Giáo án Hóa học 9 Bài 28: Các oxit của cacbon mới nhất

Giáo án Hóa học 9 Bài 28: Các oxit của cacbon mới nhất

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức: HS biết được

-CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao. Là oxit trung tính có tính khử mạnh .

-CO2 là oxit axit tương ứng với axit cacbonic

2) Kĩ năng:

-Biết quan sát THÍ NGHIỆM và hình ảnh thí nghệm để rút ra tính chất hoá học của CO, CO2

-Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết pthh

-Nhận biết CO2, một số muối cacbonat cụ thể .

-Tính thành phần phần trăm thể tích khí CO và CO2 trong hỗn hợp

3) Thái độ:

- Ham mê hóa học và khoa học, tích cực học tập và giải quyết vấn đề

4) Phát triển năng lực

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực quan sát và giải thích thí nghiệm

- Năng lực giao tiếp và làm việc cá nhân, làm việc nhóm

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

-THÍ NGHIỆM điều chế khí CO2 trong phòng THÍ NGHIỆM bằng bình kíp cải tiến :1 bình kíp cải tiến,1 bình đựng dd NaHCO3 để rửa khí,

1 lọ có nút để thu khí .

-THÍ NGHIỆM CO2 phản ứng với nước : ống nghiệm đựng H2O và giấy quỳ tím

III. Tiến trình lên lớp:

1) ổn định tổ chức:

2) Kiểm tra bài cũ:

a. Dạng thù hình của nguyên tố là gì?cho 2 ví dụ

b. Viết PTHH của C với các oxit sau :CuO, PbO, CO2, FeO. Hãy cho biết loại phản ứng , vai trò của C trong các phản ứng đó trong sản xuất

3) Các hoạt động dạy và học:

-Vào bài:GV viết CTHH CO và CO2. Hai oxit này thuộc loại nào? Chúng có những tính chất và ứng dụng gì ? để trả lời chúng ta sẽ nghiên cứu về tính chất và ứng dụng của các oxit này

Hoạt động 1:I/CACBON OXIT (CO = 28):

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV hướng dẫn HS nghiên cứu sgk về tính chất vật lí của CO

-GV nêu câu hỏi để HS nhớ lại một số phản ứng của CO trong lò cao và cho biết vai trò của CO

-GV cho HS quan sát hình vẽ (H 311) và mô tả THÍ NGHIỆM để chứng tỏ tính chất của cacbon oxit

-GV yêu cầu HS dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học cho biết ứng dụng của CO

-GV bổ sung và kết luận

-HS tự đọc sgk và trả lời câu hỏi (tính chất vật lí của CO)

-HS trả lời : Viết các PTHH (các oxit sắt +CO) và cho biết vai trò của CO

-HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi (nêu được hiện tượng tại sao có chất rắn màu đỏ xuất hiện)

-HS trả lời câu hỏi(làm nhiên liệu, chất khử...)

1/Tính chất vật lí:

CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí, rất độc.

2/Tính chất hóa học:

a. CO là oxit trung tính :ở nhiệt độ thường CO không phản ứng với nước, kiềm và axit.

b. CO là chất khử:ở nhiệt độ cao CO khử được nhiều oxit kim loại

CuO(r)+CO(k) → CO2(k)+Cu(r)

(đen)             (đỏ)

3/ứng dụng: Làm nhiên liệu, chất khử, nguyên liệu trong công nghiệp hóa học

Hoạt động 2: CACBON ĐIOXIT: CO2 = 44

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV yêu cầu nêu tính chất vật lí của CO2 . Ngoài ra GV cho HS quan sát một số THÍ NGHIỆM như hình 3.12 để bổ sung thêm tính chất vật lí

-GV làm THÍ NGHIỆM cho quỳ tím vào ống nghiệm đựng nước rồi sục khí CO2 vào (h3.13)đun nóng dd và yêu cầu HS quan sát THÍ NGHIỆM, rút ra nhận xét

-GV yêu cầu HS viết PTHH của CO2 với NaOH

-GV thông báo sản phẩm tạo thành phụ thuộc vào tỉ lệ số mol

-GV yêu cầu HS viết PTHH của CaO với CO2 và kết luận

-GV yêu cầu HS đọc sgk để nêu ứng dụng của CO2 (chú ý đến phần liên hệ thực tế)

-HS dựa vào sự hiểu biết về CO2 để trả lời và quan sát hình 3.12

-HS quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét, giải thích (quỳ tím đỏ nhạt ,khi đun nóng chuyển sang màu tím)→H2CO3 là mộtaxityếu

-HS viết PTHH (sản phẩm có thể là Na2CO3 hoặc NaHCO3 hay cả 2 muối

-HS viết PTHH và kết luận CO2 là một oxit axit

-HS đọc sgk và trả lời câu hỏi

1/Tính chất vật lí:

CO2 là chất khí không màu , không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy, CO2 bị nén và làm lạnh thì hoá rắn .

2/Tính chất hoá học:

a.Tác dụng với nước:

CO2(k) + H2O(l) → H2CO3(dd)

<-

b. Tác dụng với dd bazơ:

CO2 + 2NaOH→ Na2CO3+H2O

1 mol       2 mol

CO2 + NaOH → NaHCO3(dd)

1 mol       1 mol

2CO2+3NaOH→NaHCO3+Na2CO3

2 mol       3 mol

Kết luận: CO2 có những tính chất của oxit axit

3/ứng dụng:

CO2 chửa cháy, bảo quản thực phẩm, sản xuất nước giải khát có gaz, sản xuất xôđa, phân đạm urê

4) Tổng kết và bài tập vận dụng:

-GV yêu cầu HS hệ thống lại tính chất quan trọng của khí CO và CO2 , để thấy rõ sự sự giống nhau và khác nhau về thành phần tính chất và ứng dụng

-Nếu có điều kiện GV lập bảng so sánh để HS thấy rõ được tính chất khác biệt giữa 2 axit này

-GV hướng dẫn HS giải BT sgk.

BT3: Dẫn CO, CO2 qua Ca(OH)2 , CuO.

BT4: Do Ca(OH)2 tác dụng với khí CO2 trong không khí → CaCO3

BT5: Dẫn CO, CO2, → Ca(OH)2 thu được CO

2CO + O2 → 2CO2VCO = 2 x 2 = 4l , VCO2 = 16 – 4 = 12 L

5) Dặn dò: Về nhà học bài cũ , nghiên cứu bài mới “ H2CO3 và muối cacbonic

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Hóa học lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn theo chuẩn Giáo án môn Hóa học 9 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên