Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 có đáp án (Lần 4 - 8 đề)



Để ôn luyện và làm tốt các bài kiểm tra Sinh học 12, dưới đây là các Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 (Lần 4). Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem Đề kiểm tra để tham khảo các Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 (Lần 4) có đáp án và thang điểm.

Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 có đáp án (Lần 4 - 8 đề)

Đề kiểm tra 15 phút (Trắc nghiệm)

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 (Trắc nghiệm)

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

Câu 1: Sự tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng Canada theo chu kỳ là:

A. Số lượng mèo rừng tăng ⇒ số lượng thỏ tăng theo.

B. Số lượng mèo rừng giảm ⇒ số lượng thỏ giảm theo.

C. Số lượng thỏ tăng ⇒ số lượng mèo rừng tăng theo

D. Số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào một thời điểm.

Câu 2: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết:

A. Mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.

B. Con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.

C. Nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.

D. Mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật.

Câu 3: Nguyên nhân dẫn tới phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:

A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.

B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.

C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khac nhau trong ngày.

D. Cạnh tranh khác loài.

Quảng cáo

Câu 4: Có một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ:

A. cộng sinh

B. trung tính

C. Hội sinh

D. ức chế- cảm nhiễm

Câu 5: Trong mùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Vậy tu hú và chim chủ có mối quan hệ:

A. Cạnh tranh (về nơi đẻ)

B. hợp tác (tạm thời trong mùa sinh sản)

C. Hội sinh

D. ức chế - cảm nhiễm.

Câu 6: Trong một hồ tương đối giàu đinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do

A. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm

B. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo.

C. cá khai thác quá mức động vật nổi.

D. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.

Quảng cáo

Câu 7: Hai loài ếch sống trong cùng một hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ

A. hội sinh

B. con mồi – vật dữ

C. ức chế - cảm nhiễm

D. cạnh tranh

Câu 8: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?

A. Tỷ lệ nhóm tuổi

B. Tỷ lệ tử vong

C. Tỷ lệ đực cái

D. Độ đa dạng

Câu 9: Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm và hình thành địa y?

A. Hải quỳ

B. Vi khuẩn lam

C. Rêu

D. Tôm

Câu 10: Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?

A. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn

B. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển.

C. Sâu bọ sống trong các tổ mối

D. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối

Đáp án và thang điểm

Quảng cáo

Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm

1 2 3 4 5
D B D C D
6 7 8 9 10
C D D B D

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 (Trắc nghiệm)

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

Câu 1: Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có các đặc điểm như thế nào?

A. Kích thước bé, ngẫu nhiên nhất thời, sức sống mạnh.

B. Kích thước lớn, không ổn định, thường gặp.

C. Kích thước bé, phân bố hẹp, có giá trị đặc biệt.

D. Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp.

Câu 2: Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn. Các quần thể đó được gọi là:

A. Quần thể trung tâm

B. Quần thể chính

C. Quần thể ưu thế

D. Quần thể chủ yếu

Câu 3: Con ve bét đang hút máu con hươu là thể hiện mối quan hệ nào?

A. Ký sinh

B. Sự cố bất thường.

C. Thay đổi các nhân tố sinh thái

D. tác động con người

Câu 4: Quần xã là

A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.

B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống.

C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.

D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

Câu 5: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài chiếm ưu thế là

A. cỏ bợ.

B. trâu bò.

C. sâu ăn cỏ.

D. bướm.

Câu 6: Các cây tràm ở rừng U minh là loài

A. ưu thế.

B. đặc trưng.

C. đặc biệt.

D. có số lượng nhiều.

Câu 7: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là:

A. Thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ.

B. Độ phong phú, sự phân bố các sá thể trong quần xã.

C. Thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.

D. Thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài.

Câu 8: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã

A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.

C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.

D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

Câu 9: Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố

A. diện tích của quần xã.

B. thay đổi do hoạt động của con người.

C. thay đổi do các quá trình tự nhiên.

D. nhu cầu về nguồn sống.

Câu 10: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng

A. cạnh tranh giữa các loài.

B. cạnh tranh cùng loài.

C. khống chế sinh học.

D. đấu tranh sinh tồn.

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm

1 2 3 4 5
D C A B B
6 7 8 9 10
B D D C

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 (Trắc nghiệm)

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

Câu 1: Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố.

A. diện tích của quần xã.

B. thay đổi do hoạt động của con người.

C. thay đổi do các quá trình tự nhiên.

D. nhu cầu về nguồn sống.

Câu 2: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng

A. cạnh tranh giữa các loài.

B. cạnh tranh cùng loài.

C. khống chế sinh học.

D. đấu tranh sinh tồn.

Câu 3: Hiện tượng khống chế sinh học đã

A. làm cho một loài bị tiêu diệt.

B. làm cho quần xã chậm phát triển.

C. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã.

D. mất cân bằng trong quần xã.

Câu 4: Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn. Các quần thể đó được gọi là:

A. Quần thể trung tâm

B. Quần thể chính

C. Quần thể ưu thế

D. Quần thể chủ yếu

Câu 5: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể

A. cá rô phi và cá chép.

B. chim sâu và sâu đo.

C. ếch đồng và chim sẻ.

D. tôm và tép.

Câu 6: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện

A. độ nhiều.

B. độ đa dạng.

C. độ thường gặp.

D. sự phổ biến.

Câu 7: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã

A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.

C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.

D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

Câu 8: Nguyên nhân dẫn tới sự phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là

A. mỗi loài ăn một loài thức ăn khác nhau.

B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.

C. mỗi loài kiếm ăn vào một thời điểm khác nhau trong ngày.

D. tất cả các khả năng trên.

Câu 9: Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để

A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau.

B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao.

C. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ.

D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao.

Câu 10: Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố

A. diện tích của quần xã.

B. thay đổi do hoạt động của con người.

C. thay đổi do các quá trình tự nhiên.

D. nhu cầu về nguồn sống.

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm

1 2 3 4 5
D C C C B
6 7 8 9 10
B D D B D

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 (Trắc nghiệm)

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

Câu 1: Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố

A. diện tích của quần xã.

B. thay đổi do hoạt động của con người.

C. thay đổi do các quá trình tự nhiên.

D. nhu cầu về nguồn sống.

Câu 2: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết

A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.

B. con đường trao đổi vật chất và năng luợng trong quần xã.

C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.

D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật.

Câu 3: Khi số lượng loài tại vùng đệm nhiều hơn trong các quần xã gọi là

A. quần xã chính.

B. tác động rìa.

C. bìa rừng.

D. vùng giao giữa các quần xã.

Câu 4: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng

A. cạnh tranh giữa các loài.

B. cạnh tranh cùng loài.

C. khống chế sinh học.

D. đấu tranh sinh tồn.

Câu 5: Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có

A. sự phân tầng thẳng đứng.

B. đa dạng sinh học thấp.

C. đa dạng sinh học cao.

D. nhiều cây to và động vật lớn.

Câu 6: Diễn thế sinh thái là:

A. quá trình hình thành một quần thể sinh vật mới.

B. quá trình tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.

C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

D. quá trình hình thành loài mới ưu thế hơn.

Câu 7: Cho các dữ kiện sau:

I. Một đầm nước mới xây dựng

II. Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm cho đáy đầm bị nông dần. Các loài sinh vật nổi ít dần, các loài động vật chuyển vào sống trong lòng đầm ngày một nhiều.

III. Trong đầm nước có nhiều loài thủy sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm.

IV. Đầm nước nông biến thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần dần đến sống trong đầm.

V. Hình thành cây bụi và cây gỗ.

Sơ đồ nào sau đây thể hiện diễn thế ở đầm nước nông?

A. I → III → II → IV → V

B. I → III → II → V → IV

C. I → II → III → IV → V

D. I → II → III → V → IV

Câu 8: Trong diễn thế sinh thái, vai trò quan trọng hàng đầu thường thuộc về nhóm loài nào?

A. Sinh vật ưu thế

B. Sinh vật tiên phong

C. Sinh vật sản xuất

D. Sinh vật phân hủy.

Câu 9: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết

A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.

B. con đường trao đổi vật chất và năng luợng trong quần xã.

C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.

D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật.

Câu 10: Các quần xã sinh vật vùng lạnh hoạt động theo chu kỳ

A. năm.

B. ngày đêm.

C. mùa.

D. nhiều năm.

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm

1 2 3 4 5
D B B C C
6 7 8 9 10
C A C B C

Đề kiểm tra 15 phút (Trắc nghiệm + Tự luận)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 (Trắc nghiệm + Tự luận)

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Đặc điểm thích nghi với nhiệt độ không phải của thú vùng lạnh là:

A. tỉ lệ S/V lớn.

B. có lớp mỡ dày dưới da.

C. tỉ lệ S/V nhỏ.

D. kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi nhỏ.

Câu 2: Điều nào không đúng khi nói về ổ sinh thái?

A. biểu hiện cách sống của loài đó.

B. các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn thích hợp.

C. đảm bảo sự phát triển và tồn tại của loài.

D. nơi ở của loài đó.

Câu 3: Loài ưu thế trong quần xã là:

A. loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.

B. loài có nhiều hơn hẵn các loài khác.

C. loài phân bố ở trung tâm quần xã.

D. loài chỉ có ở một quần xã.

Câu 4: Biện pháp nào có tác dụng lớn tới sự cân bằng sinh thái?

A. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.

B. Bảo vệ các loài sinh vật.

C. Phục hồi và trồng rừng mới.

D. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.

Câu 5: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

A. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.

B. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài.

C. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng.

D. Do nhu cầu sống khác nhau.

Câu 6: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài?

A. Do năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng.

B. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.

C. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.

D. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.

Câu 7: Diễn thế sinh thái là:

A. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

B. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết thúc.

D. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là:

A. do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.

B. do bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.

C. do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu.

D. do đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch và thu hẹp diện tích rừng.

B. Phần tự luận (6 điểm)

Quần xã là gì? Nêu tên các mối quan hệ có trong quần xã.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
A D A C B A B D

B. Phần tự luận (6 điểm)

- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định. (2 điểm)

- Các mối quan hệ trong quần xã:

   + Hỗ trợ: cộng sinh, hợp tác, hội sinh. (2 điểm)

   + Đối kháng: cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác. (2 điểm)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 (Trắc nghiệm + Tự luận)

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Hãy xếp lại thứ tự theo kích thước quần thể lớn dần của các loài sau đây: Chó sói, chuột cống, bọ dừa, nhái bén, voi, thỏ?

A. Bọ dừa, nhái bén, chuột cống, thỏ, chó sói, voi.

B. Voi, thỏ, chó sói, chuột cống, nhái bén, bọ dừa.

C. Nhái bén, chuột cống, bọ dừa, chó sói, thỏ, voi.

D. Voi, chó sói, thỏ, chuột cống, nhái bén, bọ dừa.

Câu 2: Điều nào sau đây không đúng với dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A. Càng lên các bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng giảm dần.

B. Năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao.

C. Năng lượng thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng.

D. Càng lên các bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng dần.

Câu 3: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?

A. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

B. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.

C. Đảm bảo số lượng cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.

D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.

Câu 4: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái?

A. Do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.

C. Do thay đổi các điều kiện tự nhiên khí hậu.

D. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã.

Câu 5: Các cây thông ở Đà Lạt là loài:

A. đặc biệt.

B. ưu thế.

C. đặc trưng.

D. có số lượng nhiều.

Câu 6: Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:

A. có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc

B. có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái

C. điều kiện môi trường vô sinh

D. tính ổn định của hệ sinh thái

Câu 7: Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào?

A. Sinh vật phân giải

B. Sinhvật tiêu thụ bậc

C. Sinh vật tiêu thụ bậc

D. Sinh vật sản xuất

Câu 8: Hệ sinh thái là gì?

A. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã

B. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã

C. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

D. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

B. Phần tự luận (6 điểm)

Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
D D B D C A D A

B. Phần tự luận (6 điểm)

- Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài. Đặc trưng này biểu thị mức độ đa dạng của quần xã, quần xã có thành phần loài càng lớn thì độ đa dạng càng cao. (3 điểm)

- Các đặc điểm chủ yếu về thành phần loài bao gồm:

+ Loài ưu thế: loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động mạnh của chúng. (1,5 điểm)

+ Loài đặc trưng : loài chỉ có ở một quần xã nào đó. (1,5 điểm)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 (Trắc nghiệm + Tự luận)

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã

A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.

C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.

D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

Câu 2: Trong diễn thế sinh thái, vai trò quan trọng hàng đầu thường thuộc về nhóm loài nào?

A. Sinh vật ưu thế

B. Sinh vật tiên phong

C. Sinh vật sản xuất

D. Sinh vật phân hủy.

Câu 3: Mối quan hệ trong quần xã mà cả 2 loài đều bị hại là

A. Cạnh tranh

B. Kí sinh

C. Hội sinh

D. Ức chế - cảm nhiễm

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

C. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

D. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

Câu 5: Tính đa dạng về loài của quần xã là:

A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài

B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

Câu 6: Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là

A. phân tầng thẳng đứng

B. phân tầng theo chiều ngang

C. phân bố ngẫu nhiên

D. phân bố đồng đều

Câu 7: Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là:

A. diễn thế nguyên sinh

B. diễn thế thứ sinh

C. diễn thế phân huỷ

D. biến đổi tiếp theo

Câu 8: Ví dụ về mối quan hệ hợp tác là:

A. nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác.

B. động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân huỷ xelulozo thành đường

C. sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy rận” để ăn

D. nấm và vi khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là địa y

B. Phần tự luận (6 điểm)

Phân tích 2 ví dụ về đặc trưng phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
D B A A A A B C

B. Phần tự luận (6 điểm)

- Ở quần xã rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng cây, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã. Từ trên cao xuống thấp có tầng vượt tán, tầng táng rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng, nhiều loài chim, côn trùng sống trên tán các cây cao; khỉ, vượn, sóc sống leo trèo trên cành cây; trong khi đó có nhiều loài động vật sống trên mặt đất và trong các tầng đất. (3 điểm)

- Ở quần xã biển, sinh vật phân bố theo độ sâu của nước tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài. Ở lớp nước mặt có tảo lục, tảo lam; xuống sâu hơn có tảo nâu; lớp nước có ánh sáng yếu nhất dưới cùng có tảo đỏ. (3 điểm)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 (Trắc nghiệm + Tự luận)

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Sự hình thành ao cá tự nhiên từ một hố bom được gọi là:

A. diễn thế nguyên sinh

B. diễn thế thứ sinh

C. diễn thế phân huỷ

D. diễn thế nhân tạo

Câu 2: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi hoặc có hại là mối quan hệ nào?

A. Quan hệ cộng sinh

B. Quan hệ hội sinh

C. Quan hệ hợp tác

D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

Câu 3: Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của:

A. cộng sinh

B. hội sinh

C. hợp tác

D. kí sinh

Câu 4: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là

A. châu chấu và sâu.

B. rắn hổ mang và chim chích.

C. rắn hổ mang.

D. chim chích và ếch xanh.

Câu 5: Hiện tượng khống chế sinh học đã

A. làm cho một loài bị tiêu diệt.

B. làm cho quần xã chậm phát triển.

C. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã.

D. mất cân bằng trong quần xã.

Câu 6: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện

A. độ nhiều.

B. độ đa dạng.

C. độ thường gặp.

D. sự phổ biến.

Câu 7: Nguyên nhân dẫn tới sự phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là

A. mỗi loài ăn một loài thức ăn khác nhau.

B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.

C. mỗi loài kiếm ăn vào một thời điểm khác nhau trong ngày.

D. tất cả các khả năng trên.

Câu 8: Các mối quan hệ nào sau đây đều thuộc nhóm quan hệ đối kháng?

A. Cạnh tranh, hội sinh, kí sinh

B. Cạnh tranh, ức chế - cảm nhiễm

C. Hội sinh, kí sinh

D. Hội sinh, ức chế - cảm nhiễm

B. Phần tự luận (6 điểm)

Quần xã là gì? Sự khác biệt giữa mối quan hệ đối kháng và quan hệ hỗ trợ trong quần xã.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
A B B D C B D B

B. Phần tự luận (6 điểm)

- Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định (gọi là sinh cảnh) (2 điểm)

- Sự khác biệt:

Quan hệ hỗ trợ Quan hệ đối kháng Điểm
Đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác. Một bên là loài có lợi, bên kia bị hại hoặc cả 2 loài đều bị hại. 2
Gồm quan hệ hợp tác, hội sinh, cộng sinh. Gồm quan hệ cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác. 2

Tham khảo các Đề kiểm tra Sinh học 12 có đáp án và thang điểm khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên