Đề thi Ngữ Văn 7 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Đề thi Ngữ Văn 7 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Tuyển chọn 20 ề thi Ngữ văn lớp 7 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ Đề thi Ngữ Văn 7 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7.

Đề thi Ngữ Văn 7 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Tên chủ đề

Nhận biết

(cấp độ 1)

Thông hiểu

(cấp độ 2)

Vận dụng

Tổng cộng

Vận dụng

(cấp độ 3)

Vận dụng cao

(cấp độ 4)



1. Đọc hiểu văn bản:

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh tương đương với văn bản được học trong chương trình, phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh.


Nhận biết các thông tin về văn bản, thể thơ, phương thức biểu đạt...


- Hiểu được ý nghĩa của các văn bản.

- Cảm nhận được ý nghĩa của một số hình ảnh đặc sắc của đoạn văn bản

- Vận dụng được vào việc giải quyết các tình huống trong thực tế.



Số câu: 3

Số điểm: 3,0

Tỉ lệ: 30%




Nhận diện được từ láy, từ ghép, quan hệ từ.

- Xác định từ láy, từ ghép, đại từ có trong văn bản. Phân loại từ ghép và từ láy.




Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%


Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%

Số câu:1

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%


Số câu: 3

Số điểm: 4,0

Tỉ lệ: 40%


2. Tạo lập văn bản




- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn biểu cảm hoàn chỉnh, có sử dụng yếu tố biểu cảm.

Số câu: 1

Số điểm: 6,0

Tỉ lệ: 60%


Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

1

1,0

10

1

2,0

20

1

1,0

10

1

6,0

60

4

10,0

100


Đề thi Ngữ Văn 7 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Xem thêm các Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

En-ri-cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con hãy nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học…Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối vẫn đến trường sau khi đã lao động vất vả suốt ngày…Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải học… Con hãy nghĩ đến tất cả trẻ em trên thế giới gần như cùng một lúc cũng đang đi học…Con hãy tưởng tượng số học sinh đông như kiến của hàng trăm dân tộc khác nhau ấy, cái phong trào cực kì rộng lớn mà họ tham gia và hãy tự nhủ rằng: “Nếu phong trào ấy mà ngừng thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man. Phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới”.

(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1999)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? (0.5 điểm)

Câu 2: Xác định các từ: hăm hở, tươi cười đâu là từ ghép, đâu là từ láy? (0.5 điểm)

Câu 3: Hai câu văn “Nếu phong trào ấy mà ngừng thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man. Phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới”. Từ “phong trào ấy” nói ở trong hai câu văn trên để chỉ gì? (1 điểm)

Câu 4: Theo lời của người bố, En-ri-cô nói riêng và học sinh nói chung phải làm gì? (1 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình.

Câu 2: (5 điểm)

Viết bài văn trình bày cảm nghĩ về loài cây em yêu.

----------HẾT---------

Đề thi Ngữ Văn 7 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Đề thi Ngữ Văn 7 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề)
  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

BÁNH TRÔI NƯỚC

                                                                                                 Thân em vừa trắng lại vừa tròn
                                                                                                 Bảy nổi ba chìm với nước non
                                                                                                Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
                                                                                                Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Câu 1: Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? 

Câu 2: Ai là tác giả của bài thơ?

Câu 3: Bài thơ đã sử dụng những cặp từ trái nghĩa nào?

Câu 4: Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên?

  1. LÀM VĂN (6 điểm) 

Cảm nghĩ về loài hoa em yêu.


----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm)

* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.” 

(Đỗ Đình Tuân)

Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?

A. Nguyễn Trãi.

B. Nhuyễn khuyến.

C. Bà huyện Thanh Quan.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ

B. Hai từ

C. Ba từ

D. Bốn từ

Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Đại từ

Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?

A. Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.

B. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.

C. Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.

D. Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.

Câu 5. (3 điểm) Cho đoạn văn sau:

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?

b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng.

II. Phần tạo lập văn bản (6 điểm)

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vần giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Câu 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...

(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.

c. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 2

Tìm:

a. Một từ láy mô phỏng tiếng động của lá.

b. Một từ láy mô tả hình dáng sự vật.

Câu 3: 

Cảm nghĩ về bài thơ ”Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 1: 

Thế nào là đại từ? Đại từ được chia làm mấy loại?

Câu 2: 

Đặt một câu có sử dụng từ láy và cho biết từ láy đó thuộc loại nào?

II. PHẦN VĂN BẢN

Câu 1: 

Chép tiếp các câu sau để hoàn thành bài thơ Bạn đến chơi nhà và cho biết tác giả của bài thơ là ai?

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

                 ….

Câu 2: 

Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê , Khánh Hoài muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

III. TẬP LÀM VĂN 

Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

Câu 1:

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

                                                                              “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

                                                                               Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

                                                                               Dừng chân đứng lại trời non nước

                                                                              Một mảnh tình riêng, ta với ta.

a. Nêu tên tác giả, tác phẩm của đoạn trích trên.

b. Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?

c. Câu thơ cuối trong đoạn thơ trên có cụm từ “ta với ta”. Một bài thơ khác mà em học trong chương trình Ngữ Văn 7 học kì I cũng có câu thơ dùng cụm từ “ta với ta”. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào? Về ý nghĩa, cụm từ “ta với ta” trong bài thơ đó có gì giống và khác nhau?

dEm hãy viết đoạn văn ngắn 5-7 câu trình bày nội dung của hai câu cuối trong đoạn thơ trên?

Câu 2:

Loài cây em yêu (cây chuối, dừa, mít, ổi,…)


----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. Phần đọc hiểu 

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em…Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

(Ngữ văn 7, tập 1, SGK trang 21)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm chứa đoạn trích là gì?

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu văn sau: “Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi”.

II. Làm văn 

Cho câu ca dao:

Bạn bè là nghĩa trước sau

Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai

Ai cũng có một người bạn để sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống, trong học tập và em cũng thế. Hãy viết một bài văn biểu cảm về một người bạn mà em quý mến.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Câu 1: 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“…Điều quan trọng là, chúng ta sẽ không ngắm cuộc đời trong ánh ban mai tươi sáng, cũng chẳng nhìn nó trong cảnh chiều tà ảm đạm, mà dưới một nhận thức thực tế và tích cực. Ngày nhỏ, khi nước mắt lưng tròng vì bị cha mẹ thầy cô quở phạt, chúng ta đã học bài học đầu tiên để phân biệt đúng sai. Yêu cuộc sống, chúng ta phải học để sinh tồn, để tiếp nhận thực tế với cả thất bại lẫn thành công, cả niềm vui lẫn nỗi buồn…”

(Hạt giống tâm hồn)

a. Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên.

b. Xác định hai từ ghép đẳng lập trong đoạn trên.

c. Còn em, em sẽ yêu cuộc sống bằng cách nào? Hãy viết đoạn văn ngắn 3-4 câu trình bày suy nghĩ của mình.

Câu 2: 

“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người bạn đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời”

Em suy nghĩ thế nào về tình bạn? Hãy viết đoạn văn ngắn từ 6-8 câu câu ý kiến của mình.

Câu 3: 

Mái trường đã để lại trong em bao kỉ niệm của tuổi học trò. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu ấy.


----------HẾT---------


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: “Cổng trường mở ra” thuộc kiểu loại văn bản gì?

A. Nhật dụng.

B. Nghị luận.

C. Thuyết minh.

D. Đa dạng.

Câu 2: Chủ đề của văn bản “Cổng trường mở ra” là gì?

A. Những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con bước vào ngày khai trường đầu tiên.

B. Là tâm trạng háo hức của cậu bé chuẩn bị cho ngày đầu tiên bước vào lớp một.

C. Sự quan tâm của gia đình và xã hội đối với việc học của thế hệ trẻ.

D. Ấn tượng đầu tiên về ngày khai trường của nhân vật người “con”.

Câu 3: Sau khi nghe mẹ nói “Ngày mai đi học, con là cậu học sinh lớp Một rồi”, cậu bé đã hành dộng như thế nào?

A. Chạy đến ôm hôn mẹ và nói: Con cảm ơn mẹ.

B. Hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp đồ chơi.

C. Ngoan ngoãn đi ngủ sớm.

D. Chuẩn bị sách vở gọn gàng cho ngày mai.

Câu 4: Điền đáp án đúng vào chỗ trống trong câu sau:

“Mẹ nghe nói ở Nhật ngày khai trường là....................... của toàn xã hội”.

A. Ngày lễ.

B. Ngày vui.

C. Ngày hội toàn dân.

D. Ngày cả nước đưa con em đến trường.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Kết thúc bài văn, và cũng là kết thúc dòng tâm sự của người mẹ đối với đứa con yêu quý của mình, tác giả viết: “Đi đi con, hãy can đảm lèn, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu, sẽ mở ra”. Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì qua câu nói ấy?

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1. Tác giả của văn bản ''Mẹ tôi" là nhà văn của nước nào?

A. Nhà văn I-ta-li-a (Ý)

B. Nhà văn Tây-Ban-Nha.

C. Nhà văn Ca-na-đa.

D. Nhà văn Áo.

Câu 2: Văn bản "Mẹ tôi" được trích trong tập truyện nào sau đây?

A. Cuộc đời của các chiến binh.

B. Cuốn truyện của người thầy

C. Giữa trường và nhà.

D. Những tấtn lòng cao cả.

Câu 3: Tập truyện “Những tấm lòng cao cd” của nhà văn Ét-môn-đô A-mi-xi được viết dành cho đối tượng nào sau đây?

A. Cho những người mẹ trên toàn thế giới.

B. Những người chiến binh dũng cảm.

C. Cho những bậc làm cha làm mẹ.

D. Truyện dành cho thiếu nhi.

Câu 4: “Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xoá đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”. Theo em, nghĩa của thành ngữ “Vong ân bội nghĩa” chỉ về phẩm chất đạo đức của những người muốn có ân mà không cỏ nghĩa. Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng                                

B. Sai

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Tìm những chi tiết nói lên thái độ tức giận, kiên quyết và nghiêm khắc của người bố trong văn bản “Mẹ tôi”. Hãy lí giải vì sao người bố lại có thái độ như vậy?

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" được liẽt theo phương thức biểu đạt nào là chính:

A. Miêu tả.

B. Miêu tả, biểu cảm.

C. Biểu cảm.

D. Tự sự.

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bế" là ai?

A. Nhân vật người anh.

B. Nhân vật người em.

C. Nhân vật người mẹ.

D. Hai anh em Thành và Thuỷ đều là nhân vật chính.

Câu 3: Hình ảnh hai con búp bê của anh em Thành và Thuỷ luôn đứng cạnh nhau mang ỷ nghĩa tượng trưng cho điều gì?

A. Tình anh em bền chặt không gì có thể chia rẽ.

B. Gia đình là tổ ấm không thế chia lìa.

C. Tình cảm ngây thơ trong sáng của những đứa trẻ.

D. Tuổi thơ bất hạnh của hai anh em Thành, Thuỷ.

Câu 4. Theo em, vì sao Thành, Thuỷ khống thể mang búp bê chia ra?

A. Vì búp bê gắn với gia đình sum họp, đầm ấm.

B. Vì búp bê là kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.

C. Vì búp bê là hình ảnh của anh em ruột thịt.

D. Cả A, B, C đều đúng.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Trình bày những cảm nhận của em sau khi đọc xong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê".

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Chọn đáp án đúng

Câu 1: Chủ đề bài ca dao sau là gì?

"Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy"

A. Nỗi nhớ mẹ nơi quê nhà.

B. Nỗi nhớ và lòng yêu kính ông bà.

C. Ơn nghĩa, công lao cha mẹ.

D. Tình anh em ruột thịt.

Câu 2: Phép tu từ nào được sử dụng trong bài ca dao trên:

A. Liệt kê.

B. Nhân hoá.

C. So sánh.

D. Hoán dụ.

Câu 3: Nghĩa của từ “Hai thân” trong câu được hiểu là:

A. Cùng là ruột thịt.

B. Thân anh, thân em.

C. Thân phụ và thân mẫu (chỉ cha mẹ).

D. Tình huynh thế phụ.

Câu 4: Bài ca dao trên được viết theo thế loại nào?

A. Song thất lục bát.

B. Lục bát.

C. Lục bát biến thể

D. Lục bát cách luật.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu ca dao:

    "Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều".

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

1.TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: “Ngoài ỷ nghĩa than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ỷ nghĩa phản khảng, tố cáo xã hội phong kiến”, nhận định này nói về nội dung, ỷ nghĩa của những bài ca dao thuộc chủ đề nào?

A. Tình cảm gia đình.

B. Tình yêu quê hương, đất nước, con người.

C. Những câu hát than thân.

D. Những câu hát châm biếm.

Câu 2: Theo em, những câu hát than thân thuộc kiểu văn bản gì?

A. Văn bản tự sự

B. Văn bản miêu tả.

C. Văn bản biểu cảm.

D. Văn bản tự sự, biểu cảm.

Câu 3: Điền từ đúng vào bài ca dao sau:

“Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi... vào đâu”.

A. Biết tấp.

B. Biết trôi.

C. Biết chảy.

D. Trôi nổi.

Câu 4: Nghĩa của thành ngữ “Gió dập sóng dồi” được hiểu là:

A. Gió to, sóng lớn dồn dập xô đẩy.

B. Gió to, tạo những con sóng to.

C. Gió tạo ra sóng dồn dập.

D. Cuộc đời chìm nổi

2. TỰ LUẬN (8 điểm)

Hãy nêu những đặc điếm chung về nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao than thân.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

1. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Chọn đáp án đúng

Câu 1: "Bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam) được xem là tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc viết bằng thơ ra đời ở thê kỉ XI. Nhận định này đúng hay sai?

A. Sai.                                 

B. Đúng.

Câu 2: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được viết bằng thể thơ gì?

A. Thất ngôn tứ tuyệt.

B. Ngũ ngôn tứ tuyệt.

C. Thất ngôn bát cú.

D. Thất ngôn Đường thi.

Câu 3: Nguyên văn bài thơ “Nam quốc sơn hà” được biết bằng

A. Chữ Hán.

B. Chữ Nôm.

C. Chữ Quốc ngữ.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 4: Thông thường một bài thơ tứ tuyệt có cách hiệp vần nào là phổ biến.

A. Hiệp vần chân.

B. Hiệp vần lưng,

C. Hiệp vần ôm.

D. Hiệp vần gián cách.

2. TỰ LUẬN (8 điểm)

Vì sao nói bài thơ “Nam quốc sơn hà" được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

I. TRẮCNGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: Những thế loại văn bản nào sau đây thuộc kiểu văn bản biểu cảm:

A. Kịch, tiểu thuyết.

B. Thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút.,

C. Truyện ngắn, truyện dài.

D. Tiểu thuyết và truyện ngắn.

Câu 2: Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng những biện pháp nào để khơi gợi tình cảm?

A. Biện pháp miêu tả.

B. Biện pháp tự sự.

C. Biện pháp thuyết minh.

D. Biện pháp miêu tả và tự sự.

Câu 3: Thế nào là một văn bản biếu cảm:

A. Kế lại một câu chuyện cảm động.

B. Thế hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ.

C. Bàn luận về một hiện tượng trong đời sống.

D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc.

Câu 4: “Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn như yêu thương con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác...”. Nhận định này đúng hay sai?

A. Sai

B. Đúng

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn đáp án đúng

Câu 1: Tác giả của bài thơ “Bánh trôi nước” là ai?

A. Hồ Xuân Hương.

B. Đoàn Thị Điểm.

C. Bà Huyện Thanh Quan.

D. Nguyễn Khuyên

Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng với tài thơ cùa nữ sĩ Hô Xuân Hương?

A. Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.

B. Hồ Xuân Hương là người đa tình nhưng hẩm hiu đường duyên phận

C. Hồ Xuân Hương là nữ sĩ đầu tiên của thơ ca trung đại.

D. Thơ Hồ Xuân Hương thường bênh vực quyền sống của người phụ nữ.

Câu 3: Hình thức mở đầu “Thân em” trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương giống với hình thức mở dầu của những câu hát ca dao dân ca nào đã học?

A. Những câu hát châm biếm.

B. Những câu hát về tình cảm gia đình.

C. Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người.

D. Những câu hát than thân.

Câu 4: Nhan đề ''Bảnh trôi nước" gắn với một tục lệ nào ở miền Bắc nước taĩ

A. Tục lệ cưới hỏi

B. Tục lệ cúng bánh trôi.

C. Tục lệ ma chay.

D. Tục lệ dâng lễ cho thần linh.

II. TỰ LUẬN

Chép lại và phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 17)

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Chọn đáp án đúng

Câu 1: Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) ra dời trong hoàn cảnh nào?

A. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).

B. Khi Bác bị Tưởng Giới Thạch bắt giam (1942-1943).

C. Khi quân và dân ta đánh thắng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (7/5/1954).

D. Khi Bác Hồ được Tưởng Giới Thạch trả tự do (1943).

Câu 2: Bản dịch thơ “Rằm tháng giêng” trong sách giảo khoa Ngữ văn lớp 7, tập 1 là của dịch giả nào?

A. Xuân Thuỷ.

C. Trần Trọng San.

B. Phạm Sĩ Vĩ.

D. Tương Như.

Câu 3: Bản dịch thơ “Rằm tháng giêng” được dịch theo thể loại nào?

A. Thất ngôn.

B. Song thất lục bát.

C. Lục bát. 

D. Lục ngôn.

Câu 4: Khi đọc hiểu những văn bản dịch thơ từ tiếng Hán, ta cần chú ý đến đặc điểm cơ bản nào sau đây?

A. Chỉ đọc, hiểu trên cơ sở phiên âm của bài thơ.

B. Chỉ yêu cầu bám sát vào bản dịch thơ là đủ.

C. Căn cứ vào phần dịch nghĩa để hiểu dịch thơ.

D. Căn cứ, bám sát bản dịch thơ, nhưng phải đối chiếu, so sánh với phiên âm và dịch nghĩa.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Đọc hai câu thơ:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Có ý kiến cho rằng: Hai câu thơ trên có sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

Câu 1:Chép lại bài ca dao số 1 nói về tình cảm gia đình (công lao của cha mẹ). (1 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan? (1 điểm)

Câu 3: Từ ghép Hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân, phát thanh, tân binh vào nhóm thích hợp:

a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

Câu 4: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:

- Chân cứng đá …

- Chạy sấp chạy …

- Mắt nhắm mắt …

- Gà nhà …. Ngõ

Câu 5: Phát biểu cảm nghĩa của em về người mà em yêu quý nhất.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 19)

Câu 1 (1,0 điểm) 

 Hãy kể tên hai bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 (Học kì I) và nêu tên tác giả.

Câu 2 (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“cục…cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.”             

a. Cho biết đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

b. Nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên?

Câu 3: (2.0 điểm)

Nêu khái niệm và nghĩa của thành ngữ? Xác định và giải thích nghĩa của thành ngữ trong các câu sau đây:

Chốc đà mười mấy năm trời

Còn ra khi đã da mồi tóc sương

(Nguyễn Du)

Câu 4: (5.0 điểm)

Ngôi trường – nơi đã gắn bó với em biết bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò, hãy viết bài văn biểu cảm về mái trường mến yêu của em.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 20)

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ như thế nào?

A. Là thể thơ không giới hạn số câu trong bài thơ, nhưng mỗi câu bắt buộc phải có 7 chữ

B. Là thể thơ có từ thời nhà Đường, bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở chữ cuối trong các câu 1,2,4,6,8

C. Là thể thơ mà trong mỗi bài thơ có tám câu, mỗi câu 7 chữ, có thể theo luật hoặc không

D. Là thể thơ cần tuân theo luật bằng trắc nhất định

Câu 2. Thái độ của Hồ Xuân Hương qua bài Bánh trôi nước là gì?

A. Trân trọng vẻ đẹp, ngợi ca phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam xưa.

B. Lên án xã hội bất công với người phụ nữ

C. Cảm thông sâu sắc cho số phận chìm nổi, đồng thời trân trọng vẻ đẹp, ca ngợi phẩm chất trong trắng, son sắt của người phu nữ.

D. Cảm thông cho số phận bất hạnh, chìm nổi mất tự do của người phụ nữ.

Câu 3. Hai bài thơ Cảnh khuyaRằm tháng giêng thể hiện điều gì trong tâm hồn Bác?

A. Lòng yêu nước thương dân sâu sắc, nhất là các chiến sĩ

B. Tinh thần vượt khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng

C. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước thiết tha và phong thái chiến sĩ của Bác.

D. Tình yêu thiên nhiên và lối sống hòa nhập với thiên nhiên

Câu 4. Vì sao trong ca dao, dân ca thường dùng các hình ảnh núi non, trời biển, nước trong nguồn,… để so sánh công lao của cha mẹ đối với con cái?

A. Vì những hình ảnh này gần gũi với đời sống con người

B. Vì những hình ảnh này đẹp và có giá trị biểu cảm cao

C. Vì dùng những hình ảnh này làm cho các bài ca dao dễ thuộc, dễ nhớ

D. Vì đây là những hình ảnh chỉ sự vật hiện tượng to lớn, vĩ đại, vĩnh hằng; chỉ có những hình ảnh đó mới diễn tả được ông lao của cha mẹ.

Câu 5. Điền từ vào chỗ trống: Cô giáo …….khuyên nhủ tôi

A. Nhè nhẹ

B. Nhẹ nhõm

C. Nhẹ nhàng

D. Nhẹ tay

Câu 6. Lối chơi chữ trong câu Cô xuân đi chợ ha, mua cá thu về, chợ hãy còn đông?

A. Dùng lối nói lái

B. Dùng lối nói đồng âm

C. Dùng cặp từ trái nghĩa

D. Dùng từ cùng trường nghĩa

Câu 7. Thành ngữ nào sau đây có nghĩa “phải thường xuyên ôn luyện, rèn giũa thì mới nắm chắc được kiến thức và thành thạo trong công việc”?

A. Tận tâm, tận lực

B. Trí dũng song toàn

C. Văn ôn võ luyện

D. Tâm đầu ý hợp

Câu 8. Dòng nào sau đây ghi đúng các bước tạo lập văn bản?

A. Định hướng và xây dựng bố cục

B. Định hướng, xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn văn hoàn chỉnh, kiểm tra văn bản vừa tạo lập

C. Xây dựng bố cục, định hướng, kiểm tra, diễn đạt thành câu, đoạn

D. Xây dựng bố cục và diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh

II. Tự luận

Câu 1: (3.0 điểm)

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

a. Xác định điệp ngữ và dạng điệp ngữ sử dụng trong hai câu thơ trên

b. Viết đoạn văn 5-7 câu nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác

Câu 2: (5.0 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ về một người mà em yêu quý. 


----------HẾT---------

Xem thêm bộ Đề thi Ngữ Văn 7 năm học 2024 - 2025 chọn lọc khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển tập Đề thi các môn học lớp 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên