Giáo án Hóa học 9 Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ mới nhất
Giáo án Hóa học 9 Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ mới nhất
I. Mục tiêu:
1) Kiến thức: Biết được
-Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, CTCT hợp chất hữu cơ và ý nghĩa của nó. (KTTT)
2) Kĩ năng:
-Quan sát mô hình cấu tạo phân tử, rút ra được đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
-Viết được một số CTCT mạch hở, mạch vòng, của 1 sô chất hữu cơ đơn giản (< 4C) khi biết CTPT
3) Thái độ:
- Ham mê hóa học và khoa học, tích cực học tập và giải quyết vấn đề
4) Phát triển năng lực
- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực giao tiếp và làm việc cá nhân, làm việc nhóm
II. Chuẩn bị:
-Dụng cụ: Tranh vẽ CTCT phân tử rượu etylic, đimeylete
-Bộ d/ cụ lắp mô hình pt gồm có các quả cầu C, H, O. Các thanh nối tượng trưng cho các hoá trị
III. Tiến trình lên lớp:
1) ổn định:
2) Bài cũ: GV yêu cầu HS giải BT 1,2,6.
3) Bài mới:
* Giới thiệu bài: Các em đã biết hợp chất hữu cơ là những hợp chất của C vậy hoá trị và liên kết giữa câc nguyên tử trong phân tử các HCHC như thế nào? CTCT của các HCHC cho biết điều gì? Hôm nay các em sẽ được nghiên cứu
* Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: I/ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV yêu cầu HS tính hoá trị của C,H,O trong các hợp chất CO2, H2O, -GV thông báo các nguyên tố trên trong HCHC cũng có hoá trị như vậy -GV dùng que nhựa để biểu diễn đơn vị hoá trị và hướng dẫn các nhóm lắp ghép mô hình CH4, CH4O. -GV yêu cầu HS nhận xét đúng sai và chỉ ra điểm sai là gì? -GV yêu cầu HS nhận xét có bao nhiêu có bao nhiêu cách lắp ghép khác nhau → trật tự sắp xếp -GV yêu cầu HS nhắc lại hoá trị của các nguyên tố trong HCHC -GV cho HS biểu diễn liên kết các nguyên tử trong phân tử CH3Cl, CH3Br. -GV bổ sung và kết luận -GV yêu cầu HS tính hoá trị của C trong C2H6, C3H8 -GV nêu tình huống → C(IV)→hướng dẫn HS biểu diễn liên kết trong phân tử C2H6 -GV yêu cầu HS nhận xét mô hình đúng sai và chỉ ra hoá trị →nhận xét về liên kết của C -GV yêu cầu HS biểu diễn các liên kết trong phân tử C4H10 -GV nhận xét và hỏi mạch C chia làm mấy loại -GV nhận xét và kết luận |
-HS trả lời:C(IV), H(I), O(II). -HS thảo luận nhóm và lắp ghép mô hình -HS nhận xét -HS trả lời(chỉ có 1 cách lắp ghép, nguyên tử được sắp xếp theo 1 trật tự ) -HS trả lời -HS trả lời -HS có thể trả lời:III, 8/3, IV. -HS thảo luận nhóm lắp ghép phân tử C2H6 -HS nhận xét và chỉ ra hoá trị của các Nguyên tử (C - C) → mạch C -HS có thể chỉ ra phân tử 1 hoặc 2 hay 3(sgk) -HS trả lời |
1.Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử : -Trong HCHC cacbon luôn có hoá trị (IV), H(I), O(II). -Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị của chúng -Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối giữa 2 nguyên tử VD:sgk trang 109 2.Mạch cacbon: -Những nguyên tử C trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch C -Có 3 loại mạch C: Mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng. -VD: sgk trang 110 |
Hoạt động 2: Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử :
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV yêu cầu HS biểu diễn liên kết trong phân tử C2H6O -GV đề nghị HS nhận xét sự khác nhau về liên kết -GV nhấn mạnh đây là nguyên nhân làm rượu etylic có tính chất khác với đimetylete , từ đó GV yêu cầu HS đi đến kết luận |
-HS trả lời HS nhận xét (C – C), (C – O – C) -HS kết luận |
3.Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử : -Mỗi HCHC có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử |
Hoạt động 3: CÔNG THỨC CẤU TẠO
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV sử dụng tất cả các công thức đã biểu diễn ở trên → CTCT và hỏi vậy CTCT là gì? -GV hướng dẫn HS viết CTCT C2H6O. và yêu cầu gọi tên chất -GV chỉ ra CTCT của rượu etylic và rút ra nhận xét |
-HS trả lời -HS có thể gọi không được |
-Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là CTCT
-CTCT cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử |
4) Tổng kết và vận dụng :
-GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ , em có biết
-GV yêu cầu HS giải BT sgk dưới sự hướng dẫn của GV
1.a sai vì C(V), O(I) , b sai vì C(II), Cl(II), c sai vì C(V) , H(II)
2.Viết CTCT CH3Br
5) Dặn dò: học bài cũ, làm các bài tập còn lại, nghiên cứu bài CH4
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 9 Bài 36: Metan
- Giáo án Hóa học 9 Bài 37: Etilen
- Giáo án Hóa học 9 Bài 38: Axetilen
- Giáo án Hóa học 9 Bài 39: Benzen
- Giáo án Hóa học 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Hóa học lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn theo chuẩn Giáo án môn Hóa học 9 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)