Giáo án GDCD 8 Ôn tập học kì 2
Giáo án GDCD 8 Ôn tập học kì 2
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học.
2. Kĩ năng
HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
3. Thái Độ
HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật đã học.
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học
1. Giáo viên: sgk, sgv giáo dục công dân 8.
2. Học sinh: Ôn lại nội dung các bài đã học.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ............................
2. Kiểm tra bài cũ( Không)
3. Bài mới
1. Đặt vấn đề: Gv nêu lí do của tiết học
2. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
*HĐ1: Ôn lại nội dung các bài đã học( Phần lí thuyết). Gv: HD học sinh ôn lại nội dung của các chuẩn mực pháp luật đã học theo hệ thống những câu hỏi sau: - Tệ nạn xã hội là gì? Vì sao nói ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS? Là học sinh, chúng ta phải làm gì để không sa vào các tệ nạn xã hội? * Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm các hành vi sai lệnh chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. * Gợi ý: Vì ma túy và mại dâm là con đường chính để lây truyền HIV/AIDS Tiêm chích ma túy lây qua đường máu. Mại dâm lây qua đường tình dục. Nguyên nhân chính là do bản thân thiếu hiểu biết, thiếu ý chí tự chủ. * Học sinh: Phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. Cần tuân theo quy định của pháp luật. tham gia hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong trường học và địa phương. - HIV là gì? AIDS là gì? HIV/AIDS lây truyền qua các con đường nào? Nêu các cách phòng nhiễm HIV/AIDS ? * - HIV là tên gọi của loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người. - AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe dọa tính mạng con người. * Có 3 con đường lây truyền HIV/AISD: -Lây, truyền qua đường máu. -Lây, truyền qua quan hệ tình dục. -Lây, truyền từ mẹ sang con. * Các cách phòng tránh HIV/AIDS: -Không tiếp xúc với máu người nhiễm HIV/AISD. -Không dùng chung bơm kim tiêm. -Không quan hệ tình dục bừa bãi. -Không nên sinh con khi bị nhiễm bệnh. -> Chúng ta có thể phòng tránh nhiễm HIV/AISD nếu có hiểu biết đầy đủ về nó và có ý thức phòng ngừa. - Vì sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại? Trách nhiệm của công dân - học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại? * Các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản của cá nhân, gia đình và xã hội. * Học sinh: -Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại. -Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên. -Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên. - Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Quyền sở hữu tài sản bao gồm những quyền nào? Công dân có quyền sở hữu về những gì? - Là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Bao gồm: - Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ tài sản. - Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị của tài sản và hưởng lợi từ giá trị của tài sản. - Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với giá trị của tài sản như mua, bán, tặng, cho… - Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, vốn và tài sản trong doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế khác. - Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?. - Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là gì?. - Vì sao ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật? Nêu 2 việc em có thể làm để thực hiện quyền tự do ngôn luận? -Tránh được việc sử dụng ngôn luận bừa bãi. - Lợi dụng ngôn luận để gây hại cho lợi ích hợp pháp của người khác; cho lợi ích cộng đồng, đất nước. - Phát huy được quyền làm chủ công dân góp phần xây dựng Nhà nước, quản lí xã hội. * Học sinh nêu đúng hai việc làm thể hiện tự do ngôn luận - Phát biểu ý kiến trong cuộc họp ở trường, lớp. - Viết bài đăng báo. - Góp ý cho hoạt động của trường. - v.v… - Hiến pháp là gì?. Nêu nội dung cơ bản của HP 1992?. - Nêu tên của 4 bản HP 1946,1959,1980, 1992?. - PL là gì? Nêu và phân tích 3 đặc điểm của PL?. |
I. Nội dung các chuẩn mực pháp luật đã học 1. Phòng chống các tệ nạn xã hội. 2. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS. 3. Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. 4. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. 5. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng. 6. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. 7. Quyền tự do ngôn luận. 8. Hiến pháp nước CHXHCN VN. 9. Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. |
* HĐ2: Thực hành các nội dung đã học Gv: HD học sinh làm các bài tập trong sgk,( có thể trao đổi tại lớp một số bài tập tiêu biểu). Gv: Cho hs làm một số bài tập nâng cao ở sách bài tập. BT1: Hiền rủ Thủy đến nhà Huệ chơi nhân ngày sinh của Huệ. Thủy nói: “Cậu không biết là chị của Huệ bị ốm à? Người ta nói chị ấy bị AIDS. Tớ sợ lắm, nhỡ bị lây thì chết, tớ không đến đâu!”. - Em có đồng tình với Thủy không? Vì sao? - Nếu em là Hiền thì trong trường hợp đó, em sẽ làm gì? BT2: Năm nay, Sơn đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho Sơn một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác nên Sơn tự rao bán chiếc xe đó. Theo em: a) Sơn có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không? Vì sao? b) Sơn có những quyền nào đối với chiếc xe đạp đó? c) Muốn bán chiếc xe đạp đó, Sơn phải làm gì? |
II. Bài tập * BT1: - Em không đồng tình với ý kiến của Thủy, vì chúng ta không nên phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ. - Em giải thích cho bạn hiểu HIV/AIDS không lây truyền qua các con đường giao tiếp thông thường. * BT2: a. Sơn không có quyền bán chiếc xe. Chiếc xe do bố mẹ mua, Sơn còn nhỏ chịu sự quản lí của bố mẹ. Chỉ có bố mẹ mới có quyền định đoạt. b. Sơn chỉ có quyền chiếm hữu và quyền sử dụng. c. Muốn bán xe phải được sự đồng ý của bố mẹ. |
4. Củng cố
GV nhắc lại một số nội dung trọng tâm của các bài ( từ bài 6 đến bài 9)
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học kĩ bài.
- Tiết sau tiến hành kiểm tra học kì II.
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 8 chuẩn khác:
- Đề kiểm tra học kì 2
- Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học
- Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học (tiết 2)
- Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án GDCD lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)