Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều (có lời giải)
Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Giữa kì 2.
Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều (có lời giải)
Chỉ từ 40k mua trọn bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Chương trình mới (dùng chung cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP
- Chủ đề 3. Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam
+ Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
+ Đất nước đổi mới.
- Chủ đề 4. Các nước láng giềng
+ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
+ Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
+ Vương quốc Cam-pu-chia
+ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1. Địa danh lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau?
“Nơi nào lời Bác đẹp thay,
Tuyên ngôn Độc lập giữa ngày đầu thu?”
A. Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
B. Dinh Độc Lập (TP. Hồ Chí Minh).
C. Bến cảng Nhà Rồng (TP. Hồ Chí Minh).
D. Hang Pác-bó (Cao Bằng).
Câu 2. Năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã trở về địa điểm nào đầu tiên ở Việt Nam?
A. Cao Bằng.
B. Bắc Kạn.
C. Tuyên Quang.
D. Lạng Sơn.
Câu 3. Một trong những hoạt động mà Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện khi ở Cao Bằng năm 1941 là
A. triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng.
B. chỉ đạo xây dựng lực lượng cách mạng.
C. phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
D. viết bản Tuyên ngôn Độc lập.
Câu 4. Năm 1944, Hồ Chí Minh đã giao cho ai nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân?
A. Phạm Văn Đồng.
B. Trường Chinh.
C. Võ Nguyên Giáp.
D. Lê Duẩn.
Câu 5. Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng tại
A. Pác Bó (Cao Bằng).
B. Tân Trào (Tuyên Quang).
C. Hàng Ngang (Hà Nội).
D. Định Hoá (Thái Nguyên).
Câu 6. Nhân vật lịch sử được tôn vinh như người “anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam là
A. Hồ Chí Minh.
B. Phạm Văn Đồng.
C. Võ Nguyên Giáp.
D. Trường Chinh.
Câu 7. Đội trưởng đầu tiên của Hội Nhi đồng cứu quốc là
A. Cao Sơn.
B. Thanh Minh.
C. Thanh Thuỷ.
D. Kim Đồng.
Câu 8. Một trong những hoạt động trong công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ của quân dân Việt Nam là
A. tấn công vào sân bay Mường Thanh.
B. bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri.
C. vận chuyển vũ khí, lương thực.
D. tấn công cứ điểm Him Lam.
Câu 9. Người anh hùng lấy thân mình làm giá súng, góp phần làm nên thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
A. Phan Đình Giót.
B. Tô Vĩnh Diện.
C. Bế Văn Đàn.
D. Trần Can.
Câu 10. Đoạn thơ dưới đây đề cập đến thắng lợi nào của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)?
“… Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!”
A. Việt Bắc thu – đông (1947).
B. Biên giới thu – đông (1950).
C. Thượng Lào (1953).
D. Điện Biên Phủ (1954).
................................
................................
................................
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
năm 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Từ câu hỏi số 1 đến câu số 10 (0,5 điểm/ câu hỏi): học sinh lựa chọn 01 đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D
Câu 1. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, thắng lợi của những địa phương nào có tác động mạnh mẽ đến các địa phương khác?
A. Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
B. Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.
C. Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn.
D. Hà Tiên, Đồng Nai Thượng.
Câu 2. Từ năm 1953, Pháp đã xây dựng địa điểm nào dưới đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương?
A. Thượng Lào.
B. Việt Bắc.
C. Tây Nguyên.
D. Điện Biên Phủ.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam?
A. Đánh bại hoàn toàn kế hoạch Na-va của Pháp.
B. Là thắng lợi đầu tiên của quân dân Việt Nam.
C. Diễn ra trong 56 ngày đêm, chia làm ba đợt.
D. Tác động lớn đến tình hình Việt Nam và thế giới.
Câu 4. Thắng lợi của chiến dịch nào sau đây đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 – 1975) kết thúc thắng lợi?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
B. Chiến dịch Tây Nguyên.
C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 5. Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng tiến trình lịch sử.
(1) Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng;
(2) Quân Giải phóng đã làm chủ được các mục tiêu quan trọng trong thành phố Sài Gòn;
(3) Quân Giải phóng đã chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài;
(4) Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập;
(5) Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu.
A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1).
B. (4) → (1) → (2) → (5) → (3).
C. (3) → (5) → (1) → (4) → (2).
D. (2) → (3) → (1) → (4) → (5).
Câu 6. Công trình nào sau đây không phải của Lào?
A. Thạt Luổng.
B. Đền Bay-on.
C. Cánh đồng Chum.
D. Chùa Xiêng Thông.
Câu 7. Công trình nào sau đây của nhân dân Cam-pu-chia được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới?
A. Thạt Luổng.
B. Thánh địa Mỹ Sơn.
C. Quần thể di tích Ăng-co.
D. Vạn Lý Trường Thành.
Câu 8. Nét đặc biệt về vị trí địa lí của Lào là
A. ở phía tây Việt Nam.
B. giáp nhiều quốc gia.
C. không giáp biển.
D. nằm ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 9. Một trong những cơ sở thúc đẩy sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1967 là do:
A. nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước trong khu vực.
B. sự quan tâm và chỉ đạo của tổ chức Liên hợp quốc.
C. khu vực Đông Nam Á đã được giải phóng hoàn toàn.
D. cuộc kháng chiến chốn Mỹ của Việt Nam đã kết thúc.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập ASEAN?
A. Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
B. Tạo nhiều việc làm và nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam.
C. Việt Nam trở thành đối tác quan trọng của tất cả các nước trên thế giới.
D. Việt Nam có cơ hội mở rộng giao lưu văn hoá với các nước.
Câu 11 (1,0 điểm). Đọc câu chuyện và điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống phía trước mỗi ý sau đây:
Câu chuyện. “Dưới ánh nắng tươi sáng mùa thu, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Trên lễ đài cao và trang nghiêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc bộ quần áo ka ki, đi đôi dép cao su. Khi Chủ tịch bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập, giọng của Người sang sảng.
Đọc xong một đoạn giữa những tiếng vỗ tay nhiệt liệt, Bác dừng lại và hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?". Hàng triệu tiếng đáp đồng thanh hô lớn: "Có", vang dội như sấm dậy.
Câu hỏi đơn giản này làm tiêu tan tất cả những gì còn xa cách giữa Chủ tịch và nhân dân, tạo nên một mối tình thắm thiết kết chặt lãnh tụ và quần chúng”.
(Theo Trần Dân Tiên, Những mầu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2020, tr.146 - 147)
❑ Buổi lễ đọc Tuyên ngôn Độc lập diễn ra vào một ngày mùa thu năm 1946.
❑ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
❑ Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên lễ đài trong bộ trang phục trang trọng với áo sơ mi và quần tây.
❑ Câu hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?" của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sự gần gũi, thân tình với nhân dân.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Lựa chọn các từ/ cụm từ cho sẵn sào chỗ trống (…..) để hoàn thiện đoạn thông tin mô tả về Cố cung Bắc Kinh.
chạm khắc |
kiến trúc |
hoàng cung |
bốn vọng gác |
9000 |
đỏ tía |
chữ nhật |
nhà vua |
Thông tin. Cố cung Bắc Kinh là (1)… của hai triều đại Minh và Thanh ở Trung Quốc. Cố cung có hình (2)… bao quanh là những bức tường thành cao với màu (3)…, phía ngoài là hào sâu và (4)… ở bốn góc thành.
Cố cung có hơn (5)… căn phòng, gồm cung điện, từ đền đài, lầu gác. Tất cả đều được làm từ chất liệu quý hiếm, (6)… tỉ mỉ hình rồng, phượng và sơn son thếp vàng từ mái đến vòm,... Cố cung được chia làm hai phần, phần chính là nơi (7)… điều hành việc nước, gồm ba cung điện lớn; hậu cung là nơi ở của vua và hoàng tộc. Cố cung là quần thể (8)… lớn nhất và đẹp nhất Trung Quốc. Công trình này mang dấu ấn của một người Việt, đó là Nguyễn An.
Câu 2 (2,0 điểm): Vì sao Việt Nam lại tiến hành đổi mới? Công cuộc đổi mới đã mang lại thành tựu gì về chính trị - kinh tế - xã hội?
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Chân trời sáng tạo hay khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 5 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt 5 hơn.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)