Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 33 có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 33 có đáp án năm 2023

Tải xuống

Để giúp học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 năm 2023 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 33 có đáp án mới nhất đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Quảng cáo

Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Câu 1 Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Đông Nam Bộ là

A. máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng may mặc.

B. máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.

C. vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng cao cấp.

D. dầu thô, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng cao cấp.

Trả lời:

 Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Đông Nam Bộ là máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2 Mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang lại giá trị kinh tế lớn nhất là

A. đồ gỗ.

B. dầu thô.

C. thực phẩm chế biến.

D. hàng may mặc.

Trả lời:

 Mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang lại giá trị kinh tế lớn nhất của Đông Nam Bộ là dầu thô.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3 Trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất Đông Nam Bộ và cả nước là

A. Vũng Tàu.

B. Hà Nội.

C. TP. Hồ Chí Minh.

D. Hải Phòng.

Trả lời:

 Trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất Đông Nam Bộ và cả nước là TP. Hồ Chí Minh.

Đáp án cần chọn là: C

Quảng cáo

Câu 4 Tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

A. Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.

B. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

C. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai.

D. TP. Hồ CHí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

Trả lời:

Tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5 Ngành công nghiệp sử dụng lao động có trình độ kĩ thuật, tay nghề cao ở Đông Nam Bộ là

A. Công nghiệp dầu khí.

B. Công nghiệp chế biến thực phẩm.

C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

D. Công nghiệp chế biến lâm sản.

Trả lời:

 Công nghiệp dầu khí là ngành công nghiệp hiện đại của Đông Nam Bộ

=> sử dụng lao động có trình độ kĩ thuật, tay nghề cao

- Các ngành còn lại: Công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lâm sản chủ yếu sử dụng thế mạnh về lao động dồi dào, không yêu cầu trình độ cao và nguồn nguyên liệu có sẵn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6 Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. Bình Dương.

B. Đồng Nai.

C. Vĩnh Long.

D. Long An.

Trả lời:

Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

=> Vĩnh Long không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Đáp án cần chọn là: C

Quảng cáo

Câu 7 Đâu không phải là đặc điểm của khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ?

A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng.

B. hoạt động xuất, nhập khẩu dẫn đầu cả nước.

C. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ lớn nhất.

D. dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.

Trả lời:

Đặc điểm của khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ

- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (34,5% năm 2002), đứng sau công nghiệp – xây dựng.

=> Nhận xét A: chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP là không đúng.

-  Hoạt động xuất, nhập khẩu dẫn đầu cả nước.

-  TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ của Đông Nam Bộ: trung tâm du lịch,  đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước….

- Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước (50,1% năm 2003).

=> Nhận xét B, C, D đúng => loại.

=> Nhận xét A không đúng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8 Đặc điểm kinh tế thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu của Đông Nam Bộ là

A. Vị trí trung tâm của Đông Nam Á, gần các tuyến hàng không, hàng hải quốc tế.

B. Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta.

C. Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, đặc biệt là công nghiệp.

Trả lời:

Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển năng động nhất nước ta:

- Sản xuất nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến => thúc đẩy các hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển, tạo ra khối lượng lớn các mặt hàng công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu (hàng thực phẩm, may mặc, giày dép,…), đặc biệt vùng có nguồn dầu thô đem lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị vô cùng lớn.

- Mặt khác, hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ đa dạng cũng đặt ra yêu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất….

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9 Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, nguyên nhân không phải vì

A. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thương trong nước và quốc tế.

B. Dân cư đông, có tay nghề cao; cơ sở hạ tầng – kĩ thuật khá đồng bộ.

C. Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

D. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất cả nước.

Trả lời:

 Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, nguyên nhân vì:

- Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với nước ngoài bằng nhiều loại hình giao thông, đặc biệt là giao thông đường biển qua cụm cảng Sài Gòn, Cát Lái - Hiệp Phước và các cảng Vùng Tàu, Thị Vải.

- Số dân đông, năng động, tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật khá đồng bộ và hoàn thiện nhất cả nước.

- Có chính sách mở cửa, ưu đãi thuế quan, thu hút đầu tư nước ngoài.

=> Nhận xét A, B, C đúng => Loại đáp án A, B, C

- Đông Nam Bộ không phải là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta (Đông bằng sông Hồng là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta) nên lịch sử khai thác lãnh thổ không phải là nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư của nước ngoài đến vùng này.

Đáp án cần chọn là: D

Quảng cáo

Câu 10 Nhân tố chủ yếu khiến lượng khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh ngày một đông là

A. Vị trí địa lí thuận lợi, có nhiều di tích văn hóa lịch sử, nhà hàng khách sạn.

B. Chính sách bảo hiểm du lịch cao và đảm bảo; không khí trong lành.

C. Vị trí nằm ở khu vực trung tâm của Đông Nam Á.

D. Đội ngũ lao động ngành du lịch có trình độ cao, hệ thống tiếp thị tốt.

Trả lời:

 Hồ Chí Minh có vị trí địa lí thuận lợi, với nhiều di tích văn hóa, lịch sử, có hệ thống khách sạn, nhà hàng đầy đủ tiện nghi. Đồng thời là đầu mối nhiều tuyến du lịch tham quan Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang, Côn Đảo nên du khách trong và ngoài nước đến TP. Hồ Chí Minh ngày càng đông.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11 Cho bảng số liệu:

Diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002.

 Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 33 có đáp án năm 2023

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 là

A. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ tròn.

D. Biểu đồ cột chồng.

Trả lời:

 - Để bài yêu cầu:

+ thể hiện tỉ trọng (về diện tích, dân số, GDP) của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với 3 vùng kinh tế trọng điểm.

+ của 3 đối tượng: diện tích, dân số và GDP

=> Căn cứ vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ tròn: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 là biểu đồ tròn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12 Cho bảng số liệu:

Tỉ trọng một số tiêu chí dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước (cả nước =100%)

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 33 có đáp án năm 2023

Nhận xét không đúng về một số tiêu chí dịch vụ của Đông Nam Bộ so với cả nước là:

A. Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/2 so với cả nước và tăng lên.

B. Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/3 so với cả nước và giảm nhẹ.

C. Số lượng hành khách vận chuyển của vùng chiếm gần 1/3 cả nước và giảm nhẹ.

D. Khối lượng hàng hóa vận chuyển chiếm tỉ trọng khá lớn, nhìn chung có xu hướng giảm.

Trả lời:

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/3 so với cả nước (33,1% năm 2002) và có xu hướng giảm nhẹ, từ 35,8% (1995) xuống 33,1% (2002).

=> nhận xét A.Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/2 so với cả nước và tăng lên là không đúng, nhận xét B đúng

- Số lượng hành khách vận chuyển của vùng  cũng chiếm tỉ trọng cao so với cả nước, gần 1/3 cả nước (30,3%) và giảm nhẹ từ 31,3%  (1995) xuống 30,3% (2002).

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển chiếm 15,9 % so với cả nước, có xu hướng giảm từ 17,1% (1995) xuống còn 15,9% (2002).

=> Nhận xét C, D đúng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13 Trong thời gian tới Đông Nam Bộ cần mở mang công nghiệp ra các địa phương thay vì tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn, nguyên nhân chủ yếu vì

A. Vấn đề quản lí hành chính quá tải, không thể phát triển thêm sản xuất công nghiệp.

B. Cần cân đối sự phát triển công nghiệp, phát huy vai trò lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm.

C. Tài nguyên thiên nhiên các vùng trung tâm đã cạn kiệt.

D. Phân tán một phần dân cư đô thị ra các vùng xung quanh, giảm sức ép của đô thị hóa.

Trả lời:

Hiện nay hoạt động công nghiệp của Đông Nam Bộ có phân bố không đồng đều trên toàn lãnh thổ: chủ yếu tập trung ở một số trung tâm kinh tế lớn ở khu vực phía đông nam như: TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa; trong khi các khu vực lân cận hoạt động công nghiệp còn thưa thớt và yếu kém.

Việc tập trung công nghiệp quá nhiều vào các khu vực trung tâm sẽ gây sức ép lớn về vấn đề môi trường, kéo theo các sức ép về dân cư – xã hội; không tận dụng được hiệu quả các lợi thế của vùng xung quanh để tạo sức mạnh kinh tế tổng hợp cho vùng.

=> Cần mở rộng hoạt động công nghiệp ra các địa phương thay vì tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn để khai thác tốt hơn các lợi thế về lãnh thổ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên giàu có (nông sản từ các vùng chuyên canh quy mô lớn), gắn công nghiệp chế biến với sản xuất nông nghiệp hàng hóa..; đồng thời phát huy vai trò lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam => góp phần tạo nên sức mạnh kinh tế tổng hợp cho vùng, giảm sức ép lên vấn đề môi trường, xã hội, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

=> Trong thời gian tới Đông Nam Bộ cần mở mang công nghiệp ra các địa phương thay vì tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn, nguyên nhân chủ yếu nhằm cần cân đối sự phát triển công nghiệp, phát huy vai trò lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm.

Đáp án cần chọn là: B

Tải xuống

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 9 khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Địa Lí 9 | Để học tốt Địa Lí 9 được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên