Giáo án GDCD 9 Cánh diều (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Giáo dục công dân 9

Tài liệu Giáo án GDCD 9 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn GDCD 9 theo chương trình sách mới.

Giáo án GDCD 9 Cánh diều (năm 2024 mới nhất)

Xem thử Giáo án GDCD 9 CD Xem thử Giáo án điện tử GDCD 9 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án GDCD 9 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

Xem thử Giáo án GDCD 9 CD Xem thử Giáo án điện tử GDCD 9 CD

Giáo án GDCD 9 Bài 1: Sống có lí tưởng - Cánh diều

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.

- Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

- Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

- Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng sống.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp khi nêu khái niệm sống có lí tưởng và giải thích ý nghĩa của sống có lí tưởng.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận về ý nghĩa của sống có lí tưởng.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng:

- Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

- Phát triển bản thân: Xác định được lí tưởng sống của bản thân và lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo lí tưởng.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam và tích cực học tập, rèn luyện, sống theo lí tưởng đã xác định.

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

- Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên Việt Nam,...

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Giáo dục công dân 9.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Khuyến khích học sinh suy nghĩ nhanh và sáng tạo về những lý tưởng sống cao đẹp cho Tổ quốc.

- Tạo không khí sôi động, gắn kết giữa các thành viên trong lớp.

- Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và khả năng trình bày ý tưởng.

b. Nội dung: Học sinh tham gia trò chơi “xâu chuỗi” các lý tưởng sống bằng cách truyền đạt và ghép nối các từ khóa liên quan đến lý tưởng sống cho Tổ quốc. Mỗi nhóm sẽ cùng nhau hoàn thành hành trình kết nối này để thể hiện lý tưởng chung của mình.

Giáo án GDCD 9 Cánh diều Bài 1: Sống có lí tưởng (ảnh 1)

c. Sản phẩm học tập: Hệ thống từ khóa hoặc cụm từ liên kết với nhau tạo thành một chuỗi lý tưởng sống có ý nghĩa, thể hiện mục tiêu cống hiến cho Tổ quốc.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (5-6 học sinh mỗi nhóm) và chuẩn bị một số tờ giấy lớn cho mỗi nhóm.

- Giáo viên giải thích luật chơi: Mỗi nhóm sẽ có 3 phút để “xâu chuỗi” các từ hoặc cụm từ mà HS cho rằng đại diện cho lý tưởng sống cống hiến cho Tổ quốc. Các từ/cụm từ này phải được sắp xếp theo thứ tự logic, thể hiện được một hành trình lý tưởng từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trong 3 phút, các nhóm cùng nhau suy nghĩ và viết các từ/cụm từ lên giấy, nối chúng lại với nhau theo một trình tự nhất định.

Ví dụ: Từ khóa có thể bao gồm: “Trách nhiệm” → “Tri thức” → “Đổi mới” → “Phát triển” → “Cống hiến.”

- Mỗi nhóm phải thảo luận nhanh và tìm cách kết nối các từ/cụm từ sao cho hợp lý và thể hiện được tinh thần sống có lý tưởng vì Tổ quốc.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Sau khi hoàn thành, từng nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày và giải thích chuỗi lý tưởng của mình trong 1-2 phút.

- Các nhóm khác có thể nhận xét, góp ý hoặc đặt câu hỏi về cách xây dựng và ý nghĩa của chuỗi lý tưởng.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên đánh giá dựa trên sự sáng tạo, tính logic và ý nghĩa của chuỗi từ khóa mà các nhóm đã xây dựng.

- Giáo viên tổng kết bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của lý tưởng sống vì Tổ quốc và khuyến khích học sinh ứng dụng những giá trị này vào thực tế.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: “Trong hoạt động hôm nay, chúng ta đã cùng nhau xây dựng chuỗi lý tưởng sống qua trò chơi xâu chuỗi. Các bạn đã làm nổi bật những giá trị quan trọng như cống hiến, sáng tạo, và đoàn kết.Lý tưởng là mục tiêu cao nhất mà mỗi chúng ta hướng tới, giống như ánh sáng chỉ đường cho hành động của chúng ta. Sống có lý tưởng không chỉ mang lại sự tiến bộ cho bản thân mà còn giúp ích cho gia đình và đất nước.Để hiểu rõ hơn về lý tưởng và cách áp dụng chúng vào cuộc sống, chúng ta sẽ cùng khám phá bài học ngày hôm nay: Bài 1: Sống có lý tưởng.”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sống có lí tưởng và ý nghĩa của việc sống có lí tưởng

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm sống có lí tưởng và giải thích ý nghĩa của việc sống có lí tưởng đối với mỗi người.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và thực hiện yêu cầu trong SGK tr.7-8.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khai thác thông tin SGK tr.7-8

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ trong SGK tr.7-8:

+ Nhóm 1, 2: Em hiểu như thế nào về câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky? Theo em, câu nói đó có ý nghĩa như thế nào đối với Đặng Thuỳ Trâm và các thế hệ thanh niên thời đó?

+ Nhóm 3, 4: Em nhận xét gì về mục đích sống, hành động, việc làm của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong thông tin trên?

1. Tìm hiểu khái niệm sống có lí tưởng và ý nghĩa của việc sống có lí tưởng

a. Khai thác thông tin SGK tr.7-8

* Nhóm 1, 2:

- Câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky:

+ Thể hiện quan điểm về cuộc sống và mục tiêu sống, khuyến khích con người sống một cuộc đời ý nghĩa và đóng góp vào mục tiêu chung.

+ Tôn vinh tinh thần hi sinh và cam kết tận tụy với mục tiêu cao cả hơn của bản thân.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án GDCD 9 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án GDCD 9 CD Xem thử Giáo án điện tử GDCD 9 CD

Xem thêm giáo án 9 Cánh diều các môn học hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên