốc hướng tâm.
D. có cùng gia tốc toàn phần.
Câu 16: Một thanh cứng AB đồng chất, tiết diện đều có trọng lượng P = 100N ở trạng thái cân bằng nằm ngang. Đầu A của thanh tựa vào tường thẳng đứng còn đầu B được giữ bởi sợi dây nhẹ, không dãn BC như hình vẽ. Biết BC = 2AC. Tìm độ lớn lực căng dây BC.
A. 200N.
B. 150N.
C. 75 N.
D. 100 N.
Câu 17: Một thanh AB dài 7,5m; trọng lượng 200N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2m. Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua điểm O nằm trên thanh với OA = 2,5m. Phải tác dụng vào đầu B một lực có độ lớn bằng bao nhiêu để AB cân bằng nằm ngang?
A. 100 N.
B. 25 N.
C. 10 N.
D. 20 N.
Câu 18: Một thanh AB có trọng lượng 150N có trọng tâm G chia đoạn AB theo tỉ lệ BG = 2AG. Thanh AB được giữ cân bằng nhờ một bản lề tại A và dây nhẹ, không giãn tại B như hình vẽ. Biết góc = 30°.
Tính lực căng của dây.
A. 75 N.
B. 100 N.
C. 150 N.
D. 50 N
Câu 19: Hai lực song song cùng chiều, cách nhau đoạn 30cm. Biết rằng F1 = 18N và hợp lực F = 24N. Giá của hợp lực cách của lực đoạn là bao nhiêu?
A. 7,5cm.
B. 10cm.
C. 22,5cm.
D. 20cm.
Câu 20: Một người gánh hai thúng: thúng gạo có trọng lượng 300N, thúng ngô có trọng lượng 200N ở hai đầu đòn gánh nhẹ, dài 1,5m. Tìm lực tác dụng lên vai người ấy khi đòn gánh cân bằng nằm ngang.
A. 600N.
B. 120N.
C. 250N.
D. 500N
Câu 21. Một người gánh hai thúng: thúng gạo có trọng lượng 300N, thúng ngô có trọng lượng 200N ở hai đầu đòn gánh nhẹ, dài 1,5m. Hỏi vai người ấy phải đặt cách thúng gạo bao nhiêu để đòn gánh cân bằng nằm ngang?
A. 60 cm.
B. 90 cm.
C. 75cm.
D. 50cm.
Câu 22. Một tấm ván nặng 240N được bắc qua con mương. Trọng tâm của tấm ván cách bờ A một đoạn 2,4m, cách bờ B một đoạn 1,2m. Xác định lực mà tấm ván tác dụng lên hai bờ B.
A. 160
B. 120 N.
C. 180 N.
D. 80 N
Câu 23: Một người dùng chiếc búa dài 25cm để nhổ một cây đinh đóng ở một tấm gỗ. Người đó tác dụng vào đầu cán búa một lực 180N vuông góc với cán búa thì vừa vặn nhổ được đinh. Tìm lực mà đinh tác dụng thẳng góc lên búa, nếu đinh cách điểm tựa một đoạn 9cm. Coi trọng lực của búa có giá đi qua điểm tựa.
A. 180 N.
B. 64,8 N.
C. 500 N.
D. 420 N.
Câu 24: Hai người khiêng một vật có khối lượng 100kg bằng một đòn nhẹ, có chiều dài 2m. Điểm treo của vật cách vai người thứ nhất 120cm. Tìm lực tác dụng lên vai người thứ hai.
A. 400 N.
B. 600 N.
C. 500 N.
D. 420 N.
Câu 25: Một thước thẳng, đồng chất, tiết diện đều có chiều dài AB = 100cm, trọng lượng P = 30N. Thước có thể quay xung quanh một trục nằm ngang đi qua điểm O trên thước với OA = 30cm. Để thước cân bằng nằm ngang, cần treo tại đầu A một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu?
A. 30 N.
B. 20 N.
C. 10 N.
D. 15 N
Câu 26: Một thanh thẳng, đồng chất, tiết diện đều có chiều dài AB = 2m, khối lượng m = 2kg. Người ta treo vào hai đầu A, B của hai vật có khối lượng lần lượt là m1 = 5kg và m2 = 1kg. Hỏi phải đặt một giá đỡ tại điểm O cách đầu A một khoảng bao nhiêu để thanh cân bằng nằm ngang?
A. 60 cm.
B. 100 cm.
C. 75 cm.
D. 50 cm.
Câu 27: Cho một hệ gồm hai chất điểm m1 = 50g đặt tại điểm P và m2 = 0,1kg đặt tại điểm Q. Cho PQ = 15cm.Trọng tâm của hệ
A. cách P 10cm và cách Q 25cm.
B. cách P 10cm và cách Q 5cm.
C. cách P 5 cm và cách Q 10cm.
D. cách P 5cm và cách Q 20cm.
Câu 28: Một ngọn đèn khối lượng m1 = 4 kg dược treo vào tường bởi dây BC và thanh cứng AB. Thanh AB khối lượng của thanh AB có khối lượng m2 = 2 kg được gắn vào tường ở bản lề tại A. Cho ; lấy g = 10 m/s2. Tìm lực căng của dây treo.
A. 57,7 N.
B. 30,6 N.
C. 40,0 N.
D. 60,0 N.
Câu 29: Một vật rắn hình trụ có khối lượng m = 100kg, bán kính tiết diện R = 15cm. Tác dụng một lực kéo F theo phương ngang thông qua một sợi dây buộc vào trục hình trụ để kéo hình trụ lên bậc thang cao O1O2 = h = 5 cm. Tìm lực giá trị tối thiểu của F hình trụ có thể vượt qua bậc thang.
A. 984N.
B. 1118N.
C. 1414 N.
D. 1500N.
Câu 30: Một quả cầu có khối lượng 10kg nằm trên hai mặt phẳng nghiêng nhẵn vuông góc với nhau. Tính lực nén của quả cầu lên mỗi mặt phẳng nghiêng bên phải nếu góc nghiêng của này so với phương ngang là = 30°. Lấy g = 10m/s2.
A. 100N.
B. 50N.
C. 50N.
D. 50/N.
II- TỰ LUẬN
Bài 1: Một giá treo được bố trí như hình vẽ. Thanh nhẹ AB tựa vài tường ở A, dây BC không dãn nằm ngang, tại B treo vật có khối lượng m. Biết góc α = 45°, độ lớn của phản lực do tường tác dụng lên thanh là 24N. Tìm khối lượng m và sức căng T của dây. Lấy g = 10m/s2.
Bài 2: Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc α = 45°. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 1,2kg như hình vẽ.
- Phân tích các lực tác dụng lên quả cầu và biểu diễn các lực ấy trên hình vẽ.
- Hãy xác định áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10m/s2.
Bài 3: Thanh AB được đặt như hình vẽ có đầu A tựa trên sàn, đầu B được treo bởi dây BC. Biết BC = AB = a. Xác định điều kiện của giá trị hệ số ma sát giữa AB và sàn để AB cân bằng.
Bài 4: Thanh OA có khối lượng không đáng kể, có chiều dài 20cm, quay dễ dàng quanh trục nằm ngang O. Một lò xo gắn vào điểm giữa C. Người ta tác dụng vào đầu A của thanh một lực F = 20N hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi thanh ở trạng thái cân bằng, lò xo có hướng vuông góc với OA, và OA làm với đường nằm ngang một góc a = 30o. Tính độ cứng k của lò xo, biết lò xo ngắn đi 8cm so với lúc không bị nén.
Xem thêm đề cương ôn tập môn Vật Lí hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)