Kiến thức trọng tâm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội



Kiến thức trọng tâm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 11 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 11.

A. Lý thuyết bài học

I. TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lí và lãnh thổ

- Nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.

- ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.

- ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.

- Diện tích: 4,5 triệu km2.

Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.

2. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện ĐNA lục địa ĐNA biển đảo
Địa hình

- Bị chia cắt mạnh

- Hướng núi: TB – ĐN, B – N

- Đồng bằng tập trung ven biển

- Ít đồng bằng

- Nhiều đồi núi và núi lửa

- Nhiều đảo và quần đảo

Khí hậu

- Nhiệt đới gió mùa

- Có phần lãnh thổ có mùa đông lạnh (Việt Nam, Mianma).

- Nhiệt đới gió mùa

- Xích đạo

Sông ngòi

- Mạng lưới dày đặc

- Có nhiều sông lớn

- Sông ngắn, dốc
Khoáng sản - Đa dạng: dầu mỏ, sắt, khí tự nhiên, thiếc than… - Dầu mỏ, than, đồng…

3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á

a. Thuận lợi:

- Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.

- Phát triển kinh tế biển (trừ Lào).

- Nhiều khoáng sản thuận lợi phát triển công nghiệp.

- Nhiều rừng thuận lợi phát triển lâm nghiệp.

- Phát triển du lịch

b. Khó khăn:

- Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt…

- Suy giảm rừng, xói mòn đất…

c. Biện pháp:

- Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.

- Phòng chống, khắc phục thiên tai.

II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư

- Dân số đông, mật độ dân số cao.

- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm.

- Dân số trẻ, số người trong dộ tuổi lao động > 50%.

- Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng tay nghề và trình độ còn hạn .

- Phân bố dân cư không đều: tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ.

2. Xã hội

- Các quốc gia có nhiều dân tộc.

- Một số dân tộc phân bố rộng → ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị.

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn.

- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Đáp án:

Đông Nam Á tiếp giáp với hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì?

A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.

B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.

C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.

Đáp án:

Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vị trí cầu nối hai lục địa (Á –Âu và Ô-xtrây-li-a) và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng => Vì vậy Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu?

A. Xích đạo.

B. Cận nhiệt đới.

C. Ôn đới.

D. Nhiệt đới gió mùa.

Đáp án:

Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?

A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.

B. Núi và cao nguyên.

C. Đồi, núi và núi lửa.

D. Các thung lũng rộng.

Đáp án:

Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu là đồi, núi và núi lửa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là?

A. Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.

B. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.

C. Lao động không cần cù, siêng năng.

D. Thiếu sự dẻo dai, năng động.

Đáp án:

Các nước Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên phần lớn lao động có trình độ thấp, thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là?

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).

C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.

Đáp án:

Khu vực Đông Nam có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, hệ đất trồng phong phú (đất phù sa màu mỡ, đất badan và freralit đồi núi), mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Những khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là?

A. Nghèo tài nguyên khoáng sản

B. Không có đồng bằng lớn

C. Lượng mưa quanh năm không đáng kể

D. Chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai

Đáp án:

Khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai (bão, lũ, động đất, núi lửa…).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì?

A. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

B. Có nhiều kiểu, dạng địa hình.

C. Nằm trong vành đai sinh khoáng.

D. Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.

Đáp án:

Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng, có nhiều khoáng sản -> thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á?

A. Hợp tác cùng phát triển.

B. Phát triển du lịch.

C. Ổn định chính trị.

D. Hội nhập kinh tế.

Đáp án:

Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực (văn hóa, chính trị, kinh tế,..)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo so với Đông Nam Á lục địa là?

A. Đồng bằng phù sa nằm đang xen giữa các dãy núi.

B. Có nhiều núi lửa đang hoạt động.

C. Ít đồng bằng, nhiều khối núi cao và đồ sộ.

D. Núi thường thấp dưới 3000m.

Đáp án:

Đông Nam Á biển đảo có địa hình gồm nhiều núi và núi lửa (nằm gần với vành đai núi lửa Thái Bình Dương).

Đông Nam Á lục địa địa hình gồm nhiều núi, đồng bằng ven biển nhưng đặc điểm địa chất ổn định hơn và không có núi lửa hoạt động.

=> Vậy điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo với Đông Nam Á lục địa là :có nhiều núi lửa đang hoạt động

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do?

A. Có số dân đông, nhiều quốc gia.

B. Nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.

C. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

Đáp án:

Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn ở phương Đông và phườn Tây như: văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Âu, Mĩ; tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồ giáo.).

=> Điều này đã làm nên truyền thống văn hóa phong phú đa dạng ở khu vực Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

A. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.

B. Plớn có khí hậu xích đạo.

C. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

D. Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ

Đáp án:

Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là:

- Địa hình: hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam. => Nhận xét A đúng

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa => Nhận xét B. Phần lớn có khí hậu xích đạo là không đúng

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa => Nhận xét C đúng.

- Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ được bồi đắp bởi các hệ thống sông lớn => Nhận xét D đúng.

=> Phần lớn có khí hậu xích đạo không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á?

A. Có dân số đông, mật độ dân số cao

B. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng gia tăng

C. Dân số trẻ, số người trong tuổi lao động chiếm trên 50%

D. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế

Đáp án:

Dân cư Đông Nam Á có đặc điểm:

- Dân số đông, mật độ dân số cao

- Dân số trẻ

- Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế

=> Nhận xét A, C, D đúng

- Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng giảm (nhờ thực hiện các chính sách dân số)

=> Nhận xét: B. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng gia tăng là không đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây không thuận lợi là do?

A. Biển ngăn cách.

B. Phải phá nhiều rừng đặc dụng.

C. Không mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

D. Các dãy núi và sông ngòi có hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.

Đáp án:

Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam -> điều này gây khó khăn cho việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: “Phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy vậy một phần lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có mùa đông lạnh”. Nguyên nhân là do?

A. Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có địa hình núi cao làm nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông.

B. Hai khu vực này có vị trí nằm ở vĩ độ cao nhất (phía Bắc lãnh thổ) kết hợp hướng địa hình nên đón khối khí lạnh từ phương Bắc xuống.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

D. Hai khu vực này nằm trong đới khí hậu ôn hòa.

Đáp án:

- Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam nằm ở vĩ độ cao nhất của khu vực Đông Nam Á lục địa

- Vị trí lãnh thổ trên kết hợp với hướng địa hình đón gió: Mi-an-ma có địa hình dạng lòng máng được nâng cao hai đầu, phía Bắc Việt Nam địa hình gồm các cánh cung hướng mở rộng về phía Bắc và phía Đông => tạo hành lang hút gió mạnh.

=> Do vậy khối không khí lạnh phương Bắc dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng sâu đến lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam, đem lại một mùa đông lạnh.

Đáp án cần chọn là: B

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên