Giáo án Đạo đức lớp 4 Bài 8: Em thiết lập quan hệ bạn bè - Chân trời sáng tạo

Giáo án Đạo đức lớp 4 Bài 8: Em thiết lập quan hệ bạn bè - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết vì sao phải thiết lập quan hệ bạn bè.

- Nhận biết được cách đơn giản để thiết lập quan hệ bạn bè.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong xử lí tình huống; Ứng xử văn minh, lịch sự trong các tình huống để thiết lập quan hệ bạn bè.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được một số cách đơn giản để thiết lập quan hệ bạn bè; Ứng xử thân thiện, tạo thiện cảm trong giao tiếp để thiết lập quan hệ bạn bè.

Năng lực riêng:

- Năng lực phát triển bản thân và năng lực điều chỉnh hành vị: Biết vì sao phải thiết lập quan hệ bạn bè; Biết được một số cách đơn giản để thiết lập quan hệ bạn bè.

Quảng cáo

3. Phẩm chất

- Nhân ái: Có thái độ hoà đồng và sẵn sàng thiết lập các mối quan hệ tích cực với bạn bè.

- Trách nhiệm:Tự giác trong việc thiết lập quan hệ bạn bà để có nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.

- Các hình ảnh minh họa tình huống về cách thiết lập quan hệ bạn bè.

- Giấy A4, sơ đồ tư duy vẽ sẵn trên giấy khổ A1 hoặc A0.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Quảng cáo

b. Đối với học sinh

- SHS, Vở bài tập Đạo đức 4.

- Bút viết, bảng con, phấn/bút viết bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học Em thiết lập quan hệ bạn bè.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Em tỏa sáng:

+ Giới thiệu tên của em.

+ Nêu một đặc điềm nổi bật của bản thân.

+ Thực hiện một động tác hoặc cử chỉ đễ thương để chào hỏi cả lớp.

Ví dụ:

- Chào các bạn, tớ là Minh. Minh tự tin. (giang tay khoe đáng về khoẻ mạnh).

- Chào các bạn, tớ là Linh. Linh lém lỉnh. (hai tay xoè váy và nhún người chào).

- GV mời 5 - 7 HS lên thực hiện trước lớp, mỗi bạn có 30 giây để thực hiện.Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nêu yêu cầu: Chia sẻ lại cảm xúc của em khi giới thiệu bản thân với người bạn mới.

- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Để làm quen bạn mới, lời giới thiệu và cách giới thiệu rất quan trọng. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ với bạn bè và những

cách đơn giản để thiết lập quan hệ bạn bè– Bài 8: Em thiết lập quan hệ bạn bè.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tranh và nêu các cách thiết lập quan hệ bạn bè.

a. Mục tiêu: HS nhận biết được các cách đơn giản đề thiết lập quan hệ bạn bè.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát tranh (SGK tr.39) và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát tranh và nêu các cách thiết lập quan hệ bạn bè.

Giáo án Đạo đức lớp 4 Bài 8: Em thiết lập quan hệ bạn bè | Chân trời sáng tạo

- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời 1 - 2 HS làm mẫu những cách thiết lập quan hệ bạn bè này trên lớp để hiểu được cách thực hành kĩ năng.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tranh 1: Nói lời chào hỏi → HS làm mẫu cách vẫy tay chào, nụ cười tươi, tương tác mắt với bạn mới.

+ Tranh 2: Chủ động giúp đỡ, làm quen với bạn → HS làm mẫu cách đặt câu hôi làm quen với bạn mới, ví dụ: Bạn tên gì? Bạn học lớp nào?...

+ Tranh 3: Giới thiệu bạn với người xung quanh → HS làm mẫu cách giới thiệu người bạn mới với các bạn khác, ví dụ: Giới thiệu tên của bạn mới với bạn bè xung quanh, gây chú ý cho các bạn và mời người bạn mới tự giới thiệu bản thân.

+ Tranh 4: Mời bạn cùng vui chơi → HS làm mẫu cách mời bạn mới cùng tham gia các hoạt động khác, ví dụ: Mời bạn cùng chơi, mời bạn cùng học, mời bạn cùng ăn, mời bạn cùng đọc sách,...

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS xung phong chia sẻ.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS xung phong làm mẫu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Đạo đức lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Đạo đức lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Đạo đức lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Đạo đức lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên