Kiến thức trọng tâm Địa Lí 11 Bài 7: Liên minh châu Âu (EU)



Kiến thức trọng tâm Địa Lí 11 Bài 7: Liên minh châu Âu (EU)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 11 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 11 Bài 7: Liên minh châu Âu (EU) theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 11.

Kiến thức trọng tâm Bài 7 Tiết 1: EU - Liên minh khu vực lớn trên thế giới

A. Lý thuyết bài học

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.

1. Sự ra đời và phát triển

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Tây Âu tăng cường liên kết.

- Năm 1951 thành lập Cộng đồng Than và thép châu Âu. Gồm 6 nước: Pháp, CHLB Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua.

- Năm 1957: Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).

- Năm 1958: Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

- Năm 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC).

- Năm 1993, với hiệp ước Ma-xtrich - đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

- Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước ( hiện nay 2018 EU có: 27 nước, Anh vừa rời EU)

2. Mục đích và thể chế.

- Mục đích:

   + Xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các thành viên.

   + Tăng cường hợp tác, liên kết không chỉ về kinh tế, luật phápnội vụ mà cả trên lĩnh vực an ninh và đối ngoại.

- Thể chế:

   + Hội đồng châu Âu.

   + Nghị viện châu Âu.

   + Hội đồng bộ trưởng EU.

   + Ủy ban liên minh châu Âu.

II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI.

1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới

- EU thành công trong việc tạo ra 1 thị trường chung có khả năng đảm bảo cho hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn được tự do lưu giữa các nước thành viên và sử dụng đồng tiền chung (ơ- rô).

- Vẫn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển giữa các nước.

2. Tổ chức thương mại hàng đầu

- Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất, nhập khẩu.

- Giữa các nước dỡ bỏ thuế quan trong buôn bán và có chung mức thuế với các nước ngoài EU.

- EU dẫn đầu thế giới về thương mại.

- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.

- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Gây trở ngại lớn nhất cho việc phát triển của EU là sự khác biệt về?

A. Chính trị, xã hội.

B. Dân tộc, văn hóa.

C. Ngôn ngữ, tôn giáo.

D. Trình độ phát triển.

Đáp án:

Giữa các nước của EU vẫn có sự chênh lệch về trình độ kinh tế -> đây là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của EU.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Trụ sở của Liên Minh châu Âu hiện nay được đặt ở?

A. Brúc – xen (Bỉ).

B. Béc-lin (Đức).

C. Pa-ri (Pháp).

D. Mát-xcơ-va (Nga).

Đáp án:

Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở chính ở Brúc-xen (Bỉ)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: EU là bạn hàng lớn nhất của các nước?

A. Đang phát triển.

B. Phát triển.

C. Công nghiệp mới.

D. Mĩ La – tinh.

Đáp án:

EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Các nước thành lập nên Cộng đồng Than và Thép châu Âu gồm?

A. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

B. Anh, Đức, Thụy Điển, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

C. Pháp, Ba Lan, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch.

D. Tây Ban Nha, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Áo, Lúc- xăm-bua.

Đáp án:

Năm 1951, thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, I-ta-lí-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Cộng đồng Kinh tế châu Âu được viết tắt theo tên tiếng anh là?

A. EC.

B. EEC.

C. EU.

D. WB

Đáp án:

Năm 1957: cộng đồng kinh tế châu Âu, tên viết tắt là EEC.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Năm 1967, Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở hợp nhất của những tổ chức nào?

A. Cộng đồng Than và Thép châu Âu, Cộng đồng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu.

B. Cộng đồng Than và Thép châu Âu, Liên minh châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu.

C. Liên minh châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu và Cộng đồng Than và Thép châu Âu.

D. Liên minh châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu và Cộng đồng Kinh tế châu Âu.

Đáp án:

Năm 1967, Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ cở thống nhất 3 tổ chức: Cộng đồng Than và Thép châu Âu, Cộng đồng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu thành cộng đồng châu Âu (EC).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Hiện nay, EU dẫn đầu thế giới về?

A. Hàng hải.

B. Hàng không.

C. Tài chính.

D. Thương mại.

Đáp án:

Hiện nay, EU dẫn đầu thế giới về thương mại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động?

A. Hàng không, tài chính.

B. Xuất, nhập khẩu.

C. Sản xuất công nghiệp.

D. Đầu tư nước ngoài.

Đáp án:

Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Thị trường chung châu Âu đảm bảo quyền tự do lưu thông cho các nước thành viên về?

A. Con người, hàng không, dịch vụ, văn hóa.

B. Hàng hóa, con người, tiền vốn, dịch vụ.

C. Tiền vốn, dịch vụ, y tế, quân sự.

D. Dịch vụ, du lịch, con người, giáo dục.

Đáp án:

Thị trường chung châu Âu được hình thành, đảm bảo quyền tự do lưu thông hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn cho các nước thành viên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Sự phát triển vững mạnh của Liên minh châu Âu EU không biểu hiện ở ý nào sau đây?

A. Số lượng các thành viên liên tục tăng.

B. Không ngừng mở rộng về không gian lãnh thổ.

C. Sự hợp tác liên kết được mở rộng và chặt chẽ hơn.

D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế ngày càng tăng.

Đáp án:

- Trải qua quá trình hình thành và phát triển, số lượng thành viên EU tăng liên tục, từ 6 nước ban đầu (1957), đến năm 2007 đã có 27 thành viên.

- Sự mở rộng về thành viên cũng là quá trình mở rộng lãnh thổ EU.

- Trong hợp tác được mở rộng ở nhiều lĩnh vực: không chỉ liên kết về kinh tế, pháp luật, nôi vụ mà cả lĩnh vực an ninh đối ngoại; liên kết chặt chẽ hơn thể hiện qua các thể chế của EU.

=> Loại đáp án A, B, C

- Tuy nhiên hạn chế của EU là chênh lệch trình độ phát triển kinh tế ngày càng tăng.

=> Đây không phải là biểu hiện của sự phát triển vững mạnh ở EU

Đáp án cần chọn là: D

Kiến thức trọng tâm Bài 7 Tiết 2: EU - Hợp tác, liên kết để cùng phát triển

A. Lý thuyết bài học

I. THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU.

1. Tự do lưu thông

- 1993, EU thiết lập thị trường chung

a. Tự do di chuyển: tự do đi lại, cư trú, nơi làm việc

b. Tự do lưu thông dịch vụ: tự do dịch vụ vận tải, thông tin lien lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch…

c. Tự do lưu thông hàng hóa: các sản phẩm sản xuất tại một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong khu vực mà k phải chịu thuế.

d. Tự do lưu thông tiền vốn: các hạn chế đốii với giao dịch thanh toán bị hoãn bỏ.

2. Euro (ơ-rô) – đồng tiền chung của EU.

- Năm 1999: chính thức được lưu thông.

- Năm 2004: có 13 nước thành viên sử dụng.

- Lợi ích:

   + Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung.

   + Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

   + Tạo thuận lợi việc chuyển giao vốn.

   + Đơn giản công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

II. HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ

1. Sản xuất máy bay E-bớt.

- Do Anh, Pháp, Đức sáng lập. Hiện nay, đang phát triển mạnh và cạnh tranh với các hãng chế tạo máy bay của Hoa Kỳ

2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ.

- Nối liền nước Anh với châu Âu lục địa được hoàn thành vào 1994.

- Là tuyến đường giao thông quan trọng ở châu Âu.

- Lợi ích:

   + Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lại.

   + Đường sắt siêu tốc được đưa vào sử dụng có thể cạnh tranh với vận tải hàng không

III. LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU (EUROREGION).

1. Khái niệm liên kết vùng châu Âu.

- Euroregion – từ ghép của Europe (châu Âu) và region (vùng) – chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, lien kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hoá trên cơ sở tự nguyện.

- Năm 2000, EU có khoảng 140 liên kết vùng.

2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ

- Đây là một ví dụ cụ thể về lien kết vùng. Hình thành tại biên giới Hà Lan, Đức và Bỉ.

- Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Nhờ sử dụng đồng tiền chung châu Âu, các nước thành viên EU hạn chế được?

A. Sức cạnh tranh của hàng nhập.

B. Thời gian khi chuyển giao vốn.

C. Hàng rào thuế quan của các nước.

D. Rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

Đáp án:

Nhờ sử dụng đồng tiền chung châu Âu, sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, xóa bỏ (hạn chế) những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Việc hình thành thị trường chung châu Âu tạo thuận lợi gì cho các hãng vận tải hoạt động ở châu Âu?

A. Tiết kiệm nhiên liệu khi vận chuyển.

B. Giảm thời gian qua các biên giới.

C. Bắt buộc nhằm tránh nguy cơ xung đột.

D. Tự nguyện vì mục đích bảo vệ hòa bình.

Đáp án:

Giao thông vận tải thuộc ngành dịch vụ vận tải -> sẽ được hưởng ưu tiên trong chính sách tự do lưu thông dịch vụ của thị trường chung châu Âu. Nhờ vậy, việc di chuyển các xe từ biên giới quốc gia này sang các quốc gia thành viên khác sẽ được diễn ra thuận lợi hơn, không mất nhiều thủ tục giấy tờ kiểm soát... -> giảm thời gian qua các biên giới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Việc chuyển đổi sang đồng tiền Ơ-rô sẽ gây nên tình trạng khó khăn nào sau đây?

A. Thu hút đầu tư nước ngoài.

B. Giá cả tiêu dùng tăng cao, lạm phát tăng.

C. Tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng.

D. Chậm chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế

Đáp án:

Việc chuyển sang dùng đồng tiền chung Ơ – rô có mệnh giá cao hơn so với đồng tiền nội địa của nhiều nước thành viên tham gia chuyển đồi đồng tiền chung -> khiến cho giá cả của nhiều sản phẩm tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng phổ biến => gia tăng lạm phát.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về số nước coi đồng tiền chung châu Âu (Ơ –rô) là đơn vị tiền tệ chính thức trong giao dịch, thanh toán?

A. Tất cả các nước thành viên đều sử dụng đồng tiền chung Ơ –rô.

B. Vẫn còn 8 nước thành viên chưa tham gia.

C. Hiện đã có 19 nước thành viên tham gia.

D. Một số nước không thuộc EU cũng đã tự quyết đinh chọn Ơ – rô làm tiền tệ chính thức.

Đáp án:

Trong việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Ơ – rô):

- Trong số 27 thành viên, đã có 19 nước sử dụng đồng tiền chung (Ơ – rô).

- Còn lại 8 nước thành viên chưa tham gia (Ví dụ: Đan Mạch, Thụy Điển,..)

=> Như vậy, nhận xét A: Tất cả các nước thành việ đều sử dụng đồng Ơ – rô là không đúng.

- Một số nước không thuộc EU cũng đã tự quyết định chọn Ơ – rô làm tiền tệ chính thức (Andorra, Kosovo...)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?

A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.

B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng được tăng cường.

C. Các nước EU có chính sách thương mại chung trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài ngoài khối.

D. Sản phẩm của một nước được tự do buôn bán trong thị trường chung.

Đáp án:

Các đặc điểm của thị trường chung châu Âu:

- Tự do lưu di chuyển -> đảm bảo quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân

=> Nhận xét A đúng

- Sử dụng chung đồng tiền châu Âu -> góp phần đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

=> Nhận xét B: Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng được tăng cường => không đúng.

- Các nước EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan với nhau và có chính sách thương mại chung trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài ngoài khối => Nhận xét B đúng

- Trong tự do lưu thông hàng hóa, sản phẩm của một nước được tự do buôn bán trong thị trường chung => Nhận xét D đúng

=> Như vậy, đặc điểm không đúng với thị trường chung châu Âu là các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng được tăng cường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Một chiếc ô tô của I-ta-li-a bán sang các nước EU khác không phải nộp thuế là biểu hiện của?

A. Tự do lưu thông hàng hóa.

B. Tự do di chuyển.

C. Tự do lưu thông dịch vụ.

D. Tự do lưu thông tiền vốn

Đáp án:

Trong tự do lưu thông hàng hóa: các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong thị trường chung châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

=> Một chiếc ô tô của I-ta-li-a bán sang các nước EU khác không phải nộp thuế là biểu hiện của tự do lưu thông hàng hóa

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Đâu không phải là ý nghĩa tích cực của việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô ở EU?

A. Xóa bỏ cách biệt kinh tế - xã hội giữa các nước.

B. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường.

C. Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

D. Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn

Đáp án:

- Lợi ích của việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô ở EU là:

+ Nâng cao sức cạnh tranh

+ Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ

+ Thuận lợi việc chuyển vốn trong EU

+ Đơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp

=> Loại đáp án B, C, D

- Việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô ở EU không góp phần xóa bỏ cách biệt kinh tế - xã hội giữa các nước (việc xóa bỏ cách biệt kinh tế - xã hội giữa các nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước như chính sách phát triển, việc sử dụng các nguồn nhân lực tự nhiên – kinh tế xã hội....)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Tự do di chuyển bao gồm?

A. Tự do cư trú, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ kiểm toán.

B. Tự do đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải.

C. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

D. Tự do đi lại, cư trú, dịch vụ thông tin liên lạc.

Đáp án:

Tự do di chuyển là tự do đi lại, cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Tự do lưu thông hàng hóa là?

A. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

B. Tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch.

C. Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán.

D. Hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.

Đáp án:

Tự do lưu thông hàng hóa là các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong thị trường chung châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Các nước sáng lập và phát triển tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt gồm?

A. Đức, Pháp, Tây Ban Nha.

B. Đức, Pháp, Đan Mạch.

C. Đức, Pháp, Anh.

D. Đức, Pháp, Thụy Điển.

Đáp án:

Các nước sáng lập và phát triển tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt gồm: Đức, Pháp, Anh.

Đáp án cần chọn là: C

Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên