Top 50 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 Cánh diều có đáp án

Bộ 50 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 6.

Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 Cánh diều (năm 2024)

Quảng cáo

- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 Giữa kì 1 Cánh diều

- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 Học kì 1 Cánh diều

- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 Giữa kì 2 Cánh diều

- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 Học kì 2 Cánh diều

Quảng cáo

Xem thêm Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 cả ba sách:

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về

A. lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ. 

B. những hoạt động chính của con người sắp diễn ra.

C. quá trình phát triển của con người.

D. những hoạt động của con người ở thời điểm hiện tại. 

Câu 2. Học lịch sử để biết được

A. quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.

B. quá trình tiến hoá của tất cả các loài sinh vật.

C. sự biến đổi của khí hậu Trái Đất qua thời gian.

D. sự phát triển của các loài thực vật trên Trái Đất.

Quảng cáo

Câu 3. Tư liệu chữ viết là

A. những câu chuyện, ca dao… được truyền từ đời này sang đời khác.

B. các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí… phản ánh các sự kiện lịch sử.

C. những di tích, công trình hay đồ vật (như văn bía, trống đồng, đồ gốm…).

D. các công trình kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng do người xưa để lại.

Câu 4. Thạp đồng Đào Thịnh thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây?

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu truyền miệng.

C. Tư liệu hiện vật.

D. Tư liệu truyền miệng và chữ viết.


Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 6 Cánh diều năm 2024 có đáp án (4 đề)

Câu 5. Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của

A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng.

C. Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.

D. Mặt Trời quay quanh Trái Đất. 

Câu 6. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy xương hoá thạch của Người tối cổ (có niên đại khoảng 2 triệu năm trước) tại địa điểm nào ở Đông Nam Á?

A. Pôn-đa-ung (Mi-an-ma).

B. Koo-ta Tam-pan (Ma-lay-xi-a). 

C. Núi Đọ (Việt Nam). 

D. Gia-va (In-đô-nê-xi-a).

Câu 7. Tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ là 

A. công xã nông thôn. 

B. bầy người nguyên thuỷ. 

C. thị tộc. 

D. bộ lạc.

Câu 8. Công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Ai Cập là 

A. Kim tự tháp Kê-ốp. 

B. Vườn treo Ba-bi-lon. 

C. Đấu trường Cô-li-dê. 

D. Vạn Lý Trường Thành.

Câu 9. Nền văn minh Ấn Độ hình thành gắn liền với hai con sông nào? 

A. Hoàng Hà và Trường Giang. 

B. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát. 

C. Sông Ấn và sông Hằng. 

D. Sông Nin và sông Ti-grơ. 

Câu 10. Tác phẩm nào ở Ấn Độ cổ đại được xem là bách khoa toàn thư về mọi mặt đời sống xã hội?

A. Ra-ma-y-a-na.

B. Vê-đa.

C. Ma-ha-bha-ra-ta.

D. Ra-ma Kiên.

Câu 11. Công trình kiến trúc nào được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc?

A. Vạn Lý Trường Thành.

B. Thành Ba-bi-lon.

C. Đấu trường Cô-li-dê.

D. Đền Pác-tê-nông.

Câu 12. Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất lãnh thổ Trung Quốc (năm 221 TCN) thông qua con đường

A. chiến tranh.

B. ngoại giao. 

C. luật pháp.

D. đồng hóa văn hóa.

Câu 13. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

A. 361.

B. 180.

C. 360.

D. 181.

Câu 14. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng tự nhiên?

A. Công nhân xây nhà.

B. Xẻ núi làm đường.

C. Động đất làm nhà đổ.

D. Đổ đất lấp bãi biển.

Câu 15. Lược đồ trí nhớ phong phú về không gian sống của một vùng đất, sẽ giúp ta

A. sống xa cách và không muốn sinh sống ở đó nữa.

B. sống gắn bó và thấy vùng đất đó có ý nghĩa hơn.

C. thấy vùng đất chán, nhiều vấn đề và muốn cải tổ.

D. thấy vùng đất đẹp, nhiều không gian chưa khai thác.

Câu 16. Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường

A. vĩ tuyến.

B. vĩ tuyến gốc.

C. kinh tuyến.

D. kinh tuyến gốc.

Câu 17. K Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1: 1 000.000 là những bản đồ có tỉ lệ

A. nhỏ.

B. trung bình.

C. lớn.

D. rất lớn.

Câu 18. Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nào sau đây?

A. Biểu đồ, sơ đồ, sách, vở, bút và kĩ năng thực địa.

B. Thiết bị xác định hướng, bản đồ, sổ ghi chép, bút.

C. Bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, sổ ghi chép và bút bi.

D. Bản đồ trực tuyến, biểu đồ, bút, vở ghi chép, sách.

Câu 19. Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở

A. nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây. 

B. nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.

C. nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.

D. nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.

Câu 20. So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng nào sau đây?

A. Đông.

B. Bắc.

C. Nam.

D. Tây.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Phân tích những chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội của người nguyên thủy khi công cụ lao động bằng kim loại được sử dụng phổ biến.

Câu 2 (2,0 điểm).

a) Em hãy cho biết quả Địa Cầu và bản đồ có điểm gì giống nhau và khác nhau.

b) Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên

A. đất sét, gỗ.

B. mai rùa, thẻ tre, gỗ. 

D. gạch nung, đất sét.

C. giấy Pa-pi-rút, đất sét.

Câu 2. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là 

A. kim tự tháp Gi-za. 

B. vườn treo Ba-bi-lon.

C. đấu trường Cô-li-dê.

D. đền Pác-tê-nông.

Câu 3. Người Hi Lạp và La Mã cổ đại làm ra lịch dựa trên sự quan sát chuyển động của

A. Trái Đất quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trời quanh Trái Đất.

C. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.

D. Mặt Trăng quanh Trái Đất.

Câu 4. Cơ quan nào trong bộ máy nhà nước của A-ten có vai trò: bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc?

A. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Viện nguyên lão.

D. Hoàng đế.

Câu 5. Nơi khởi phát của nền văn minh La Mã cổ đại là

A. bán đảo Hi Lạp.

B. đảo Xi-xin.

C. bán đảo I-ta-li-a.

D. đảo Coóc-xơ.

Câu 6. Điều kiện tự nhiên nào có tác động lớn nhất đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã?

A. Có nhiều vịnh, hải cảng.

B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn. 

C. Hệ động, thực vật. 

D. Khí hậu khô nóng. 

Câu 7. Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp thực chất là nhà nước 

A. quân chủ chuyên chế. 

B. chiếm hữu nô lệ.

C. quân chủ lập hiến. 

D. đế chế.

Câu 8. Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương với Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương với Bắc Băng Dương.

D. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

Câu 9. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, vương quốc cổ nào ra đời trên lưu vực sông I-ra-oa-đi?

A. Phù Nam.

B. Kê-đa. 

C. Âu Lạc.

D. Sri Kse-tra.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?

A. Nằm ở vị trí “ngã tư đường” giao thông quốc tế.

B. Địa hình đa dạng.

C. Khí hậu ôn đới.

D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 11. Các vương quốc ở khu vực Đông Nam Á lục địa có ưu thế phát triển về ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Mậu dịch hàng hải.

Câu 12. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc buôn bán với Đông Nam Á chủ yếu qua đường

A. sống. 

B. biển.

C. bộ.

D. sắt.

Câu 13. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?

A. 8.

B. 9.

C. 7.

D. 6.

Câu 14. Hành tinh nào sau đây trong hệ Mặt Trời có sự sống?

A. Trái Đất.

B. Sao Kim.

C. Mặt Trăng.

D. Sao Thủy.

Câu 15. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc

A. 23027’.

B. 56027’.

C. 66033’.

D. 32027’.

Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do

A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.

B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.

C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.

D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 17. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?

A. Khó xác định.

B. Dài nhất.

C. Bằng ban đêm.

D. Ngắn nhất.

Câu 18. Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027’N?

A. Ngày 22/6.

B. Ngày 21/3.

C. Ngày 23/9.

D. Ngày 22/12.

Câu 19. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.

Câu 20. Trên vòng đo độ ở La bàn hướng Tây chỉ

A. 900.

B. 2700.

C. 1800.

D. 3600.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hóa Đông Nam Á như thế nào trong những thế kỉ đầu Công nguyên?

Câu 2 (2,0 điểm). Tục ngữ ta có câu:

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối

- Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên?

- Trong ba thành phố Hà Nội (21001′B), Huế (16024′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10047′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố nào? Tại sao?

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ 

A. V TCN. 

B. VI TCN. 

C. VII TCN. 

D. VIII TCN.

Câu 2. Hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến điều gì về đời sống của người Việt cổ thời Văng Lang – Âu Lạc?

A. Cư dân thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa.

B. Thuyền bè là phương tiện đi lại chủ yếu.

C. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính.

D. Nhà ở phổ biến là nhà sàn làm bằng gỗ…

Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 6 Cánh diều năm 2024 có đáp án (4 đề)

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang? 

A. Kinh tế phát triển, xã hội có sự phân hóa.

B. Nhu cầu đoàn kết để làm thủy lợi.

C. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.

D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.

Câu 4. Ai là người lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh bại quân Tần, lập ra nước Âu Lạc?

A. Hùng Vương.

B. Bà Triệu. 

C. Thục Phán.

D. Hai Bà Trưng.

Câu 5. Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. 

D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về nhà nước Âu Lạc?

A. Chưa có luật pháp và quân đội.

B. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.

C. Hùng Vương đứng đầu đất nước.

D. Đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ).

Câu 7. Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng 

A. sắt. 

B. thiếc. 

C. đồng đỏ. 

D. đồng thau. 

Câu 8. Xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào? 

A. Lạc hầu, địa chủ Hán. 

B. Lạc tướng, hào trưởng người Việt. 

C. Lạc dân, nông dân lệ thuộc. 

D. Địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc.

Câu 9. Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa?

A. Cửa núi.

B. Miệng.

C. Dung nham.

D. Mắc-ma.

Câu 10. Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới là

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Địa Trung Hải.

Câu 11. Nội lực có xu hướng nào sau đây?

A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.

B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.

C. Tạo ra các dạng địa hình mới. 

D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Câu 12. Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc

A. núi thấp.

B. núi già.

C. núi cao.

D. núi trẻ.

Câu 13. Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Bắc.

D. Tây Nguyên.

Câu 14. Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?

A. Bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.

B. Đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.

C. Bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.

D. Đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.

Câu 15. Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?

A. Khí áp và độ ẩm khối khí.

B. Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc.

C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí.

D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc.

Câu 16. Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Áp kế.

B. Nhiệt kế.

C. Vũ kế.

D. Ẩm kế.

Câu 17. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

A. Tây ôn đới. 

B. Gió mùa.

C. Tín phong.

D. Đông cực.

Câu 18. Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho

A. băng hai cực tăng.

B. mực nước biển dâng.

C. sinh vật phong phú.

D. thiên tai bất thường.

Câu 19. Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình nào sau đây?

A. Cột đá, vịnh biển và đầm phá.

B. Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn.  

C. Các cửa sông và bãi bồi ven biển.

D. Các vịnh biển có dạng hàm ếch.

Câu 20. Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu năm 2015 có bao nhiêu quốc gia đồng ý Thảo thuận Pa-ri về cắt giảm lượng phát khí cacbonic?

A. 195.

B. 196.

C. 194.

D. 197.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). 

a. Trình bày chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với người Việt dưới thời Bắc thuộc.

b. Theo em, các triều đại phong kiến phương Bắc chủ trương đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc nhằm mục đích gì?

Câu 2 (3,0 điểm). Tại sao phải sử dụng khoáng sản tiết kiệm và hợp lí? Giải thích vì sao có tên gọi "vành đai lửa Thái Bình Dương"?

Phòng Giáo dục và Đào tạo

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Năm 248, Triệu Thị Trinh và anh trai phất cờ khởi nghĩa ở vùng

A. Mê Linh (Hà Nội).

B. núi Tùng (Thanh Hóa).

C. Hoan Châu (Nghệ An).

D. núi Nưa (Thanh Hóa).

Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến

Mơ ngày về đánh chiếm Long Biên

Nhiều năm kham khổ liên miên

Hỏi ai ngang dọc khắp miền sậy lau?”

A. Triệu Quang Phục.

B. Phùng Hưng.

C. Mai Thúc Loan.

D. Lý Bí.

Câu 3. Bao trùm xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa

A. nông dân người Việt với địa chủ người Hán.

B. quý tộc người Việt và quý tộc người Hán.

C. nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.

D. quý tộc người Việt với chính quyền đô hộ.

Câu 4. Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã

A. học chữ Hán và viết chữ Hán.

B. không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai. 

C. chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.

D. tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên.

Câu 5. Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch chống quân Nam Hán ở 

A. vùng đầm Dạ Trạch. 

B. thành Đại La.

C. cửa biển Bạch Đằng. 

D. cửa sông Tô Lịch.

Câu 6. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là

A. Khai thác hải sản.

B. Thủ công nghiệp. 

C. Chế tác kim hoàn.

D. Nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Vương quốc Chăm-pa?

A. Địa bàn chủ yếu là khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

B. Ra đời sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường.

C. Trong xã hội Chăm-pa, vua là” đấng tối cao”, đứng đầu vương quốc.

D. Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa...).

Câu 8. Khoảng thế kỉ VI, Vương quốc Phù Nam dần suy yếu. Tới thế kỉ VII, Phù Nam bị thôn tính bởi 

A. Chăm-pa. 

B. Ấn Độ.

C. Chân Lạp. 

D. Trung Quốc.

Câu 9. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành

A. Nước.

B. Sấm.

C. Mưa.

D. Mây.

Câu 10. Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?

A. Hơi nước.

B. Nước ngầm.

C. Nước hồ.

D. Nước mưa.

Câu 11. Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Châu Nam Cực.

Câu 12. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 13. Thổ nhưỡng là gì?

A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, hình thành từ quá trình phong hóa.

B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.

D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 14. Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở

A. Đới ôn hòa và đới lạnh.

B. Xích đạo và nhiệt đới.

C. Đới nóng và đới ôn hòa.

B. Đới lạnh và đới nóng.

Câu 15. Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Tây Á.

B. Trung Á.

C. Bắc Á.

D. Đông Á.

Câu 16. Siêu đô thị Bắc Kinh thuộc quốc gia nào dưới đây?

A. Nhật Bản.

B. Trung Quốc.

C. Hàn Quốc.

D. Triều Tiên.

Câu 17. Thiên nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết cho con người không gồm có

A. Ánh sáng.

B. Nguồn nước.

C. Không khí.

D. Nguồn vốn.

Câu 18. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

A. Khối khí lục địa.

B. Khối khí đại dương.

C. Khối khí nguội.

D. Khối khí nóng.

Câu 19. Nhân tố nào sau đây quyết định đến sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất?

A. Gió mùa.

B. Dòng biển.

C. Địa hình.

D. Vĩ độ.

Câu 20. Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra thiên tai?

A. Gia cố nhà cửa.

B. Bảo quản đồ đạc.

C. Sơ tán người.

D. Phòng dịch bệnh.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Công cuộc cải cách đất nước của Khúc Thừa Dụ có nội dung và ý nghĩa như thế nào?

Câu 2 (3,0 điểm).

a) Hãy chứng minh rằng tài nguyên nước ngọt rất quan trọng đối với sinh hoạt và sản xuất của con người.

b) Lấy ví dụ về tác động của con người đã làm cho thiên nhiên thay đổi theo hai chiều hướng tích cực, tiêu cực và khai thác thông minh các nguồn tài nguyên.

Xem thêm đề thi các môn học lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên