Giáo án Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình

Giáo án Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

- Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.

- Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.

- Kể được tên một số nhóm đất điển hình trên thế giới.

- Xác định được trên bản đồ một số nhóm đất ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:  

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự  nhiên 

3. Phẩm chất

-Trách nhiệm: 

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.


Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu ”

(Ca dao)

Khoảng 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất là đại dương, phần còn lại là lục địa. Lớp đất trên Trái Đất là môi trường sốngcủacon người và các sinh vật song. Vậy đất bao gồm những thành phần chínhnào? Có những nhóm đất điểnhìnhnào? Những nhân tố nào góp phần hìnhthành đất?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới


Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: I. LỚP ĐẤT, CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA ĐẤT VÀ TẦNG ĐẤT

a. Mục đích: kể tên được các tầng của đất và vai trò củatầng chứa mùn.

b.Nội dung: LỚP ĐẤT, CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA ĐẤT VÀ TẦNG ĐẤT

c. Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS

d. Cách thực hiện. 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập



1/ Lớp đất

? Khái niệm lớp đất.

? Giá trị độ phì nhiêu của đất






2/ Các thành phần chính của đất

Dựa vào vào hình 19.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết các thành phần chính của đất.

- Thành phần nào chiếm tì lệ lớn nhất?

- Thành phần nào quan trọng nhất


3/ Các tầng đất

1. Quan sát hình, em hãy kể tên các tầng đất

Giáo án Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình

2. Trong các tầng đất, tầng nào trực tiếp tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

I. LỚP ĐẤT, CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA ĐẤT VÀ TẦNG ĐẤT


1/ Lớp đất

Lớp vật chất mỏng, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì gọi là lớp đất.


2/ Các thành phần chính của đất


Lớp đất trên các lục địa bao gồm các thành phần là chất vô cơ, chất hữu cơ, nước, không khí


3/ Các tầng đất

-Gồm 3 tầng: Tầng đá mẹ, tầng tích tụ và tầng chứa mùn.

- Trong đó tầng tích tụ có tác động mạnh mẽ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài



Hoạt động 2.2: Các nhân tố hình thành đất

a. Mục đích: HS biết được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất như đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian

b. Nội dung: Tìm hiểu Các nhân tố hình thành đất

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV 

1/ Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất.

2/ Dựa vào hình ảnh và thông tin trong mục 3, em hãy trình bày nhân tố hình thành đất mà em cho là quan trọng nhất và giải thích cho sự lựa chọn đó.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

II/ Các nhân tố hình thành đất


Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất như đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.


Trong đó nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất là đá mẹ. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài


Hoạt động 2.3: Một số nhóm đất điển hình trên thế giới

a. Mục đích: HS kể tên được 1 số loại đất có diện tích lớn trên thếgiới

b. Nội dung: Tìm hiểu Một số nhóm đất điểnhình trên Trái Đất

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV

Dựa vào vào hình 19.4, em hãy kê tên:

- Một số nhóm đất điển hình trên thế giới.

- Các nhóm đất điển hình ở lục địa Á - Âu và lục địa Phi


Giáo án Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

III/ Một số nhóm đất điển hình trên thế giới


- Dựa vào quá trình hình thành và tinh chất đất.


- Đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dôn vả đất đỏ vàng nhiệt đới là một số nhóm đất điển hình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài


Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 

b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập. 

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau.

Em hãy cho biết:

-Vai trò của lớp đất đốivới sinh vật (thực vật, động vật,...)?

-Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất? Giải thích vì sao em chọn nhân tốđó?

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời. 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học


Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức 

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS hoàn thành các nội dung sau.

Dựa vào nội dung đã học và hiểubiết của mình, em hãy sưu tầm những thông tin liên quan đến những nhóm đất chínhở Việt Nam 

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức 

HS: Lắng nghe và ghi nhớ. 


Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên