Giáo án Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 12: Lớp vỏ khí. Khí áp và gió trên Trái Đất

Giáo án Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 12: Lớp vỏ khí. Khí áp và gió trên Trái Đất

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

- Hiểu đuợc vai trò của oxy, hơi nước và khí cacbonic trong khí quyển.

- Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu.

- Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí.

- Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

- Biết cách sử dụng khi áp kế.

- Có ý thức bảo vệ bầu khí quyển và lớp ô-dôn

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:  

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự  nhiên 

3. Phẩm chất

-Trách nhiệm: 

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.


Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là khí

quyển hay lớp vỏ khí của Trái Đất. Lớp vỏ khígồm, những thành phần nào và cấu tạo ra sao? Khí áp và gió phân bố như thế nào trên Trái Đất

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới


Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Thành phần không khí gần bề mặt đất

a. Mục đích: HS kểtên được các thành phần và tỉ trọng củacác thành phần đó trong 

b. Nội dung: Thành phần không khí gần bề mặt đất

c. Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS

d. Cách thực hiện. 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

1/ Các tầng khí quyển 

Đọc thông tin trong mục 2 và quan sát hình em hãy:

-Cho biết khí quyển gồm những tầng nào.

HS làm việc nhóm 



Đối lưu

Bình lưu

Vị trí



Đặc điểm



2/ Thành phần không khí

GV: Cho HS quan sát H SGK phóng to

Quan sát hình 12.2, hình 12.3 kết hợp với nội dung trong bài, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Nêu tỉ lệ các thành phần của không khí.

- Trong quá trình cây xanh quang hợp, chất hữu cơ và khỉ oxy được tạo ra như thế nào?

- Khí oxy và hơi nước có vai trò gì đối với tự nhiên trên Trái Đất?

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

I/ CÁC TẦNG KHÍ QUYỂN VÀ THÀNH PHẦN KHÔNG KHÍ


1/ Các tầng khí quyển 

Gồm 3 tầng:

+ Đối lưu

+ Bình lưu

+ Tầng cao khí quyển.

* Tầng đối lưu:

- Nằm dưới cùng, độ dày từ 0-16 km.

- Tập trung 90% KHÔNG KHÍ, KHÔNG KHÍ luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng :mây, mưa, sấm chớp…

- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, lên cao100m nhiệt độ giảm 0,60C.

* Tầng bình lưu:

- Nằm trên tầng đối lưu, độ dày từ 16 – 80 km, không khí chuyển động theo chiều ngang.

- Có lớp ôzôn có tác dụng hấp thụ, ngăn các tia bức xạ có hại của MT đối với sinh vật và con người

2/ Thành phần không khí 

Gồm: 

- Khí nitơ chiếm 78%.

- Khí oxi chiếm 21% .

- Hơi nước và các khí khác

chiếm 1%

-> Các khi này có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và đời sống.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời


Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài


Hoạt động 2.2: khối khí

a. Mục đích: HS biết được nơi hình thành và đặc điểmcủa các khối khí

b. Nội dung: Tìm hiểu Các khối khí

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung sau: 

Khối khí

Nơi hìnhthành

Đặc điểm chính













HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

II/ khối khí 


Các khối khí:

- Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.


- Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.


- Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.


- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời


Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài


Hoạt động 2.3: Khí áp và gió trên Trái Đất

a. Mục đích: HS biết được khái niệm khí áp, đơn vị đo khí áp; sự phân bố các đai khí hậu trên Trái Đất

b. Nội dung: Tìm hiểu Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Khí áp

Dựa vào hình 12.4a và thông tin trong bài, em hãy:

- Đọc trị sổ khí áp đang hiển thị trên khí áp kế kim loại.

- Trị số ấy là khí áp thấp hay khỉ áp cao

Các đai khí áp trên Trái đất

Quan sát hình 12.5, em cho biết:

-Trên Trái Đất có các đai khí áp nào?

-Nêu tên các đai khíáp thấp, đai khíáp cao

2/ Gió trên Trái Đất

Dựa vào hình 12.5, em hãy:

-

Loại gió

phạm vi gió thổi

Hướng gió

Tín phong



Tây ôn đới



Đông cực




HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

III/ Khí áp và gió trên Trái Đất

1. Khí áp

- Sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp.

- Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân.

Các đai khí áp trên Trái đất.

- Khí áp được phân bố trên TRÁI ĐẤT thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực

+ Các đai áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00và khoảng vĩ độ 600B và N

+ Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300B và N và khoảng vĩ độ 900B và N(cực Bắc và Nam)

2/ Gió trên Trái Đất


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời


Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài


Bảng chuẩn kiến thức

Loại gió

Phạm vi gió thổi

Hướng gió


Tín phong

Từ khoảng các vĩ độ 300B và N về XĐ

ở nửa cầu Bắc hướng ĐB, 

ở nửa cầu Nam hướng ĐN


Tây ôn đới

Từ khoảng các vĩ độ 300B và N lên khoảng các vĩ độ 600B và N

ở nửa cầu B, gió hướng TN, 

ở nửa cầu N, gió hướng TB


Đông cực

Từ khoảng các vĩ độ 900Bvà N về 600B và N

ở nửa cầu B, gió hướng ĐB, 

ở nửa cầu N, gió hướng ĐN


Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 

b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập. 

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau.

1.Em hãy cho biết tầng khíquyểnnào ảnh hưởng nhiều nhất đến sự sốngtrên Trái Đất? Vì sao?

2.Dựa vào hình12.5, em hãy xác định hướng thổi của gióĐông cực ở cả hai bán cầu

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời. 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học


Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức 

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Hãy tìm hiểu và cho biết lãnh thổ Việt Nam nằm trong phạm vi ảnh hưởng của loại gió nào?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức 

HS: Lắng nghe và ghi nhớ. 


Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên