Giáo án GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 1: Sống có lí tưởng
Giáo án GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 1: Sống có lí tưởng
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án GDCD 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm sống có lí tưởng
- Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.
- Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.
- Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng sống.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được khái niệm sống có lí tưởng; Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng; Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.
- Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân: xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động thể hiện sống có lí tưởng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
- Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên Việt Nam,...
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục công dân 9.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hình dung và hiểu rõ các giá trị của lý tưởng sống trong xã hội.
- Khuyến khích học sinh suy nghĩ về cách gieo trồng và nuôi dưỡng lý tưởng trong cuộc sống hàng ngày.
- Tạo không khí sôi nổi, khơi dậy sự tò mò và tinh thần tham gia của học sinh.
b. Nội dung:
- Học sinh sẽ tham gia trò chơi “Gieo hạt lí tưởng” với hình thức “gieo hạt”, trong đó HS sẽ đưa ra những hành động cụ thể để “gieo trồng” lý tưởng sống tốt đẹp.
c. Sản phẩm học tập: Danh sách các “hạt giống lý tưởng” do học sinh đưa ra, thể hiện qua các hành động và giá trị sống tích cực.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chuẩn bị các “hạt giống lý tưởng” (những tấm giấy nhỏ) trên đó ghi các từ khóa như “trách nhiệm”, “chân thành”, “cống hiến”, “công bằng”, “hợp tác”.
- Giáo viên giải thích rằng mỗi học sinh sẽ nhận được một “hạt giống” và có nhiệm vụ “gieo trồng” nó bằng cách nghĩ ra một hành động thực tế hoặc tình huống mà từ khóa đó thể hiện. (Mỗi học sinh sẽ phải gieo ít nhất 2 hạt giống)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh nhận “hạt giống” từ giáo viên và suy nghĩ về cách phát triển từ khóa thành một hành động cụ thể. Ví dụ: nếu nhận được từ khóa “cống hiến”, học sinh có thể nghĩ đến hành động như “tham gia tình nguyện giúp đỡ người khó khăn”.
- Sau khi suy nghĩ, học sinh sẽ viết hành động đó vào “hạt giống” của mình.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV sẽ mời vài học sinh lần lượt trình bày hành động của mình trước lớp và chia sẻ tại sao lại chọn hành động đó.
- Giáo viên cùng cả lớp thảo luận về những hành động này và cách các hành động đó có thể trở thành thói quen tốt trong cuộc sống.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét về sự sáng tạo và ý nghĩa của các hành động mà học sinh đưa ra.
- Kết thúc bằng việc tổng kết và khuyến khích học sinh biến những hành động này thành thói quen hằng ngày, từ đó nuôi dưỡng lý tưởng sống tốt đẹp cho bản thân và xã hội.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: “Qua trò chơi ‘Gieo Hạt Lý Tưởng’, chúng ta đã thấy rằng mỗi hành động nhỏ đều có thể trở thành một phần của lý tưởng sống. Lý tưởng không phải là những điều quá xa vời, mà có thể bắt đầu từ những việc làm nhỏ hàng ngày nhưng mang lại giá trị lớn cho cộng đồng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về cách sống lý tưởng qua bài học - Bài 1. Sống có lí tưởng”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng đối với mỗi người.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu trong SGK tr.6 – 7:
+ Em hãy nêu mục đích sống của nhân vật trong các thông tin trên.
+ Em hãy đặt tên cho bức tranh của hoạ sĩ Phạm Cao Thái Bảo và viết lời bình.
+ Em hãy xác định điểm chung về mục đích sống của nhân vật trong các thông tin, hình ảnh và cho biết thế nào là sống có lí tưởng, ý nghĩa của sống có lí tưởng.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khai thác thông tin SGK tr.6-7 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ trong SGK tr.6 – 7: + Nhóm 1, 2: Em hãy nêu mục đích sống của nhân vật trong các thông tin. + Nhóm 3, 4: Em hãy đặt tên cho bức tranh của hoạ sĩ Phạm Cao Thái Bảo và viết lời bình. + Nhóm 5, 6: Em hãy xác định điểm chung về mục đích sống của nhân vật trong các thông tin, hình ảnh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin, quan sát hình ảnh trong SGK tr.6-7 và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. |
1. Tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng a. Khai thác thông tin SGK tr.6-7 * Nhóm 1, 2: Mục đích sống cao đẹp của các nhân vật: - Nhà văn Nikolai Ostrovsky trong thông tin 1: Hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất, đó là đấu tranh giải phóng loài người; - Liệt sĩ Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong thông tin 2: Hiến dâng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của đất nước. * Nhóm 3, 4: Xúc động trước sự hi sinh của ba chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, hoạ sĩ Phạm Cao Thái Bảo đã vẽ bức tranh về các anh và chia sẻ: “Hồi xưa mình thường hay định nghĩa một cách ước lệ rằng, thiên thần là những con người xinh đẹp, lộng lẫy, có đôi cánh để bay và nhiều phép thuật. Mãi sau này mới hiểu rằng, thiên thần cũng chỉ là những người bình thần như chúng ta nhưng họ dám sống một cuộc đời phi thường, sẵn sàng hi sinh chính mình để bảo vệ người khác,...”. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án GDCD 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án GDCD lớp 9 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)