Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 6 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)



Bộ Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 Giữa kì 1 năm 2024 của cả ba bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 6 Giữa học kì 1.

Top 10 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Sử&Địa 6 KNTT Xem thử Sử&Địa 6 CTST Xem thử Sử&Địa 6 CD

Chỉ từ 60k mua trọn bộ Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 Giữa kì 1 (cả ba sách) bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử Sử&Địa 6 KNTT Xem thử Sử&Địa 6 CTST Xem thử Sử&Địa 6 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Phân môn Lịch sử mà chúng ta được học là môn học tìm hiểu về

Quảng cáo

A. lịch sử thay đổi của Trái Đất dưới sự tác động của con người.

B. quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người.

C. tất cả những gì đã và đaang xảy ra trong quá khứ và hiện tại.

D. những chuyện cổ tích, truyền thuyết... do người xưa kể lại.

Câu 2. Tư liệu hiện vật là

A. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.

C. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.

D. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.

Câu 3. Những tấm Bia ghi tên Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) thuộc loại tư liệu nào dưới đây?

A. tư liệu truyền miệng.

B. tư liệu chữ viết và truyền miệng.

C. tư liệu hiện vật.

D. tư liệu hiện vật và chữ viết.

Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 6 có đáp án (3 đề) | Kết nối tri thức

Quảng cáo

Câu 4. Một thiên niên kỉ tương ứng với

A. 10 năm.

B. 100 năm.

C. 1000 năm.

D. 10000 năm.

Câu 5. Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng 60 vạn năm trước. 

B. Khoảng 15 vạn năm trước.

C. Khoảng 4 vạn năm trước. 

D. Khoảng 10 vạn năm trước.

Câu 6. Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?

A. Bầy người nguyên thuỷ, công xã thị tộc, bộ lạc.

B. Bầy người nguyên thuỷ, Người tinh khôn.

C. Bầy người nguyên thuỷ, Người tối cổ.

D. Bầy người nguyên thuỷ, công xã thị tộc.

Quảng cáo

Câu 7. Công cụ lao động của Người tối cổ chủ yếu được chế tác từ

A. đá.

B. sắt.

C. chì.

D. đồng thau. 

Câu 8. Công cụ lao động bằng kim loại đã giúp con người thời nguyên thuỷ

A. thu hẹp diện tích đất canh tác để làm nhà ở.

B. sống quây quần gắn bó với nhau.

C. chống lại các cuộc xung đột từ bên ngoài.

D. tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm dư thừa.

Câu 9. Xã hội nguyên thuỷ tan rã là do

A. tư hữu xuất hiện.

B. xã hội chưa phân hoá giàu nghèo.

C. con người có mối quan hệ bình đẳng.

D. công cụ lao động bằng đá được sử dụng phổ biến.

Câu 10. Con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập là

A. sông Ti-grơ. 

B. sông Hằng.

C. Trường Giang. 

D. sông Nin.

Câu 11. Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?

A. Xây dựng vườn treo Ba-bi-lon.

B. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.

C. Ướp xác bằng nhiều loại thảo dược.

D. Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.

Câu 12. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?

A. Nhà Hạ.                                                           

B. Nhà Thương.

C. Nhà Chu.                                                                                   

D. Nhà Tần.

Câu 13. Thiết bị học địa lí nào sau đây thuộc thiết bị điện tử?

A. Bản đồ.

B. Biểu đồ.

C. Tranh, ảnh.

D. GPS.

Câu 14. Người ta chia bản đồ ra làm hai nhóm nào sau đây?

A. Bản đồ địa lí chung và bản đồ địa lí chuyên đề.

B. Bản đồ địa lí thế giới và bản đồ địa lí các khu vực.

C. Bản đồ địa lí giáo khoa và tập bản đồ Atlat địa lí.

D. Bản đồ địa lí chuyên đề và bản đồ địa lí Việt Nam.

Câu 15. Bản đồ nào sau đây là bản đồ có tỉ lệ nhỏ?

A. 1: 100.000.

B. 1: 500.000.

C. 1: 1.000.000.

D. 1: 10.000.

Câu 16. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

A. Hình học.

B. Điểm.

C. Diện tích.   

D. Đường.

Câu 17. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ

A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.

B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.

C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.

D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 18. Lược đồ trí nhớ của hai người về một địa điểm có đặc điểm nào sau đây?

A. Khác nhau hoàn toàn.

B. Giống nhau hoàn toàn.

C. Khó xác định được.

D. Không so sánh được.

Câu 19. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.

B. Hiện tượng mùa trong năm.

C. Ngày đêm nối tiếp nhau.

D. Sự lệch hướng chuyển động.

Câu 20. Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?

A. Vòng cực.

B. Chí tuyến.

C. Xích đạo.   

D. Cực.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Điều kiện tự nhiên có tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ đại?

Câu 2 (2,0 điểm): Kể tên các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời? Ý nghĩa của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Khoa học lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về 

A. sự hình thành và phát triển của Trái Đất.

B. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

C. quá trình sinh trưởng của tất cả các loài động – thực vật trên Trái Đất.

D. quá trình hình thành và phát triển của loài người và xã hội loài người.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?

A. Biết được về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và dân tộc.

B. Biết được quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngành, lĩnh vực.

C. Hiểu được quá trình tiến hoá của tất cả các loài sinh vật trên Trái Đất.

D. Đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho hiện tại.

Câu 3. Tư liệu chữ viết là

A. những hình khắc trên bia đá.

B. những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết… phản ánh về sự kiện lịch sử.

C. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thuỷ.

D. những câu chuyện cổ tích.

Câu 4. Truyền thuyết “Sơn Tinh - Thủy Tinh” cho biết điều gì về lịch sử của dân tộc ta?

A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.

C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

D. Truyền thống làm thuỷ lợi, chống thiên tai.

Câu 5. Âm lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của

A. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trăng quanh Trái Đất.

C. Trái Đất quanh Mặt Trời.

D. Mặt Trời quanh Trái Đất.

Câu 6. Loài người là kết quả của quá trình tiến hoá từ

A. Người tối cổ. 

B. Vượn.

C. Vượn người. 

D. Người tinh khôn.

Câu 7. Trong giai đoạn công xã thị tộc, người nguyên thuỷ đã biết

A. ghè đẽo đá thô sơ để làm công cụ lao động.

B. chế tác công cụ lao động bằng kim loại.

C. chọn những hòn đá vừa tay cầm để làm công cụ.

D. mài đá thành công cụ lao động sắc bén.

Câu 8. Đứng đầu nhà nước cổ đại Ai Cập là

A. tể tướng. 

B. pha-ra-ông.

C. tướng lĩnh.

D. tu sĩ.

Câu 9. Những thành thị đầu tiên của người Ấn được xây dựng ở

A. lưu vực sông Ấn.    

B. lưu vực sông Hằng.

C. miền Đông Bắc Ấn. 

D. miền Nam Ấn.

Câu 10. Tác phẩm nào dưới đây được coi là bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại?

A. Sử thi Ra-ma-ya-na.

B. Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.

C. Truyện cổ tích các loài vật.

D. Nghìn lẻ một đêm.

Câu 11. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?

A. Nhà Thương.

B. Nhà Chu.

C. Nhà Tần. 

D. Nhà Hán.

Câu 12. Công trình phòng ngự nào được nhân dân Trung Quốc xây dựng liên tục từ thế kỉ V TCN cho đến thế kỉ XVI và được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1987?

A. Tử cấm thành.                                                 

B. Vạn lí trường thành.              

C. Ngọ môn.                                                        

D. Lũy Trường Dục.

Câu 13. Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?

A. Địa bàn.

B. Sách, vở.

C. Khí áp kế.

D. Nhiệt kế.

Câu 14. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là

A. kinh tuyến Đông.   

B. kinh tuyến Tây.

C. kinh tuyến 1800.

D. kinh tuyến gốc.

Câu 15. Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng

A. rất nhỏ.

B. nhỏ.

C. trung bình.

D. lớn.

Câu 16. Lược đồ trí nhớ đường đi có đặc điểm nào sau đây?

A. Có hướng di chuyển, thời gian di chuyển và điểm xuất phát, điểm kết thúc.

B. Có điểm đầu, điểm cuối, hướng đi chính và khoảng cách giữa hai điểm.

C. Có điểm đầu, điểm cuối, quãng đường đi và khoảng cách giữa hai điểm.

D. Có điểm xuất phát, hướng di chuyển chính và khoảng cách hai điểm đi.

Câu 17. Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong

A. các mạng xã hội.

B. trí não con người.

C. sách, vở trên lớp.

D. sách điện tử, USB.

Câu 18. Kí hiệu bản đồ có mấy loại?

A. 3.

B. 1.

C. 4.

D. 2.

Câu 19. Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?

A. Diện tích.

B. Điểm.

C. Đường.

D. Hình học.

Câu 20. Loại ảnh nào sau đây được sử dụng để vẽ bản đồ?

A. Ảnh nghệ thuật đường phố.

B. Ảnh chụp một vùng đồi núi.

C. Ảnh vệ tinh, hàng không.

D. Ảnh hàng hải, viễn thông.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

a. Sự xuất hiện của kim loại đã tác động như thế nào đến đời sống kinh tế của con người ở cuối thời nguyên thủy?

b. Nguyên liệu đồng hiện nay còn được sử dụng vào những việc gì? Tại sao các công cụ và vũ khí bằng đồng ngày càng ít được sử dụng trong đời sống?

Câu 2 (2,0 điểm).

a) Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.

b) Tỉ lệ số và tỉ lệ thước khác nhau như thế nào?

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Khoa học lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về

A. quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất.

B. các thiên thể trong vũ trụ.

C. quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người.

D. các loài động vật và thực vật trên Trái Đất.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?

A. Biết được quá trình tiến hoá của muôn loài.

B. Quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngành, lĩnh vực.

C. Đúc kết bài học kinh nghiệm của quá khứ để phục vụ cho hiện tại.

D. Biết được về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và dân tộc.

Câu 3. Tư liệu hiện vật là

A. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.

B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.

C. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.

D. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

Câu 4. Sự tích Trầu cau thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây?

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu truyền miệng.

C. Tư liệu gốc.

D. Tư liệu hiện vật.

Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 6 có đáp án (3 đề) | Chân trời sáng tạo 

Câu 5. Người tối cổ đã xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. Khoảng 5 - 6 triệu năm.                                  

B. Khoảng 4 triệu năm.

C. Khoảng 15 vạn năm.                                       

D. Khoảng 3 triệu năm.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của bộ lạc?

A. Gồm nhiều thị tộc sống cạnh nhau.

B. Đứng đầu bộ là là Tù trưởng.

C. Giữa các thị tộc có mối quan hệ gắn bó.

D. Sống thành từng bầy trong các hang động.

Câu 7. Quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở Bắc Bộ Việt Nam đã trải qua các nền văn hoá khảo cổ nào

A. Phùng Nguyên, Đồng Nai, Sa Huỳnh.

B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.

C. Sa Huỳnh, Đồng Đậu, Gò Mun.

D. Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Gò Mun.

Câu 8. Việc sử dụng công cụ kim loại đã đưa tới nhiều chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người, ngoại trừ việc

A. khai phá được nhiều vùng đất mới.                 

B. xuất hiện nhiều ngành, nghề mới.

C. năng suất lao động tăng lên.                  

D. xuất hiện các gia đình phụ hệ.

Câu 9. Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực

A. sông Nin. 

B. sông Hằng.

C. sông Ấn. 

D. sông Dương Tử.

Câu 10: Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành các quốc gia ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?

A. Có nhiều con sông lớn.

B. Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác.

C. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

D. Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.

Câu 11. Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nên văn minh Ấn Độ là

A. Hoàng Hà và Trường Giang.                           

B. sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.

C. sông Nin và sông Ti-gơ-rơ.                    

D. sông Ấn và sông Hằng.

Câu 12. Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở

A. đồng bằng Hoa Bắc.                              

B. đồng bằng Hoa Nam.

C. lưu vực Trường Giang.                                     

D. lưu vực Hoàng Hà.

Câu 13. Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?

A. Địa bàn.

B. Khí áp kế.

C. Nhiệt kế.

D. Sách, vở.

Câu 14. Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách 100, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến?

A. 18.         

B. 20.          

C. 36.          

D. 30.

Câu 15. Việt Nam có hệ tọa độ (8034’B, 102009’Đ). Nhận định nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Việt Nam?

A. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Tây.

B. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.

C. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Tây.

D. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Đông.

Câu 16. Kinh độ và vĩ độ của một điểm gọi là số độ chỉ khoảng cách từ

A. hướng Bắc đến Nam.

B. cực Bắc xuống cực Nam.

C. Xích đạo đến hai cực.

D. kinh tuyến đến vĩ tuyến.

Câu 17. Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?

A. Tượng hình.

B. Tượng thanh.

C. Chữ.

D. Hình học.

Câu 18. Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là

A. đọc bản chú giải.

B. tìm phương hướng.

C. xem tỉ lệ bản đồ.

D. đọc đường đồng mức.

Câu 19. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

A. Đường.

B. Hình học.         

C. Điểm.

D. Diện tích.

Câu 20. Gió mùa mùa hạ thổi vào Việt Nam theo hướng nào sau đây?

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Đông Nam.

D. Tây Nam.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy xác định các sự kiện dưới đây thuộc thế kỉ nào? Cách thời điểm hiện tại (năm 2021) bao nhiêu năm?

Sự kiện

Thuộc thế kỉ nào?

Cách năm 2021

bao nhiêu năm?

Năm 221 TCN, nhà Tần thống nhất Trung Quốc.



Năm 179 TCN, nước Âu lạc bị sáp nhập vào lãnh thổ Nam Việt.



Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.



Năm 1010, Lý Thái tổ rời đô từ Hoa Lư về Đại La.



Năm 1258, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông cổ của nhà Trần giành thắng lợi.



Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.



Câu 2 (2,0 điểm): Trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1: 6 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội tới thành phố Hải Phòng và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) lần lượt là 1,5 cm và 5 cm, vậy trên thực tế hai thành phố đó cách Thủ đô Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét?

Xem thử Sử&Địa 6 KNTT Xem thử Sử&Địa 6 CTST Xem thử Sử&Địa 6 CD

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên