Toán 9 trang 128 (sách mới) | Kết nối tri thức



Lời giải Toán 9 trang 128 sách mới Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 9 biết cách làm bài tập Toán 9 trang 128.

Toán 9 trang 128 (sách mới) | Kết nối tri thức

Quảng cáo

- Toán lớp 9 trang 128 Tập 2 (sách mới):




Lưu trữ: Giải Toán 9 trang 128 (sách cũ)

Video Bài 42 trang 128 SGK Toán 9 Tập 1 - Cô Ngô Hoàng Ngọc Hà (Giáo viên VietJack)

Bài 42 (trang 128 SGK Toán 9 Tập 1): Cho hai đường tròn (O) và (O') tiếp xúc ngoài tại A, BC là tiếp tuyến chung ngoài, B ∈ (O), C ∈ (O'). Tiếp tuyến chung trong tại A cắt BC ở điểm M. Gọi E là giao điểm của OM và AB, F là giao điểm của O'M và AC. Chứng minh rằng:

a) Tứ giác AEMF là hình chữ nhật.

b) ME.MO = MF.MO'

c) OO' là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính là BC

d) BC là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính OO'

Quảng cáo

Lời giải:

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

a)

Ta có: MB, MA là tiếp tuyến của đường tròn (O) nên MA = MB (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) (1)

Ta lại có MA, MC là tiếp tuyến của đường tròn (O’) nên MA = MC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) (2)

Từ (1) và (2) suy ra MA = MB = MC => MA = 12BC

Xét tam giác ABC

Có MA là trung tuyến và MA = 12BC

Do đó, tam giác ABC vuông tại A

=> BAC^=90o

Xét tam giác MBA cân tại M  (do MA = MB )

Có EM là phân giác (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) nên ME cũng là đường cao

=> ME ⊥ AB => AEM^=90o

Xét tam giác MCA cân tại M (do MA = MC)

Có FM là phân giác (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) nên MF cũng là đường cao

=> MF ⊥ AC => AFM^=90o

Quảng cáo

Xét tứ giác AEMF có

BAC^=90o

AFM^=90o

AEM^=90o

Do đó, AEMF là hình chữ nhật.

b)

Xét tam giác AOM vuông tại A (do AM là tiếp tuyến)

Có:

AE ⊥ MO nên AE là đường cao.

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ta có:

MA2 = ME . MO (3)

Xét tam giác AO’M vuông tại A (do AM là tiếp tuyến)

Có AF ⊥ MO' nên AF là đường cao.

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ta có:

MA2 = MF.MO' (4)

Từ (3) và (4)  ME. MO = MF. MO’.

c)

Ta có MA = MB = MC (chứng minh câu a)

Quảng cáo

Do đó, A, B, C nằm trên đường tròn tâm M bán kính MA, đường tròn này có BC là đường kính do BAC^=90o.

Mặt khác OO' ⊥ MA tại A

Do đó, OO’ là tiếp tuyến của đường tròn tâm M đường kính BC.

d)

Ta có: OBBCO'CBCOB//O'C

Do đó, tứ giác OBCO’ là hình thang

Gọi I là trung điểm của OO’.

Ta có M là trung điểm của BC.

Do đó, MI  là đường trung bình của hình thang OBCO’

⇒ MI // OB // O'C

OBBCO'CBCMIBC (5)

Ta có AEMF là hình chữ nhật nên OMO'^=EMF^=90o

Do đó, tam giác OMO’ vuông tại M

Ta lại có MI là trung tuyến của tam giác OMO’ nên MI = IO = IO’ (tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền)

Do đó, O, M, O’ nằm trên đường tròn tâm I đường kính OO’ (6)

Từ (5) và (6) ta suy ra BC là tiếp tuyến của đường tròn tâm I đường kính OO’.

Tham khảo lời giải các bài tập Toán 9 bài ôn tập chương II khác:

CÂU HỎI

Các bài giải Toán 9 Tập 1 Chương 2 khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Toán 9 Tập 1 & Tập 2 của chúng tôi được biên soạn bám sát theo chương trình sgk Toán 9 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


bai-on-tap-chuong-2-phan-hinh-hoc.jsp


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên