Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 12 Học kì 1 có đáp án (3 đề)
Phần dưới là Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 12 Học kì 1 có đáp án (3 đề), cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học 12.
Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 12 Học kì 1 có đáp án (3 đề)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Cuối kì 1 Sinh 12 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 1
Môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 1)
Câu 1 : Opêron Lac ở E.coli không bao gồm thành phần nào dưới đây?
a. Gen điều hòa
b. Vùng vận hành
c. Vùng khởi động
d. Gen cấu trúc
Câu 2 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động Opêron Lac ở E.coli, gen điều hòa tạo ra sản phẩm nào sau đây?
a. Prôtêin ức chế
b. Lactôzơ
c. Enzim phân giải lactôzơ
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 3 : Trong điều hòa hoạt động của Opêron Lac ở E.coli, prôtêin ức chế được tổng hợp
a. chỉ khi môi trường không có lactôzơ.
b. cả khi môi trường có lactôzơ hoặc không có lactôzơ.
c. chỉ khi môi trường có lactôzơ.
d. chỉ khi gen cấu trúc hoạt động.
Câu 4 : Trong cơ chế hoạt động của Opêron Lac, thành phần nào có khả năng làm bất hoạt prôtêin ức chế?
a. Gen cấu trúc
b. Gen điều hòa
c. Lactôzơ
d. ARN pôlimeraza
Câu 5 : Trong hoạt động của Opêron Lac, để ngăn cản quá trình phiên mã, prôtêin ức chế sẽ liên kết với
a. vùng khởi động.
b. vùng vận hành.
c. gen điều hòa.
d. gen cấu trúc.
Câu 6 : Hiện tượng nào dưới đây xảy ra trong cơ chế điều hòa hoạt động của Opêron Lac khi môi trường không có lactôzơ?
a. ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi động của gen cấu trúc và tiến hành dịch mã
b. Gen điều hòa bị ức chế, không hoạt động
c. Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành để ức chế phiên mã ở gen cấu trúc
d. Enzim phân giải lactôzơ được tổng hợp
Câu 7 : Các thành phần của Opêron Lac ở E.coli sắp xếp theo chiều từ trái sang phải như sau:
a. Vùng vận hành – gen cấu trúc – vùng điều hòa
b. Vùng khởi động – vùng vận hành – gen cấu trúc.
c. Vùng vận hành – vùng khởi động – gen cấu trúc.
d. Gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – gen cấu trúc.
Câu 8 : Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở giai đoạn nào?
a. Giai đoạn sau dịch mã
b. Giai đoạn dịch mã
c. Giai đoạn phiên mã
d. Giai đoạn tái bản
Câu 9 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Opêron Lac ở E.coli, thành phần nào có vai trò như chất cảm ứng?
a. Vùng khởi động
b. Prôtêin ức chế
c. Lactôzơ
d. ARN pôlimeraza
Câu 10 : Trong Opêron Lac, vùng khởi động được kí hiệu là gì?
a. Z
b. O
c. R
d. P
Đáp án và hướng dẫn làm bài
Câu 1 : Đáp án a
Gen điều hòa
Câu 2 : Đáp án a
Prôtêin ức chế
Câu 3 : Đáp án b
cả khi môi trường có lactôzơ hoặc không có lactôzơ.
Câu 4 : Đáp án c
Lactôzơ
Câu 5 : Đáp án b
vùng vận hành.
Câu 6 : Đáp án c
Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành để ức chế phiên mã ở gen cấu trúc
Câu 7 : Đáp án b
Vùng khởi động – vùng vận hành – gen cấu trúc.
Câu 8 : Đáp án c
Giai đoạn phiên mã (kiểm soát việc tổng hợp mARN)
Câu 9 : Đáp án c
Lactôzơ
Câu 10 : Đáp án d
P (Promoter)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 1
Môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 2)
Câu 1 : Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, ở cấp độ xoắn nào, NST có đường kính 11 nm?
a. Sợi cơ bản
b. Sợi chất nhiễm sắc
c. Sợi siêu xoắn
d. Crômatit
Câu 2 : Trong cấu tạo của NST, mỗi nuclêôxôm có bao nhiêu phân tử prôtêin histôn?
a. 8
b. 4
c. 2
d. 6
Câu 3 : Mỗi tế bào sinh dưỡng ở người bình thường có bao nhiêu NST?
a. 23
b. 48
c. 46
d. 24
Câu 4 : Trong các cấp độ xoắn dưới đây của NST ở sinh vật nhân thực, cấp độ nào có đường kính lớn nhất?
a. Sợi chất nhiễm sắc
b. Sợi siêu xoắn
c. Sợi cơ bản
d. Crômatit
Câu 5 : Dạng đột biến nào dưới đây thường gây chết đối với thể đột biến?
a. Đảo đoạn NST
b. Mất đoạn NST
c. Lặp đoạn NST
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 6 : Ở lúa đại mạch, hoạt tính của enzim amilaza được tăng cường nhờ dạng đột biến nào sau đây?
a. Đảo đoạn NST
b. Mất đoạn NST
c. Lặp đoạn NST
d. Chuyển đoạn NST
Câu 7 : Nhóm nào dưới đây gồm những đột biến không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên NST?
a. Mất đoạn NST và lặp đoạn NST
b. Đảo đoạn NST và mất đoạn NST
c. Chuyển đoạn trên cùng một NST và đảo đoạn NST
d. Lặp đoạn NST và chuyển đoạn NST
Câu 8 : Dạng đột biến nào dưới đây được ứng dụng để làm giảm khả năng sinh sản của những côn trùng gây hại trên đồng ruộng?
a. Chuyển đoạn NST
b. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
c. Lặp đoạn NST
d. Đảo đoạn NST
Câu 9 : Một NST ban đầu có trình tự gen là: ABCDEFGH. Sau đột biến, NST có trình tự gen là: ABCDECDEFGH. Hỏi dạng đột biến nào sau đây có thể đã xảy ra?
a. Mất đoạn NST
b. Chuyển đoạn trên cùng một NST
c. Đảo đoạn NST
d. Lặp đoạn NST
Câu 10 : Đột biến cấu trúc NST có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Tác động của virut
c. Tác động của hóa chất độc hại
d. Ảnh hưởng của tia phóng xạ
Đáp án và hướng dẫn làm bài
Câu 1 : Đáp án a
Sợi cơ bản
Câu 2 : Đáp án a. 8
Câu 3 : Đáp án c. 46
Câu 4 : Đáp án d
Crômatit (đường kính 700 nm)
Câu 5 : Đáp án b
Mất đoạn NST (vì nó vừa làm giảm số lượng gen, vừa làm mất cân bằng hệ gen của sinh vật)
Câu 6 : Đáp án c
Lặp đoạn NST
Câu 7 : Đáp án c
Chuyển đoạn trên cùng một NST và đảo đoạn NST (xảy ra trong phạm vi 1 NST nên không làm thay đổi số lượng, thành phần gen)
Câu 8 : Đáp án a
Chuyển đoạn NST
Câu 9 : Đáp án d
Lặp đoạn NST
Câu 10 : Đáp án a
Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 1
Môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 3)
Câu 1 : Biết các gen trội lặn hoàn toàn và liên kết gen hoàn toàn, phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau là 1 : 1 ?
a. AB/ab x AB/ab
b. Ab/ab x aB/aB
c. Ab/aB x Ab/aB
d. aB/aB x Ab/Ab
Câu 2 : Trên một NST thường xét 2 gen, mỗi gen có 3 alen. Hỏi quần thể lưỡng bội có tối đa bao nhiêu kiểu gen về các gen đang xét?
a. 50
b. 38
c. 21
d. 45
Câu 3 : Một tế bào sinh tinh mang kiểu gen AB/abDd có thể cho tối đa bao nhiêu loại giao tử (biết rằng các gen liên kết hoàn toàn)?
a. 8
b. 2
c. 4
d. 6
Câu 4 : Cho phép lai: AB/ab XA Xa x Ab/ab XAY. Biết rằng hoán vị gen xảy ra với tần số 20%. Hãy tính tỉ lệ kiểu gen Ab/ab XaY ở đời con.
a. 8,25%
b. 6,25%
c. 12,5%
d. 3,75%
Câu 5 : Khi nói về liên kết gen, điều nào sau đây là đúng?
a. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp
b. Giúp tạo ra những kiểu hình mới khác bố mẹ
c. Xảy ra ở những gen nằm trên các NST khác nhau
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 6 : Biết các gen liên kết hoàn toàn và trội lặn hoàn toàn, phép lai nào dưới đây có tỉ lệ phân li kiểu gen trùng với tỉ lệ phân li kiểu hình?
a. AB/ab x AB/ab
b. Ab/aB x Ab/ab
c. Ab/ab x aB/aB
d. Ab/ab x aB/ab
Câu 7 : Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây dị hợp tử về cả hai cặp gen lai phân tích, đời con thu được tỉ lệ cây thân cao, quả vàng là 35%. Hãy xác định kiểu gen và tần số hoán vị gen của cây dị hợp tử ban đầu.
a. AB/ab – 40%
b. AB/ab – 35%
c. AB/ab – 30%
d. Ab/aB – 30%
Câu 8 : Hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở
a. kì giữa của nguyên phân.
b. kì đầu của giảm phân 2.
c. kì đầu của giảm phân 1.
d. kì đầu của nguyên phân.
Câu 9 : Ở kiểu gen nào dưới đây, hoán vị gen không làm thay đổi thành phần kiểu gen ở đời con?
a. Ab/ab
b. AB/ab
c. Ab/aB
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 10 : Ở ruồi giấm, hoán vị gen
a. không xảy ra ở cả hai giới.
b. xảy ra ở cả hai giới.
c. chỉ xảy ra ở giống đực.
d. chỉ xảy ra ở giống cái.
Đáp án và hướng dẫn làm bài
Câu 1 : Đáp án b
Ab/ab x aB/aB
Câu 2 : Đáp án d
45 (=(3.3(3.3+1))/2)
Câu 3 : Đáp án b
2 (đối với cơ thể dị hợp nếu không có hoán vị gen thì 1 tế bào sinh tinh chỉ tạo ra 2 loại giao tử (mỗi loại gồm 2 tinh trùng có cùng kiểu gen))
Câu 4 : Đáp án b
6,25% (%Ab/ab XaY = %Ab/ab.% XaY = (40%ab.50%Ab +10%Ab.50%ab).25% XaY = 6,25%)
Câu 5 : Đáp án a
Làm hạn chế các biến dị tổ hợp (do các gen trên cùng 1 NST luôn di truyền cùng nhau)
Câu 6 : Đáp án c
Ab/ab x aB/aB (1Ab/aB (trội – trội) : 1 aB/ab (lặn – trội))
Câu 7 : Đáp án d
Ab/aB – 30% (lai phân tích là lai với cây mang kiểu gen đồng hợp lặn: ab/ab chứng tỏ đời con luôn mang 1 một giao tử ab. Do đó, cây thân cao, quả vàng sẽ có kiểu gen Ab/ab. Ta lại có %Ab/ab = 35% = 35%(Ab).100%(ab). 35%>25% nên giao tử Ab được tạo ra do liên kết gen hoàn toàn. Vậy kiểu gen của cây dị hợp tử ban đầu là Ab/aB và hoán vị gen đã xảy ra với tần số: (50% - 35%).2=30%
Câu 8 : Đáp án c
kì đầu của giảm phân 1.
Câu 9 : Đáp án a
Ab/ab (vì kiểu gen này gồm 1 cặp gen dị hợp (A, a) và một cặp gen đồng hợp (bb) nên nếu hoán đổi vị trí xảy ra ở cặp A, a thì khi kết cặp với hai alen giống hệt nhau (b, b) cũng cho kết quả như liên kết gen hoàn toàn. Ngược lại, nếu hoán đổi vị trí xảy ra ở cặp b, b kết quả cũng tương tự (vì 2 alen này giống hệt nhau))
Câu 10 : Đáp án d
chỉ xảy ra ở giống cái.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 1
Môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 4)
Câu 1 : Mỗi gen mã hóa prôtêin được cấu tạo gồm mấy vùng trình tự nuclêôtit?
a. 4
b. 2
c. 5
d. 3
Câu 2 : Khi nói về vùng điều hòa của gen cấu trúc, phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Chứa các đoạn intron và êxôn
b. Nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen
c. Mang thông tin mã hóa axit amin
d. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã
Câu 3 : Có bao nhiêu bộ bã không mã hóa axit amin?
a. 4
b. 3
c. 2
d. 1
Câu 4 : Tính phổ biến của mã di truyền thể hiện ở điều nào sau đây?
a. Hầu hết các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền
b. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
c. Mỗi axit amin có thể được mã hóa bởi một hay nhiều bộ ba
d. Mã di truyền là mã bộ ba
Câu 5 : Mạch bổ sung của một gen có đoạn trình tự: 5’…AGGXXAT…3’. Mạch khuôn của gen này sẽ có đoạn trình tự tương ứng là:
a. . 3’…TGXGGTA…5’
b. . 3’…TXXGATA…5’
c. 3’…TXTGGTA…5’
d. . 3’…TXXGGTA…5’
Câu 6 : Ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu bộ ba trên mARN mã hóa axit amin mêtiônin?
a. 2
b. 1
c. 3
d. 4
Câu 7 : Một phân tử ADN tái bản liên tiếp 3 lần sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN con?
a. 12
b. 3
c. 8
d. 6
Câu 8 : Một phân tử ADN mạch kép có 2000 nuclêôtit. Số nuclêôtit loại A gấp ba lần số nuclêôtit loại X. Hỏi sau hai lần nhân đôi liên tiếp, có tất cả bao nhiêu liên kết H bị phá vỡ?
a. 6750
b. 8250
c. 7750
d. 5650
Câu 9 : Loại nuclêôtit nào dưới đây không có trong cấu tạo của ADN?
a. U
b. A
c. X
d. G
Câu 10 : Từ G và X có thể tạo ra được bao nhiêu bộ ba mã hóa axit amin?
a. 6
b. 8
c. 7
d. 9
Đáp án và hướng dẫn làm bài
Câu 1 : Đáp án d
3 (vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc)
Câu 2 : Đáp án b
Nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen
Câu 3 : Đáp án b
3 (UAA, UAG, UGA)
Câu 4 : Đáp án a
Hầu hết các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền
Câu 5 : Đáp án d
3’…TXXGGTA…5’ (Dựa vào nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X)
Câu 6 : Đáp án b. 1 (AUG)
Câu 7 : Đáp án c
8 (gọi n là số lần tái bản thì số ADN con tạo ra sau n lần tái bản là: 2^n = 2^3=8)
Câu 8 : Đáp án a. 6750
Gọi N là tổng số nuclêôtit của gen thì A + X = 3X + X = 50%N = 50%.2000 = 1000 suy ra X = 250 và A = 750. Vậy số liên kết H trong ADN là 2A +3X = 2250
Khi ADN nhân đôi liên tiếp 2 lần thì nếu gọi H là số liên kết H trong ADN, tổng số liên kết H bị phá vỡ qua quá trình trên là: H.(2^2-1) = 2250.3 = 6750
Câu 9 : Đáp án a
U (loại nu này chỉ có ở ARN)
Câu 10 : Đáp án b
8 (mỗi bộ ba có 3 vị trí, mỗi vị trí có 2 cách chọn nên có tất cả 2.2.2=8 bộ ba có thể được tạo thành)
Xem thêm các đề thi môn Sinh học 12 chọn lọc, cực hay khác:
- Đề kiểm tra, đề thi Sinh học 12 Giữa kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Sinh học 12 Học kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 có đáp án (Lần 3 - 8 đề)
- Đề thi Sinh học 12 Giữa kì 2 có đáp án (8 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 có đáp án (Lần 4 - 8 đề)
- Đề thi Sinh học 12 Học kì 2 có đáp án (8 đề)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều