Đề cương ôn tập Giữa kì 2 KHTN 6 Cánh diều (song song)



Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 KHTN 6 Cánh diều theo chương trình song song với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 6 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Khoa học tự nhiên 6 Giữa kì 2.

Đề cương ôn tập Giữa kì 2 KHTN 6 Cánh diều (song song)

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập KHTN 6 Giữa kì 2 Cánh diều (song song) theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. Giới hạn ôn tập

Kiểm tra giữa học kì II khi kết thúc nội dung:

+ Phân môn Hóa học: Từ bài 8 (Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng) đến bài 10 (Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch).

+ Phân môn Sinh học: Từ bài 18 (Đa dạng nấm) đến bài 21 (Thực hành phân chia các nhóm thực vật).

+ Phân môn Vật lí: Từ bài 28 (Lực ma sát) đến bài 30 (Các dạng năng lượng)

II. Câu hỏi ôn tập

1. Phần trắc nghiệm

a. Phân môn Hóa học

Câu 1: Nhiên liệu tồn tại ở những thể nào?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Khí.

D. Cả 3 thể: rắn, lỏng, khí.

Quảng cáo

Câu 2: Không nên đun bếp than trong phòng kín vì lý do nào sau đây?

A. Than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng.

B. Than cháy tỏa ra nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín

C. Than không cháy được trong phòng kín

D. Giá thành than rất cao.

Câu 3: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.

B. Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.

C. Nhiên liệu rắn gồm than đá, củi, nến, sáp …

D. Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường.

Câu 4: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?

A. Ethanol.

B. Dầu mỏ.

Quảng cáo

C. Khí tự nhiên.

D. Than đá.

Câu 5: Trong các nhiên liệu: than đá, than củi, dầu hỏa, xăng, khí gas, nhiên liệu nào dễ cháy hoàn toàn nhất?

A. Khí gas dễ cháy nhất, vì nó dễ lan tỏa vào không khí khi thoát ra khỏi bình chứa.

B. Xăng dễ cháy nhất vì xăng là chất lỏng.

C. Dầu hỏa dễ cháy nhất vì châm lửa là cháy nhanh.

D. Than củi dễ cháy nhất vì đã được sử dụng rộng rãi từ xa xưa.

Câu 6: Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là

A. nguyên liệu.

B. nhiên liệu.

C. vật liệu.

D. vật liệu hoặc nguyên liệu.

Quảng cáo

Câu 7: Nhiên liệu hóa thạch là

A. nguồn nhiên liệu tái tạo.

B. đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.

C. nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.

D. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.

Câu 8: Việc làm nào sau đây góp phần sử dụng hiệu quả nhiên liệu?

A. Vặn gas thật to khi đun nấu.

B. Tạo các lỗ nhỏ trong viên than tổ ong.

C. Xếp khít củi vào nhau khi nhóm bếp.

D. Không vệ sinh kiềng bếp và mặt bếp gas sau khi đun nấu.

Câu 9: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Sắn.

B. Khoai.

C. Mía.

D. Lúa gạo.

Câu 10: Chất dinh dưỡng nào là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể?

A. Vitamin.

B. Chất đạm.

C. Chất xơ.

D. Chất đường bột.

................................

................................

................................

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

năm 2025

Môn: KHTN 6

Thời gian làm bài: phút

Câu 1: Điều gì xảy ra nếu số lượng nguyên sinh vật có trong chuỗi thức ăn dưới nước bị suy giảm?

A. Các sinh vật khác phát triển mạnh mẽ hơn.

B. Các sinh vật trong cả khu vực đó bị chết do thiếu thức ăn.

C. Có nguồn sinh vật khác phát triển thay thế các nguyên sinh vật.

D. Các sinh vật ăn các nguyên sinh vật giảm đi vì thiếu thức ăn.

Câu 2: Thực vật được chia thành các ngành nào?

A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.

B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.

D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.

Câu 3: Fomaldehyde là một được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, và xốp cách điện… và là một trong các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Khi hít phải sẽ đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Có thể sử dụng thực vật để hấp thụ lượng fomaldehyde trong nhà. Hãy xác định tên loài thực vật có thể hấp thụ fomaldehyde.

A. Cây dương xỉ.

B. Cây xương rồng.

C. Cây lan ý.

D. Cây hồng môn.

Câu 4: San hô là đại diện của ngành động vật không xương sống nào?

A. Ruột khoang.

B. Thân mềm.

C. Chân khớp.

D. Các ngành Giun.

Câu 5: Loài cá nào dưới đây không phải là đại diện của lớp cá sụn?

A. Cá mập.

B. Cá đuối.

C. Cá voi.

D. Cá nhám.

Câu 6: Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (5).

C. (1), (3), (4).

D. (2), (4), (5).

Câu 7: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

A. Tôm, muỗi, lợn, cừu.

B. Bò, châu chấu, sư tử, voi.

C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ.

D. Gấu, mèo, dê, cá heo.

Câu 8: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

A. Nấm hương.

B. Nấm mỡ.

C. Nấm men.

D. Nấm linh chi.

Câu 9: Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus là?

A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.

B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ.

C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

D. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp.

Câu 10: Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ?

A. Nấm men.

B. Nấm mốc.

C. Nấm mộc nhĩ.

D. Nấm độc đỏ.

Câu 11: Loài nào dưới đây không thuộc ngành Thân mềm?

A. Sứa. B. Ốc sên.

C. Mực. D. Hàu.

Câu 12: Đặc điểm của đa số các loài lưỡng cư có độc là gì?

A. Kích thước lớn.

B. Sống ở những nơi khí hậu khắc nghiệt.

C. Cơ thể có gai.

D. Có màu sắc sặc sỡ.

Câu 13: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?

A. Thảo nguyên.

B. Rừng mưa nhiệt đới.

C. Hoang mạc.

D. Rừng ôn đới.

Câu 14: Loài thực vật nào dưới đây thuộc ngành Dương xỉ?

A. Bèo tấm.

B. Kim giao.

C. Bèo vảy ốc.

D. Bao báp.

Câu 15: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

A. Trùng kiết lị.

B. Trùng giày.

C. Trùng sốt rét.

D. Trùng roi.

Câu 16: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?

A. Đun nóng vật.

B. Làm lạnh vật.

C. Chiếu sáng vật.

D. Cho vật chuyển động.

Câu 17: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa

A. động năng thành điện năng.

B. điện năng thành hóa năng.

C. nhiệt năng thành điện năng.

D. điện năng thành động năng.

Câu 18: Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là

A. Jun (J).

B. calo (cal).

C. kilocalo (kcal).

D. kilooat giờ (kWh).

Câu 19: Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách ?

A. Di chuyển nhiên liệu.

B. Tích trữ nhiên liệu.

C. Đốt cháy nhiên liệu.

D. Nấu nhiên liệu.

Câu 20: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?

A. Tảng đá nằm yên trên mặt đất.

B. Tảng đá ở một độ cao so với mặt đất.

C. Con thuyền đang chạy trên mặt nước.

D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống đất.

Câu 21: Năng lượng nào sau đây là năng lượng không tái tạo?

A. Năng lượng sinh khối.

B. Năng lượng địa nhiệt.

C. Năng lượng khí tự nhiên.

D. Năng lượng nước.

Câu 22: Vật nào sau đây không có thế năng hấp dẫn, nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất?

A. Người ở trên câu trượt.

B. Quả táo ở trên cây.

C. Chim bay trên trời.

D. Con ốc sên bò trên đường.

Câu 23: Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo?

A. Bóng đèn điện.

B. Xe máy.

C. Ô tô.

D. Đèn dầu.

Câu 24: Dạng năng lượng được tích trữ trong acquy là

A. động năng.

B. hóa năng.

C. thế năng.

D. quang năng.

Câu 25: Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng khí đốt.

B. Năng lượng gió.

C. Năng lượng thủy triều.

D. Năng lượng Mặt Trời.

Câu 26: Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng biến đổi chủ yếu thành dạng năng lượng nào?

A. năng lượng ánh sáng.

B. nhiệt năng.

C. động năng.

D. hóa năng.

Câu 27: Ở nhà máy nhiệt điện thì

A. động năng chuyển hóa thành điện năng.

B. nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.

C. hóa năng chuyển hóa thành điện năng.

D. quang năng chuyển hóa thành điện năng.

Câu 28: Năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối được gọi là năng lượng tái tạo. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chúng an toàn nhưng khó khai thác.

B. Chúng hầu như không giải phóng các chất gây ô nhiễm không khí.

C. Chúng có thể được thiên nhiên tái tạo trong khoảng thời gian ngắn hoặc được bổ sung liên tục qua các quá trình thiên nhiên.

D. Chúng có thể biến đổi thành điện năng hoặc nhiệt năng.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?

A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.

C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng.

D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng.

Câu 30: Vật liệu nào không phải nhiên liệu?

A. Than đá.

B. Hơi nước.

C. Gas.

D. Khí đốt.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học