Giáo án Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 13: Thời tiết và khí hậu

Giáo án Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 13: Thời tiết và khí hậu

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

- Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.

- Mô tả được hiện tượng hình thành mây và mưa.

- Biết sử dụng nhiệt kế và ẩm kế.

- Phân biệt thời tiết và khí hậu.

-Trình bày được khái quát đặc điểm của một đới khí hậu.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:  

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự  nhiên 

3. Phẩm chất

-Trách nhiệm: 

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.


Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS được quan sát video về nhữngtrận thiên tai, lũ lụt. Nêu hậu quả

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới


Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Nhiệt độ không khí

a. Mục đích:Dụng cụ đo nhiệt độ không khí, sự thay đổi nhiệt độ không khí trên TĐ

b. Nội dung: Nhiệt độ không khí

c. Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS

d. Cách thực hiện. 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Quan sát hình 13.1, 13.2 


Giáo án Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 13: Thời tiết và khí hậu


và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết nhiệt kế hình 13.2 chì bao nhiêu độ?

- Thế nào là nhiệt độ không khí? Vì sao không 

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

I/ Nhiệt độ không khí

- Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất.

- Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế. Có hai loại nhiệt kế thường dùng là nhiệt kế có bầu thuỷ ngân (hoặc rượu) và nhiệt kế điện tử.

- Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt trong lều khí tượng sơn màu trắng (hình 3), cách mặt đất 1,5 m. Nhiệt độ không khí được đo ít nhất 4 lần trong ngày (ở Việt Nam vào các thời điểm: 1, 7, 13, 19 giờ)




Hoạt động 2.1: Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bể mặt Trái Đất theo vĩ độ a. Mục đích: Sự thay đổinhiệt độ không khí trên bể mặt Trái Đất theo vĩ độ

b. Nội dung: Sự thay đổinhiệt độ không khí trên bể mặt Trái Đất theo vĩ độ

c. Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS

d. Cách thực hiện. 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào bảng 13.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới.

- Rút ra sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trải Đất theo vĩ độ.

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

II/ Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bể mặt Trái Đất theo vĩ độ.

- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao. 

- Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng. 

- Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn



Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài


Hoạt động 2.3: Độ ẩm không khí, Mây và mưa

a. Mục đích: HS biết được quá trình hình thành củamây và mưa; sự phân bố lượng mưa trong năm. 

b. Nội dung: Tìm hiểu Mây và mưa

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

a/ Quá trình hình thành mây và mưa

1/ Cho biết giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4. Còn bao nhiêu % nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hoà?

2/ Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 5, em hãy mô tả quá trình hình thành mây và mưa. Gợi ý:

- Hơi nước trong không khí được cung cấp từ những nguồn nào?

- Khi nào hơi nước ngưng tụ thành mây?

- Khi nào mây tạo thành mưa?

b) Sự phân bố lượng mưa trung bình năm

Hãy xác định trên bản đồ hình 6:

- Những vùng có lượng mưa trung bình năm trên 2 000 mm.

- Những vùng có lượng mưa trung bình năm dưới 200 mm

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

III/ Độ ẩm không khí, Mây và mưa


a/ Quá trình hình thành mây và mưa

- Trong không khí có hơi nước 

- Hơi nước trong không khí tạo ra độ ẩm của không khí.

- Dụng cụ để đo độ ẩm của KHÔNG KHÍ gọi là ẩm kế .

- Nhiệt độ không khí càng cao thì khả năng chứa hơi nước của không khí càng lớn.

- Lượng hơi nước trong KHÔNG KHÍ đã bão hoà hoặc hơi nước bốc lên cao hoặc hơi nước tiếp xúc với khối không khí lạnh sẽ ngưng tụ

a. Khái niệm: Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành các hạt nước (mây), gặp điều kiện thuận lợi hạt nước to dần và rơi xuống, gọi là mưa.

- Dụng cụ đo mưa là vũ kế.

- Lượng mưa trung bình năm của một địa phương là lượng mưa của nhiều năm cộng lại và chia cho số năm



Hoạt động 2.4: thời tiết và khí hậu

a. Mục đích: HS biết được khái niệm thời tiết và khí hậu

b. Nội dung: Khái niệm về thời tiết và khí hậu

c. Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS

d. Cách thực hiện. 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS đọc thông tin SGK và cho biết

- Khái niệm thời tiết, khí hậu.

Dựa vào bản tin dự báo thời tiết ở trên, em hãy:

- Nêu những yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết.

- Mô tả đặc điểm thời tiết của từng ngày trong bảng.

- Hãy cho biết, trong tình huống ở đầu bài, bạn nào là người nói đúng

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

IV/ thời tiết và khí hậu 

- Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bẳng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió. Thời tiết luôn thay đổi

- Khí hậu ở một nơi là tổng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài


Hoạt động 2.5: Các đới khí hậu trên Trái Đất

a. Mục đích: HS biết được phạm vi và đặc điểm của các đới khí hậu trên TĐ

b. Nội dung: Tìm hiểu Các đới khí hậu trên Trái Đất

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV 

1.Xác định trên hình 13.4

Giáo án Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 13: Thời tiết và khí hậu


2.phạm vi của năm đới khí hậu trên Trái Đất.

2. Hãy lựa chọn và trình bày khái quát đặc điểm của một đới khí hậu.

Tên đới khí hậu

Phạm vi và Đặc điểm 







HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

V/ Các đới khí hậu trên Trái Đất 


(Bảng chuẩn kiến thức)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời


Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài


Bảng chuẩn kiến thức.

Tên đới khí hậu

Phạm vi và Đặc điểm 

Đới nóng

Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20°C, Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch.

2 đới ôn hoà

Có nhiệt độ không khí trung bình năm dưới 20°C, tháng nóng nhất không thấp hơn 10°C; Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới

2 đới lạnh

Là khu vực có băng tuyết hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều dưới 10°C; Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực


Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 

b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập. 

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau.

1.Cho biết cách tính nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ trung bình năm dựa vào cách tính nhiệt độ trung bình ngày.

2.Cho bảng số liệu sau:

Bảng 13.3 Nhiệt độ theo giờ của một ngày trong tháng 11 tại Hà Nội

Giờ

1

7

13

19

Nhiệt độ (°C)

19

19

27

23


Dựa vào bảng số liệu 13.3:

-Hãy tính nhiệt độ trung bình ngày trong tháng 11 của Hà Nội.

-Trong ngày, nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu °c ? Thấp nhất là bao nhiêu °c?

Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày chênh nhau bao nhiêu °c

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời. 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học


Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức 

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Em hãy cho biết, khi gặp cơn dông em cần làm gì và không được làm gì đểphòng tai nạn do sấmsét

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức 

HS: Lắng nghe và ghi nhớ. 


Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên