Top 8 Đề kiểm tra Toán 8 Chương 1 Hình học có đáp án, cực hay
Top 8 Đề kiểm tra Toán 8 Chương 1 Hình học có đáp án, cực hay
Để học tốt Toán lớp 8, phần dưới đây liệt kê Top 8 Đề kiểm tra Toán 8 Chương 1 Hình học có đáp án, cực hay. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Toán 8.
Đề kiểm tra 15 phút
Đề kiểm tra 45 phút (Trắc nghiệm + Tự luận)
Đề kiểm tra 15 phút Toán 8 Chương 1 Hình học
Thời gian làm bài: 45 phút
Bài 1 Cho tam giác ABC, hai trung tuyến BM, CN cắt nhau tại G. Gọi E, F lầ lượt là trung điểm của GB và GC.
a) Chứng minh tứ giác MNEF là hình bình hành
b) Lấy I, J thuộc tia đối của MG và NG sao cho MI = MG và NI = NG. Chứng minh tứ giác BCIJ là hình bình hành.
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1
a) Ta có MN là đường trung bình của ΔABC
⇒ MN // BC và MN = BC/2
Tương tự EF là đường trung bình của ΔBGC nên EF // BC và EF = BC/2
Do đó MN // EF và MN = EF.
Vậy MNEF là hình bình hành (hai cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau)
b) Ta có G là trong tâm của ΔABC nên GN = GC/2
Mà GN = JN (gt) ⇒ GJ = GC.
Tương tự ta có GI = GB
Vậy tứ giác BJIC là hình bình hành (hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường).
Đề kiểm tra 45 phút Toán 8 Chương 1 Hình học
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Chọn kết quả đúng:
Trong tứ giác MNPQ có: ∠M + ∠N + ∠P + ∠Q =?
A. 90o B. 180o C. 360o D. 540o
Câu 2: Cho hình thang ABCD (AB // CD), biết độ dài hai đáy AB = 10cm và CD = 22cm. Gọi H, K lần lượt là trung điểm của AD và BC. Độ dài đoạn thẳng HK là:
A. 16cm B. 8cm C. 11cm D. 32cm
Câu 3: Chọn câu có khẳng định sai:
A. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
B. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
C. Hình thang là một hình bình hành.
D. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
Câu 4: Chọn câu có khẳng định đúng.
A. Trong tam giác cân, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
B. Trong tam giác vuông, đường cao ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
C. Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng 1/3 cạnh huyền.
D. Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng 1/2 cạnh huyền.
Câu 5: Cho ΔABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi K và M lần lượt là hình chiếu của H trên AB và AC. Gọi N là trung điểm của CH. Số đo góc ∠KMN là:
A. 30o B. 60o C. 90o D. 120o
Câu 6: Cho hình thoi ABCD có ∠A = 60o . Trên cạnh AD lấy điểm H và trên cạnh CD lấy điểm K sao cho AH = DK. Số đo góc ∠HBK là:
A. 30o B. 60o C. 45o D. 90o
Phần tự luận (7 điểm)
Bài 1: (3 điểm) Cho hình thoi ABCD có O là giao điểm hai đường chéo. Gọi I là trung điểm cạnh BC và E là điểm đối xứng với O qua I.
a) Tứ giác OBEC là hình gì? Tại sao?
b) Chứng tỏ E đối xứng với A qua trung điểm J của đoạn OB.
Bài 2: (4 điểm) Cho tm giác ABC vuông tại A ( AB < AC). Gọi I là trung điểm của BC. Qua I vẽ IM ⊥ AB tại M, và IN ⊥ AC tại N.
a) Chứng minh AMIN là hình chữ nhật.
b) Gọi D là điểm đối xứng của I qua N. Chứng minh ADCI là hình thoi.
c) Đường thẳng BN cắt DC tại K. Chứng minh:
Đáp án và Hướng dẫn giải
Câu 1: C | Câu 2: A | Câu 3: C |
Câu 4: D | Câu 5: C | Câu 6: B |
Phần tự luận (7 điểm)
Bài 1
a) Ta có IB = IC (gt), IO = IE (tính chất đối xứng)
⇒ OBEC là hình bình hành.
Lại có ∠BOC = 90o (tính chất hai đường chéo hình thoi).
Do đó OBEC là hình chữ nhật.
b)Ta có OA = OC (tính chất đường chéo hình thoi)
Mà OC = BE và OC // BE (cmt) nên OA = BE và OA // BE.
Do đó ABEO là hình bình hành
Ta có J là trung điểm của OB nên đường chéo thứ hai AI phải qua J và JA = JE.
⇒ E đối xứng với A qua trung điểm J của đoạn OB.
Bài 2
a) Xét tứ giác ANIM có:
(AMI) = 90o
(ANI) = 90o
(MAN) = 90o
⇒ Tứ giác ANIM là hình chữ nhật (có ba góc vuông)
b) I là trung điểm của BC nên AI là đường trung tuyến của tam giác vuông ABC
⇒ AI = IC = BC/2. (1)
Do đó ΔAIC cân có IN là đường cao nên đồng thời là trung tuyến hay NA = NC (2)
lại có NI = NI (tính chất đối xứng) (3)
Từ (1), (2), (3) ⇒ ADIC là hình thoi.
c) Kẻ qua I đường thẳng song song với BK cắt CD tai E.
Ta có: I là trung điểm của BC; IE // BK
⇒ E là trung điểm của CK hay EK = EC (1)
Mặt khác N là trung điểm của ID và NK // IE ( IE // BK)
⇒ K là trung điểm của DE hay EK = DK (2)
Xem thêm các đề kiểm tra, Đề thi Toán 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Tổng hợp Bộ đề thi Toán lớp 8 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 có đáp án của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi môn Toán của các trường THCS trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều