Giáo án Địa Lí 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Giáo án Địa Lí 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất: chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời; các mùa

2. Kĩ năng:

- Xác định đường chyển động biểu kiến của Mặt Trời trong 1 năm

- Xác định góc chiếu sáng của tia Mặt Trời trong các ngày: 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12 lúc 12 giờ trưa để rút ra kết luận: Trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, dẫn tới sự thay đổi góc chiếu sáng tại mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất, dẫn tới hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa.

3. Thái độ:

- Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành, phát triển của các thiên thể

- Nhận thấy được những ảnh hưởng của các hệ quả chuyển động của Trái đất đến sinh hoạt hàng ngày.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

   + Năng lực giao tiếp

   + Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

   + Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

   + Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (hình vẽ)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:

- Đàm thọai gợi mở

- Thảo luận nhóm

- Thuyết trình

- Sử dùng đồ dùng trực quan: hình vẽ, mô hình.

2. Phương tiện:

Các hình trong SGK phóng to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kết hợp

3. Hoạt động khởi động: (3 phút)

Ca dao Việt Nam có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng 10 chưa cười đã tối”. Em hãy giải thích tại sao có hiện tượng như vậy? Bài học hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm ra câu trả lời?

4. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời

- Hình thức: Hoạt động cá nhân

- Phương pháp: Đặt vấn đề, thuyết trình, gợi mở.

- Thời gian: 7 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Bước 1: GV cho HS quan sát hình 6.2, 6.1 và kênh chữ trong SGK, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Chuyển động biểu kiến là chuyển động thực hay chuyển động ảo? nó có thể quan sát bằng mắt thường không?

- Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh là hiện tượng như thế nào?

- Đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời cho ta biết điều gì?

- Trả lời câu hỏi màu xanh trong SGK

Bước 2: HS quan sát, trả lời

Bước 3: GV tổng kết và chuẩn lại kiến thức.

I. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời

- Chuyển động biểu kiến: là chuyển động không có thực được quan sát bằng mắt

- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: là mặt trời ở đúng trên đỉnh đầu vào lúc 12 h trưa, tạo 1 góc 90 độ vs bề mặt đất.

=> Hằng năm, ở vĩ độ nào, thời gian nào, Mặt Trời lên thiên đỉnh.

   + 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến

   + 1 lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam

   + không có hiện tượng MT lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các mùa trong năm

- Hình thức: Hoạt động cá nhân.

- Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình.

- Thời gian: 15 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Hoạt động 2: Tìm hiểu các mùa trong năm

- Hình thức: Hoạt động cá nhân.

- Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình.

- Thời gian: 15 phút.

Bước 1:

- GV: Dựa vào hiểu biết của bản thân, mùa là gì?

Quan sát hình 6.2 và kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:

   + Một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Có đặc điểm gì (thời gian, đặc điểm thời tiết)

   + Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa theo dương lịch và âm - dương lịch có giống nhau không?

   + Nguyên nhân sinh ra mùa?

   + Mùa ở 2 bán cầu có ngược nhau không? Tại sao?

Bước 2: HS quan sát trả lời

Bước 3: GV tổng kết và chuẩn lại kiến thức

II. Các mùa trong năm:

- Khái niệm: Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Nguyên nhân:

   + Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo

   + Không đổi phương.

- Mỗi năm có 4 mùa: thời gian bắt đầu và kết thúc có sự khác nhau giữa các nước theo dương lịch và âm-dương lịch.

* Các nước theo dương lịch

   + Mùa xuân: 21/3(lậpxuân)→22/6(hạ chí).

   + Mùa hạ: 22/6(hạ chí)-23/9(thu phân)

   + Mùa thu: từ 23/9(thu phân) - 22/12( ĐC)

   + Mùa đông:từ 22/12(ĐC) - 21/3(XP).

* Các nước theo âm-dương lịch: sớm hơn 45 ngày

- Nam bán cầu ngược lại

Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ

- Hình thức: Hoạt động cả lớp, nhóm.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại, thuyết trình.

- Thời gian: 15 phút

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập ( phụ lục 1) trong vòng 4 phút:

   + Nhóm 1+2: Tìm hiểu ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa từ 21/3 đến 23/9

   + Nhím 3+4: Tìm hiểu ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa từ 23/9-21/3

Các nhóm thảo luận, sau đó đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.

Bước 2:

- GV: Theo vĩ độ, ngày đêm có khác nhau không? Dựa vào SGK, điền thông tin còn thiếu vào chỗ trống (phụ lục 2)

- Đại diện HS trả lời

Bước 3: GV tổng kết và chuẩn lại kiến thức

III. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

( Phụ lục 3)

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

1. Hoạt động củng cố (2 phút)

Vẽ sơ đồ tư duy về các hệ quả của chuyển động quay quanh mặt trời

2. Phụ lục

Phụ lục 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhiệm vụ: Quan sát hình 6.3 trong SGK, thảo luận theo nhóm trong vòng 4 phút hoàn thành nội dung bảng sau:

Bảng: Ngày, đêm dài ngắn theo mùa

Thời gian Đặc điểm Bắc bán cầu Nam bán cầu
21/3 => 23/9 Mùa
So sánh độ dài ngày đêm
Ngày 22/6
Ngày 21/3 và ngày 23/9
23/9 => 21/3 Mùa
So sánh độ dài ngày đêm
Ngày 22/12
Ngày 21/3 và ngày 23/9

Phụ lục 2:

2. Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ

- Ở Xích đạo:……………………………………………………………...

- Ở cực: ……………………………………………………………………..

- Mùa hạ: càng đi lên vĩ độ cao…………………………………………...

- Mùa đông: càng đi lên vĩ độ cao………………………………………

Phụ lục 3:

Thông tin phản hồi

1. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa

Thời gian Đặc điểm Bắc bán cầu Nam bán cầu
21/3 => 23/9 Mùa Xuân, Hạ Thu, Đông
So sánh độ dài ngày đêm Ngày dài, đêm ngắn Ngày ngắn, đêm dài
Ngày 22/6 Ngày dài nhất Đêm dài nhất
23/9 => 21/3 Mùa Thu, Đông Xuân, Hạ
So sánh độ dài ngày đêm Ngày ngắn, đêm dài Ngày dài, đêm ngắn
Ngày 22/12 Đêm dài nhất Ngày dài nhất
Ngày 21/3 và ngày 23/9 Ngày và đêm bằng nhau, = 12h

2. Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ

- Ở Xích đạo: quanh năm ngày = đêm, càng xa xích đạo chênh lệch càng nhiều

- Ở cực: 6 tháng ngày, 6 tháng đêm

- Mùa hạ: càng đi lên vĩ độ cao, ngày càng dài, đêm càng ngắn

- Mùa đông: càng đi lên vĩ độ cao, ngày càng ngắn, đêm càng dài

3. Giao bài tập

- Hoàn thành sơ đồ tư duy vào vở

V. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH

………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 theo phương pháp mới khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tài liệu Giáo án Địa Lí lớp 10 theo phương pháp mới được biên soạn theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT bám sát chương trình Địa Lí lớp 10.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên