Giáo án Hóa học 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên mới nhất

Giáo án Hóa học 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên mới nhất

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức: HS biết được

-Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.

-Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp.

2) Kĩ năng:

-Đọc trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng

-Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.

3) Thái độ:

- Ham mê hóa học và khoa học, tích cực học tập và giải quyết vấn đề

4) Phát triển năng lực

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực giao tiếp và làm việc cá nhân, làm việc nhóm

II. Chuẩn bị:

-Mẫu dầu mỏ, tranh vẽ sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của các sản phẩm thu được từ chế biến dầu mỏ

III. Tiến trình lên lớp :

1) ổn định :

2) Bài cũ:

a. Nêu tính chất vật lí, viết CTCT và ứng dụng của benzen

b. Nêu tính chất hoá học của benzen và viết PTHH minh hoạ

3) Bài mới:

*Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết không có một ngành nào, một lĩnh vực nào từ công việc gần gũi nhất như nấu ăn hằng ngày bằng bếp ga đến các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, tàu hoả, máy bay, các nhà sản xuất trong nông nghiệp, công nghiệp, … không sử dụng các sản phẩm của dầu mỏ, khí thiên nhiên . Vậy khí thiên nhiên và dầu mỏ có tính chất vật lí, thành phần trạng thái tự nhiên và ứng dụng như thế nào ? Bài học hôn nay sẽ trả lời

*Các hoạt động dạy và học :

Hoạt động 1: I/Dầu mỏ:

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV cho các nhóm HS cử đại diện lên giới thiệu các mẫu vật của dầu mỏ và nêu tính chất vật lí của chúng (nếu có)

-GV đề nghị HS rót 1 ít dầu mỏ vào cốc nước và nhận xét về tính tan và tỉ khối

-GV bổ sung và kết luận

chú ý nếu không có mẫu dầu mỏ thì GV cho HS nghiên cứu sgk

-GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi:Dầu mỏ có ở đâu ? cấu tạo của dầu mỏ ? cách khai thác dầu mỏ (GV hướng dẫn hs xem tranh vẽ )

-GV bổ sung và kết luận

-GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, xem tranh vẽ phóng to sơ đồ H4.16 sgk và trả lời các câu hỏi sau ;

Tại sao phải chế biến dầu mỏ?

So sánh nhiệt độ sôi của 1 số sản phẩm thu được khi chỨng cất dầu mỏ sản phẩm :xăng, dầu hoả, dầu điozen, dầu mazút, nhựa đường.

Từ nhiệt độ sôi của các sản phẩm ở trên cho biết người ta chế biến dầu mỏ như thế nào ?

Những sản phẩm chính thu được khi chế biến dầu mỏ

(các câu hỏi này ghi ở bảng phụ)

-GV bổ sung va nhấn mạnh tầm quan trọng của pp crắckinh và giải thích tại sao phải sử dụng pp crắckinh và pp crắckinh là gì?

-Đại diện nhóm trả lời (chất lỏng sánh mầu đen )

-HS làm theo yêu cầu của GV và nhận xét

-HS đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi

-HS đọc thông tin sgk và xem tranh vẽ H4.16 và trả lời các câu hỏi (thảo luận nhóm)

-Đại diện nhóm trả lời(mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi)

-Đại diện nhóm khác bổ sung

-HS chú ý lắng nghe

1/Tính chất vật lí:

-Dầu mỏ là chất lỏng sánh màu nâu đen không tan trong nước và hơn nước

2/Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ:

-Dầu mỏ ở sâu trong lòng đất

-Mỏ dầu gồm 3 lớp :lớp khí ở trên lớp dầu lỏng và lớp nước mặn

3/Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ

-Khí đốt, xăng, dầu thắp, điezen, dầu mazút, nhựa đường.

Hoạt động2:II/Khí thiên nhiên:

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV đặt vấn đề khí thiên nhiên cũng là một nguồn Hidrocacbon quan trọng. Em hãy cho biết khí thiên nhiên thường có ở đâu, thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là gì? Và ứng dụng của chúng

-GV nhận xét

-GV thông báo cách khai thác khí thiên nhiên

-GV yêu cầu HS quan sát h4.18 và cho biết hàm lượng CH4 có trong khí thiên nhiên và dầu mỏ

-GV bổ sung và kết luận

-HS trả lời (dựa vào thông tin sgk )

-HS chú ý lắng nghe

-HS quan sát h4.18 và trả lời câu hỏi( CH4 thí nghiệm > CH4 mỏ dầu)

-Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất, thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là mêtan

Hoạt động3 III/ DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau: các em đã biết gì về dầu mỏ và khí thiên nhiên ở VN (vị trí, sản lượng ,tình hình khai thác ..)

-GV bổ sung và kết luận (GV nên kết hợp với bản đồ VN giới thiệu công nghiệp dầu khí)

-HS trả lời theo sự hiểu biết của mình (khai thác ở Vũng Tàu)

-HS quan sát bản đồ để nêu được vị trí

-Dầu mỏ và khí thiên nhiên của nước ta tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía nam.

-Trữ lượng dự đoán vào khoảng 3→ 4 tỉ tấn

-Hàm lượng các hợp chất chứa S thấp 0,5% tuy nhiên chứa nhiều parafin

-Tình hình khai thác (xem sgk)

4. Tổng kết bài học và bài tập vận dụng:

-GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ

-GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải bài tập 1,2,3 sgk

1,c,e. 2. a.xăng, dầu hoả…, b. crắckinh ; c. CH4 ; d. thành phần . ; 3. b, c

5. Dặn dò: -Học bài cũ, làm các bài tập còn lại, nghiên cứu bài nhiên liệu

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Hóa học lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn theo chuẩn Giáo án môn Hóa học 9 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên