Kiến thức trọng tâm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội



Kiến thức trọng tâm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 11 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 11.

A. Lý thuyết bài học

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ

Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội | Lý thuyết Địa Lí 11 ngắn gọn

- Diện tích lớn nhất thế giới ( 17,1 triệu km2).

- Lãnh thổ trải dài trên hai châu lục Á và Âu.

- Vị trí: Tiếp giáp với 14 nước, nhiều biển và đại dương.

- Đánh giá:

   + Thuận lợi:

      * Tạo cho cảnh quan thiên nhiên đa dạng.

      * Giao lưu và phát triển các ngành kinh tế, nhất là kinh tế biển.

   + Khó khăn: Bảo vệ an ninh – quốc phòng; quản lí và khai thác lãnh thổ.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Yếu tố tự nhiên Đặc điểm Đánh giá ảnh hưởng
Địa hình
Phía Tây Phía Đông

- Đồng bằng Đông Âu

- Đồng bằng Tây Xibia và các vùng trũng.

- Núi cao và sơn nguyên

- Thuận lợi: Trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và phát triển kinh tế xã hội ở phía Tây.

- Khó khăn: Núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn ở phía Đông.

Khoáng sản Giàu có và đa dạng bậc nhất thế giới: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt, vàng, kim cương…

- Thuận lợi: Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, năng lượng, luyện kim,...

- Khó khăn: phân bố chủ yếu ở vùng núi nên khó khai thác

Khí hậu

Phân hóa đa dạng.

+ Chủ yếu là ôn đới (80%)

+ Ngoài ra còn có khí hậu cận cực và cận nhiệt.

+ Thuận lợi: Phát triển nền nông nghiệp ôn đới

+ Khó khăn: Khí hậu băng giá chiếm diện tích lớn

Sông hồ

+ Nhiều sông lớn: Vôn-ga. Ô-bi, Ê-nit-xây…

+ Hồ Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.

- Phát triển giao thông vận tải, thủy diện và du lịch.

- Đóng băng về mùa đông, lũ lụt đầu mùa hạ

Rừng + Diện tích rừng đứng đầu thế giới, chủ yếu là rừng Tai-ga.

- Thuận lợi: Phát triển ngành lâm nghiệp, tạo ra nhiều cảnh quanh du lịch.

- Khó khăn: Quản lí, bảo vệ rừng.

III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư

Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội | Lý thuyết Địa Lí 11 ngắn gọn

- Dân số đông: 143,7 triệu người (2014), đứng thứ 9 trên thế giới.

- Dân số có xu hướng giảm liên tục qua các năm.

- Có hơn 100 dân tộc, 80% là người Nga, ngoài ra còn có người Tác-ta, Chu-vát, Bát-xkia.

- Mật độ dân số trung bình thấp (8,4 người/km2), dân cư phân bố không đều.

- Tỉ lệ dân thành thị cao (70%)

Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội | Lý thuyết Địa Lí 11 ngắn gọn

2. Xã hội

- Là cường quốc văn hóa và khoa học:

   + Nhiều công trình kiến trúc nổi tiềng

   + Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị.

   + Nhiều nhà khoa học, tư tưởng tài ba.

- Trình độ học vấn cao, tỉ lệ biết chữ 99%.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất Liên Bang Nga là một đất nước rộng lớn?

A. Nằm ở cả châu Á và châu Âu.

B. Đất nước trải dài trên 11 múi giờ.

C. Giáp với Bắc Băng Dương và nhiều nước châu Âu.

D. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

Đáp án:

Liên Bang Nga có diện tích lãnh thổ rộng nhất thế giới. Đất nước trải dài trên 11 múi giờ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Ranh giới tự nhiên phân chia phần phía đông và phần phía tây của Liên Bang Nga là?

A. Sông Ô-bi.

B. Dãy U-ran.

C. Sông Lê-na.

D. Sông Ênitxây.

Đáp án:

Sông Ênitxây là ranh giới tự nhiên của lãnh thổ phía đông và phía tây Liên Bang Nga.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Dạng địa hình chủ yếu ở phần lãnh thổ phía tây Liên Bang Nga là?

A. Sơn nguyên.

B. Đồng bằng.

C. Bồn địa.

D. Núi cao.

Đáp án:

Lãnh thổ phía tây có địa hình đại bộ phận là đồng bằng: đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Xibia.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Khoáng sản có trữ lượng lớn ở đồng bằng Tây Xi-bia là?

A. Than.

B. Dầu khí.

C. Quặng sắt.

D. Kim cương.

Đáp án:

Khoáng sản vùng Tây Xi-bia tập trung chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng Đông Âu là?

A. Chủ yếu đồi thấp và đầm lầy.

B. Thấp và nhiều ô trũng ngập nước.

C. Nhiều đầm lầy và vùng trũng thấp.

D. Tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp.

Đáp án:

Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp, đất màu mỡ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Thế mạnh nổi bật ở phần lãnh thổ phía tây Liên Bang Nga là?

A. Chăn nuôi gia súc.

B. Sản xuất lương thực.

C. Trồng cây công nghiệp.

D. Phát triển thủy điện.

Đáp án:

Lãnh thổ phía Tây Liên Bang Nga đại bộ phận là đồng bằng: đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Xibia -> thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực, đây là thế mạnh nổi bật của vùng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Đại bộ phận lãnh thổ Liên Bang Nga thuộc khí hậu nào?

A. Nhiệt đới.

B. Cận nhiệt đới.

C. Cận cực.

D. Ôn đới.

Đáp án:

Đại bộ phận lãnh thổ Liên Bang Nga thuộc khí hậu ôn đới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Các loại khoáng sản của Liên Bang Nga có trữ lượng lớn đứng đầu thế giới là?

A. Dầu mỏ, than đá.

B. Quặng sắt, khí tự nhiên.

C. Khí tự nhiên, than đá.

D. Quặng sắt, dầu mỏ.

Đáp án:

Liên Bang Nga có trữ lượng quặng, khí tự nhiên đứng đầu thế giới (quặng kali, quặng sắt, khí tự nhiên).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Yếu tố tạo thuận lợi để Liên Bang Nga tiếp thu thành tựu khoa học – kĩ thuật của thế giới là?

A. Lực lượng lao động dồi dào.

B. Nền kinh tế năng động.

C. Trình độ dân trí cao.

D. Tỉ lệ dân thành thị cao.

Đáp án:

Dân cư Liên Bang Nga có trình độ dân trí cao -> thuận lợi cho tiếp thu thành tựu khoa học – kĩ thuật của thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với phần phía Đông của Liên Bang Nga?

A. Phần lớn là núi và cao nguyên.

B. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.

C. Có trữ năng thủy điện lớn.

D. Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao.

Đáp án:

Đặc điểm tự nhiên phần lãnh thổ phía Đông Liên Bang Nga:

- Địa hình: Núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn: cao nguyên Trung Xi-bia…=> Nhận xét A đúng

- Khoáng sản: Tập trung nhiều khoáng sản như than, vàng, kim cương, sắt, dầu khí,...Rừng lá kim.

=> Nhận xét B đúng

- Trữ năng thủy điện khá lớn, tập trung chủ yếu trên sông Lê-na, có nhiều hồ nhân tạo và tự nhiên lớn.

=> Nhận xét C đúng.

- Đồng bằng Đông Âu là địa hình thuộc vùng lãnh thổ phía tây

=> Nhận xét D không đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, dân tộc Liên Bang Nga?

A. Dân số tăng nhanh.

B. Dân số đông.

C. Tỉ lệ dân thành thị cao.

D. Nhiều dân tộc.

Đáp án:

Đặc điểm dân cư – dân tộc Liên Bang Nga:

- Tốc độ gia tăng tự nhiên có chỉ số âm cùng với sự di cư ra nước ngoài của nhiều người dân Nga -> dân số Liên Bang Nga có xướng giảm => Nhận xét A không đúng.

- Liên Bang Nga là nước đông dân, thứ 8 thế giới => Nhận xét B đúng

- Hơn 70% dân số sống ở thành thị -> tỉ lệ dân thành thị cao => Nhận xét C đúng

- Nhiều dân tộc: > 100 dân tộc => Nhận xét D đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Yếu tố quan trọng nhất làm cho vùng Đông Bắc Liên Bang Nga có dân cư phân bố thưa thớt?

A. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.

B. Địa hình chủ yếu là đầm lầy.

C. Đất đai kém màu mỡ.

D. Khí hậu lạnh giá.

Đáp án:

- Phần lãnh thổ phía Bắc Liên Bang Nga có khí hậu cực lạnh giá, khắc nghiệt => khó khăn cho đời sống, phát triển kinh tế.

=> Vì vậy ở vùng phía Bắc cũng như Đông Bắc lãnh thổ có dân cư thưa thớt.

- Khó khăn về địa hình núi, cao nguyên có thể khắc phục được bằng việc phát huy lợi thế của mỗi dạng địa hình để phát triển kinh tế ( trồng rừng, thủy điện, khai thác khoáng sản).

Vậy khó khăn nhất làm cho vùng Đông Bắc Liên Bang Nga có dân cư thưa thớt là khí hậu lạnh giá.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: “Trên 70% dân số Liên Bang Nga sống ở thành phố, chủ yếu là các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh”. Điều này mang lại thuận lợi gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Liên Bang Nga?

A. Hạn chế được các mặt tiêu cực của đô thị hóa.

B. Thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động.

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Nền văn hóa độc đáo, đa dạng.

Đáp án:

- Quá trình đô thị hóa phát triển thu hút đông đảo dân cư tập trung sinh sống ở các thành phố, đặc biệt là thành phố lớn -> điều này gây sức ép lớn lên các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm và các tệ nạn xã hội...Vấn đề này nghiêm trọng hơn khi đô thị hóa diễn ra tự phát.

- Ở Liên Bang Nga, dân số thành thị chiếm tỉ lệ lớn, tuy nhiên dân số phân bố chủ yếu ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh => góp phần phân tán dân cư, hạn chế sự tập trung với mật độ quá cao ở các thành phố lớn, dễ dàng hơn trong công tác quản lý- quy hoạch phát triển dân số => hạn chế đươc các mặt tiêu cực của đô thị hóa: giảm sức ép về các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm và các tệ nạn xã hội…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Vấn đề về dân số mà Liên Bang Nga đang quan tâm nhất hiện nay là?

A. Dân số tăng nhanh.

B. Thiếu nguồn lao động.

C. Tuổi thọ trung bình thấp.

D. Nhiều thành phần dân tộc.

Đáp án:

Dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm dần, gia tăng tự nhiên ở chỉ số âm kết hợp với số người di cư ra nước ngoài đông => dân số suy giảm, tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) và tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm gây nên vấn đề thiếu hụt nguồn lao động cho phát triển kinh tế.

=> Đây là vấn đề dân số đang được Nhà nước hết sức quan tâm hiện nay.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Cho bảng số liệu:

Dân số của Liên Bang Nga qua các năm

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1 có đáp án năm 2021 mới nhất

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm đều và liên tục qua các năm.

B. Dân số Liên Bang Nga nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động nhẹ.

C. Giai đoạn 2010 – 2015 dân số Liên Bang Nga tăng lên 1, 1 triệu người.

D. Từ năm 1991 – 2010, dân số Liên Bang Nga giảm 5,1 triệu người.

Đáp án:

- Nhìn chung cả giai đoạn 1991 – 2015 dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm nhưng còn biến động nhẹ (giai đoạn 1991 - 2010 giảm, sau đó tăng nhẹ ở giai đoạn 2010 - 2015: từ 143,2 triệu người lên 144,3 triệu người) => Nhận xét B đúng, nhận xét A không đúng.

+ Giai đoạn 1991 – 2015: dân số giảm liên tục, từ 148,3 triệu người xuống 143,2 triệu người (giảm 5,1 triệu người) => Nhận xét D đúng

+ Giai đoạn 2010 – 2015: dân số tăng lên từ 143,2 triệu người lên 144,3 triệu người (tăng 1,1 triệu người) => Nhận xét C đúng.

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên