Giáo án HĐTN 7 Kết nối tri thức Bài 2: Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm

Giáo án HĐTN 7 Kết nối tri thức Bài 2: Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Giáo án HĐTN 7 Kết nối tri thức bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

NỘI DUNG 2: TỰ BẢO VỆ TRONG TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM.

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

- Xác định được một số tình huống nguy hiểm và biết tự bảo vệ trong các tình huống đó.

- Rèn kĩ năng tự bảo vệ, phẩm chất trách nhiệm

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a, Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b, Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c, Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d, Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đoán ý đồng đội”.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bục giảng biểu diễn các hành động minh hoạ cho từ khoá về tình huống nguy hiểm.

+ Các bạn khác quan sát và đoán tên tình huống nguy hiểm đó trong thời gian 15 giây.

Quảng cáo

Đội nào đoán được nhiều từ khoá hơn, đội đó sẽ chiến thắng.

GV kết luận: Trong cuộc sống, có rất nhiều tình huống nguy hiểm mà chúng ta có thể gặp phải. vì vậy, nhận diện được và biết cách tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm là một trong những kĩ năng sống rất quan trọng đối với mỗi người.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chia sẻ về những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống

a, Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được một số tình huống nguy hiểm có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày và chia sẻ được một số cách xử lí tình huống trong thức tế.

b, Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c, Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

d, Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS suy ngẫm, sau đó thảo luận, trao đổi với các bạn trong nhóm về những tình huống nguy hiểm mà mình hay người thân, người quen của mình gặp phải, hoặc mình biết đến qua việc đọc hay nghe kể lại theo các gợi ý sau:

+ theo em, tình huống như thế nào được gọi là nguy hiểm?

+ Em từng gặp hoặc từng biết đến những tình huống nguy hiểm nào?

Em hoặc người thân trong tình huống đó đã xử lí như thế nào để tự bảo vệ?

- GV yêu cầu HS: Nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận về những tình huống nguy hiểm và cách xử lí các tình huống đó.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Chia sẻ về những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống

- Tình huống được coi là nguy hiểm là tình uống có thể gây hại đến tính mạng con người. Trong cuộc sống có nhiều tình huống nguy hiểm có thể xảy ra như hoả hoạn, điện giật, đuối nước, bạo lực, xâm hại cơ thể, nghiện trò chơi điện tử,… Các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất kì lúc nào. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải nhận diện được các tình huống nguy hiểm và biết cách phòng tránh để tự bảo vệ.

Quảng cáo

Hoạt động 2: Xác định cách thức tự bảo vệ trong một số tình huống nguy hiểm

a, Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách bảo vệ bản thân trong một số tình huống nguy hiểm

b, Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c, Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

d, Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chọn 1 tình huống và thảo luận để đưa ra cách tự bảo vệ trong tình huống đó.

- GV hướng dẫn HS:

Nhóm 1: Xác định cách tự bảo vệ trong tình huống bị xâm hại tình dục.

+ Theo em, làm thế nào để phòng tránh xâm hại tình dục?

+ Khi rơi vào tình huống bị xâm hại tình dục thì cần ứng phó như thế nào?

+ Nếu đã tìm mọi cách ứng phó mà vẫn bị xâm hại tình dục thì cần làm gì sau khi sự việc xảy ra?

Nhóm 2: Xác định cách tự bảo vệ trong tình huống bị bạo lực học đường.

+ Theo em, làm thế nào để phòng tránh bị bạo lực học đường?

+Khi rơi vào tình huống bị bạo lực học đường thì cần ứng phó như thế nào?

+ Nếu đã bị bạo lực học đường thì cần làm gì sau khi sự việc xảy ra?

Nhóm 3: Xác định cách tự bảo vệ trong tình huống bị lôi kéo chơi trò chơi điện tử.

+ Theo em, làm thế nào để phòng tránh việc bị các bạn xấu lôi kéo chơi trò chơi điện tử ?

+ Khi đã tham gia chơi trò chơi điện tử cùng nhóm bạn xấu rồi thì cần làm thế nàođể thoát ra được?

Nhóm 4: Xác định cách tự bảo vệ trong tình huống bị bắt cóc.

+ Theo em, làm thế nào để phòng tránh việc bị bắt cóc?

+ Khi đã bị bắt cóc thì làm thế nào để thoát ra được?

- GV yêu cầu HS: Nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Xác định cách thức tự bảo vệ trong một số tình huống nguy hiểm

- Để tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm, điều đầu tiên và quan trọng nhất cần thực hiện là đề phòng từ xa, tránh việc lôi kéo hoặc rơi vào tình huống nguy hiểm( không cho ai chạm vào vùng kín trên cơ thể, không đi theo người lạ, không nhận bất cứ thứ gì từ người lạ, không mở của cho người lạ vào nhà khi chỉ có một mình ở nhà, …

- Khi rơi vào tình huống nguy hiểm, cần phải bình tĩnh tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhưngx nguời xung quanh hoặc gọi cứu trợ khẩn cấp. Tuỳ trường hợp, hãy gọi vào số:

111: Tổng đài bảo vệ trẻ em bị xâm hại, bạo lực…

112: Tổng đài cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp

113: an ninh trật tự

114: cứu hoả

115: cấp cứu y tế

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án HĐTN 7 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án HĐTN lớp 7 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án HĐTN 7 mới, chuẩn nhất được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên